Vận chuyển heo giết mổ đảm bảo ATTP - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Vận chuyển heo giết mổ đảm bảo ATTP

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vận chuyển heo giết mổ cần được thực thi nhiệm vụ vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) lên hàng đầu, để phục vụ người tiêu dùng, đồng thời phải đảm bảo quyền của động vật. Đó là một trong những thách thức không nhỏ đối với các nhà vận chuyển thú sống, quản lý cơ sở giết mổ (CSGM), sự giám sát của cơ quan thú y lẫn nhà hoạch định chính sách.

     

    Thú y chưa ban hành quy định cụ thể

     

    Điều 70 của Luật thú y năm 2015 yêu cầu phương tiện vận chuyển (PTVC) động vật phải an toàn kỹ thuật để bảo vệ động vật, bảo đảm không thoát nước thải và chất thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển; dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc. Đó là các yêu cầu khá cơ bản về quyền động vật và vệ sinh an toàn cho môi trường. Từ trước đến nay, CQTY Việt Nam chưa ban hành những quy định cụ thể về kiểu thiết kế và các yêu cầu vận hành PTVC chuyên biệt cho thú sống. Ở vài tỉnh thành, một số CSGM đã thiết kế kiểu xe vận chuyển heo khá thích hợp như VISSAN TP Hồ Chí Minh (HCM) từ 1980 (Hình 1).

     

    Kỹ thuật vận chuyển an toàn nhằm mục tiêu bảo vệ động vật trong quá trình vận chuyển. Yêu cầu ở đây là xe phải đảm bảo độ thông thoáng nhất định, sàn xe không được trơn láng, giữa cabin và thùng xe phải có cửa nhỏ để thông gió và giúp tài xế/phụ xe dễ quan sát đàn thú. Điều này được thể hiện qua thiết kế là xe phải có trần để che nắng, chắn mưa; hai bên hông xe có các khe hỡ đủ rộng để thỏa mãn độ thông thoáng. Sàn xe và hông xe không gây trầy xước da và chân thú. Sàn xe đủ nhám giúp bốn chân bám chặt vào sàn. Sàn trơn trợt sẽ gây bẹt đùi, thú dễ bị stress, mất sức. Chiều dài thùng xe khoảng 4,1m, chiều rộng khoảng 2,8m. Xe thường được thiết kế không ít hơn một tầng.

     

    Việc lùa heo lên và xuống xe phải có cầu thang di động hoặc đường dẫn để tránh gánh nặng cho người lao động và an toàn cho thú. Hầu hết các trại chăn nuôi heo thịt quy mô lớn đều làm cầu thang dẫn để lùa heo lên xe vận chuyển. Trong khi đó, trại quy mô nhỏ thường không sẵn sàng. Tương tự, để tiếp nhận đàn thú, các CSGM công nghiệp trang bị thang nâng để ráp nối với thùng xe tại mỗi tầng; hoặc thiết kế sàn chuồng tiếp nhận sao cho sàn chuồng và sàn của thùng xe là mặt phẳng nằm ngang, và tầng trên được kết nối với sàn chuồng bằng một cầu thang gỗ nghiêng không trơn trượt và quá dốc, chỗ tiếp hợp giữa sàn và cầu thang không quá 6 cm.

     

    Trách nhiệm nghề nghiệp trong điều khiển PTVC gia súc là bổn phận và lương tâm chức nghiệp của tài xế. Họ phải đảm bảo rằng quá trình vận chuyển luôn tốt đẹp, tránh khởi hành đột ngột, không bao giờ trì hoãn chuyến đi, không chạy nhanh thắng gấp. Cần chọn hành trình sao cho heo ít trải qua thời gian chiếu nắng nhất. Ngoài ra, mật độ heo phải thích hợp, ít gây hao hụt khối lượng, tỷ lệ chết ít nhất hoặc không xảy ra.

    Vận chuyển heo giết mổ đảm bảo ATTPKiểu xe vận chuyển heo an toàn

     

    Stress là thách thức lớn

     

    Stress là thách thức lớn đối với vận chuyển và phẩm chất thịt heo. Các yếu tố stress bao gồm nhập đàn, lùa heo lên và xuống xe, thời gian ngưng ăn trước khi vận chuyển, mật độ heo, thời gian hành trình, ẩm độ và nhiệt độ thời tiết. Đó là các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp đến tỷ lệ hao hụt khối lượng, tỷ lệ chết trong vận chuyển cũng như phẩm chất thịt sau GM. Do đó nhà xe và nhà giết mổ phải thật sự quan tâm giảm stress cho heo để bảo vệ lợi ích người chăn nuôi và giới tiêu dùng.

     

    Augustin và Fischer (1981) nhận định rằng sau 40 phút vận chuyển các yếu tố stress bắt đầu tác dụng và rõ rệt lúc 60 – 90 phút. Nhịp tim có xu hướng tăng ở 290C, ẩm độ 90% cũng tăng nhịp tim so với ẩm độ 60%, và nhiệt độ tại trực tràng tăng lên khoảng 0,50C. Họ đề nghị mật độ khoảng 0,70m2/heo 100kg có tác dụng giúp heo duy trì khả năng điều hòa thân nhiệt. Tuy nhiên, mật độ vận chuyển heo trên thương trường do thương lái và nhà vận chuyển quyết định vì điều kiện kinh tế. Tarrant (1989) khuyến cáo mật độ tối đa nên 0,30 m2/heo 100kg. Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mật độ vận chuyển heo lai giống ngoại tại các tỉnh về CSGM VISSAN (TP HCM) khoảng 0,26 – 0,35 m2/heo 100kg, tỷ lệ hao hụt khối lượng từ 2,7 đến 3,8% (từ tháng 2 đến tháng 5/1994). Trong khi đó hao hụt khối lượng từ Đồng Nai về TP HCM khoảng 1%. Cự ly vận chuyển càng xa càng gây hao hụt khối lượng sống (Nguyễn Ngọc Tuân, 1996; 2002).

     

    Ảnh hưởng của mật độ lên phẩm chất thịt liên quan giống heo và nhiệt độ xe vận chuyển. Nguyễn Ngọc Tuân (1996) ghi nhận tỷ lệ quày thịt PSE tăng theo mật độ heo và đề nghị mật độ thích hợp là 0,60 m2/heo 100kg trong điều kiện nóng ẩm tại miền Nam Việt Nam. Hơn nữa tỷ lệ quày thịt PSE tăng trong mùa nắng nóng. Vì vậy, Tarrant (1989) khuyến cáo mật độ tối đa nên 0,30 m2/heo 100kg, diện tích mỗi heo tăng 10% khi nhiệt độ thời tiết cao hơn 200C hoặc tăng 20% khi nhiệt độ cao hơn 250C.

     

    Chúng tôi nhận thấy rằng heo ăn no ngay trước khi vận chuyển là một yếu tố stress và nó làm cho tác động của những stress vận chuyển khác trở nên trầm trọng hơn. Vì thế tỷ lệ thân thịt PSE của heo ngưng ăn 1 giờ lớn hơn thú ngưng ăn 15 giờ trước khi vận chuyển 20km với mật độ 0,70 m2/heo 100kg. Tarrant (1989) đã tổng quan các dữ liệu về thời gian ngưng ăn trước khi vận chuyển và phẩm chất thịt. Tác giả đã khuyến cáo rằng ngưng ăn 12 – 18 giờ là thích hợp để giảm tỷ lệ chết trong quá trình vận chuyển và tránh vấy nhiễm cho thân thịt từ chứa vật đường tiêu hóa khi tách phủ tạng. Vậy không nên vận chuyển heo khi bao tử đầy chứa vật (thức ăn hoặc nước) và cho heo nghỉ ngơi tối thiểu 2 giờ trước khi giết mổ để giảm lượng axit lactic trong bắp cơ.

     

    Bơm thức ăn và nước vào dạ dày heo: Hành động phi đạo đức

     

    Bơm thức ăn vào dạ dày-ruột heo trước khi giết mổ hoặc bơm nhiều nước ngay trước khi đến CSGM là hành động gian dối trong thương mại (để tăng khối lượng cơ thể). Đây là hành động phi đạo đức trong việc cung cấp thịt cho con người. Bởi vì đường tiêu hóa đầy chứa vật (thức ăn hoặc cấp nhiều nước) làm thú khó chịu do tăng áp lực xoang bụng lên hoành cách mô và xoang ngực gây khó thở. Heo có thể chết trong quá trình vận chuyển. Hành động bơm nước (Hình 2a, 2b) là hành vi đối xử thô bạo với thú cho thịt. Ngoài ra, nếu nước bơm vào cơ thể là nước không sạch (ô nhiễm) thì càng trở nên nguy hiểm cho người tiêu dùng thịt. Các hành vi này phải được toàn xã hội lên án và được trừng trị thích đáng theo pháp luật.

     

    Trong vận chuyển thú làm giống người ta cho phép sử dụng thuốc an thần (transquillizer) hoặc thuốc ngủ nhẹ nhằm giảm stress, giảm lo lắng và phòng ngừa sốt kiệt phát (malignant hyperthermia) cho heo nhạy cảm stress (mang gen halothan). Sử dụng thuốc an thần quá liều sẽ ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của heo trong môi trường sống, do gây rối loạn cơ chế điều hòa thân nhiệt.

     

    Tuy nhiên, việc sử dụng này không có nghĩa được phép áp dụng cho thú giết thịt vì gây tồn dư, người tiêu dùng không tán thành. Trong thời gian qua, một số thương lái heo ở phía Nam sử dụng Combistress (hoạt chất phenothiazine) hoặc Prozil (hoạt chất acepromazine không được dùng cho nhân y), chỉ dùng cho thú y như một chất tiền mê, thời gian bán rã 72 giờ (3 ngày). Họ gây mê cho heo/bò để dễ bơm nước vào cơ thể hoặc dễ vận chuyển heo nái giết mổ thịt (trọng lượng lớn, dễ bị stress trong vận chuyển). Việc áp dụng này không được luật pháp cho phép vì sai mục đích sử dụng, gây tồn dư và hại cho người tiêu thụ. Thịt của gia súc này được tiêu hủy theo điểm a, Khoản 5, Phụ lục VI ban hành kèm TT/09/2016/TT-BNN PTNT.

     

    Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển, sự bài thải Salmonella spp qua phân tăng lên. Hậu quả là tăng tỷ lệ mang trùng Salmonella trong đàn sau khi vận chuyển từ trại/hộ dân đến CSGM. Đây là nguồn gốc của mối nguy quan trọng gây vấy nhiễm cho dây chuyền GM và thân thịt. Võ Thị Trà An & cs (2006) báo cáo tỷ lệ mang trùng Salmonella trong phân heo thịt tại trại CN vùng Đông Nam bộ (14,3%) thấp hơn hộ dân (44,4%); tỷ lệ này ở đàn hộ dân tăng lên 48% sau khi vận chuyển đến CSGM ở TPHCM. Tương tự, tỷ lệ này trong phân heo nuôi ở hộ dân vùng ĐBSCL là 48,2% và tăng lên 61,2% sau khi vận chuyển đến CSGM TP. HCM (Nguyễn Ngọc Tuân & cs, 2006).

     

    Chính vì vậy, CSGM cần quan tâm hơn trong việc bốc dỡ heo lên và xuống xe, mật độ chuyên chở và thời gian ngưng ăn trước khi vận chuyển nhằm giảm stress cho heo. Không vận chuyển heo khi chúng đầy thức ăn hoặc nước trong dạ dày.

     

    Nguyễn Ngọc Tuân

    Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

    Việt Nam là một trong 10 quốc gia nuôi nhiều heo trên thế giới. Thịt heo được người Việt Nam sử dụng nhiều nhất trong bữa ăn, chiếm khoảng 70 % chủng loại thịt. Vì thế, chăn nuôi heo thịt phân bố khắp nơi trong nước. Thông thường vùng chăn nuôi heo thịt phát triển cách xa các tỉnh thành, thị trấn đông dân trên 60 km. Các vùng trung du miền núi, vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh và xa trục lộ giao thông, chăn nuôi heo quy mô nhỏ chiếm ưu thế. Cho nên việc vận chuyển heo sao cho tốt nhất là một thách thức không nhỏ đối với nhà vận chuyển thú sống.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.