Nhóm tác giả Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Ngô Minh Sương (Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp & SHUD, Trường Đại học Cần Thơ) và Lưu Hữu Mãnh (Bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp & SHUD, Đại học Cần Thơ) thực hiện nghiên cứu xác định các thành phần protein và hydrat-cacbon theo hệ thống protein và hydrat-cacbon thuần của Cornell trên một số giống cỏ họ Hòa thảo trồng cho gia súc nhai lại ở đồng bằng sông Cửu Long để ước tính chất hữu cơ và protein tiêu hóa.
Hệ thống hydrat–cacbon và protein thuần của Cornell (CNCPS) là hệ thống đánh giá thức ăn chăn nuôi được phát triển dựa vào kiến thức về thành phần hóa học của thức ăn, mức tiêu hóa và trao đổi để ước tính và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, sử dụng thức ăn và sự tăng trưởng của vật nuôi.
Hình minh họa
Nghiên cứu này được thực hiện trên 5 giống cỏ họ Hòa thảo là cỏ sả (Panicum maximum), cỏ voi (Pennisetum purpureum), cỏ lông tây (Brachiaria mutica), cỏ ruzi (Brachiaria ruziziensis) và cỏ paspalum (Paspalum atratum), cây trồng không áp dụng phân bón hóa học. Áp dụng hệ thống hydrat-cacbon và protein thuần của Cornell, protein được phân chia ra làm 5 thành phần là A, B1, B2, B3 và C và hydrat-cacbon làm 4 thành phần là A, B1, B2 và C. Tỷ lệ tiêu hóa của chất hữu cơ (IVOMD) và protein (IVCPD) được xác định bằng phương pháp in vitro.
Kết quả cho thấy, hàm lượng hydrat-cacbon tổng số của các giống cỏ trung bình là 74,84%, trong đó thành phần A, B1, B2 và C lần lượt là 17,63%, 8,42%, 61,61% và 12,35% tổng số hydrat-cacbon. Hàm lượng protein của cỏ trung bình là 9,4%, trong đó thành phần A, B1, B2, B3 và C lần lượt là 3,12%, 0,35%, 4,23%, 1,82% và 0,48% protein thô. Các thành phần protein và hydrat-cacbon có thể được áp dụng để ước tính chất hữu cơ tiêu hóa và protein tiêu hóa. Để xác định tốc độ phân giải của các thành phần protein cần nhiều nghiên cứu được thực hiện trên gia súc nhai lại.
MN (tổng hợp từ Tạp chí NN&PTNT)
Nguồn: Mạng Thông tin KH&CN TPHCM
- chăn nuôi bò sữa li> ul>
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
Tin mới nhất
T3,07/01/2025
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất