[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ấn Độ thị trường đầy tiềm năng tiêu thụ đa dạng các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến của Việt Nam và ngược lại một số mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến của Ấn Độ cũng rất được ưa chuộng tại Việt Nam…
Phát biểu tại hội nghị “Gặp gỡ Doanh nghiệp Ấn Độ – Việt Nam về Nông nghiệp” vừa diễn ra tại Hà Nội tuần qua, ngài Sandeep Arya – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam đánh giá cao những cơ hội mới trong quan hệ kinh tế, thương mại và kinh doanh song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh của hai quốc gia. Hiện các mặt hàng nông sản chiếm 35% tổng kim ngạch thương mại song phương.
Phía Ấn Độ chủ yếu đang xuất khẩu thịt bò, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, ngũ cốc, hạt có dầu, thực phẩm, rau và hải sản và đang còn nhiều việc phải làm để khai thác tiềm năng rộng lớn của thị trường Việt Nam. Ngài đại sứ cũng cho biết thêm, Chính phủ hai nước đang thảo luận để đưa ra các biện pháp khuyến khích thương mại song phương mạnh hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp.
Cũng tại hội nghị này, ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho biết một số thông tin về kinh tế Việt Nam và quan hệ thương mại giữa hai nước. Theo ông Nghĩa, cả Ấn Độ và Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Nhiều mặt hàng nông sản của Ấn Độ như thủy sản, gạo tấm, ớt, gia vị, rau củ đã có thị trường tốt tại Việt Nam.
Trước đó, ông Phạm Minh Chính Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đề nghị Ấn Độ mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là nông sản; hoan nghênh doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư trong lĩnh vực như công nghệ thông tin, dược phẩm, giáo dục đào tạo, nông nghiệp, năng lượng; tăng cường hợp tác du lịch, vận tải hàng không….
Hội nghị “Gặp gỡ Doanh nghiệp Ấn Độ – Việt Nam về Nông nghiệp” do Bộ Công Thương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh Xúc tiến đầu tư Quốc tế Invest Global, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Ngoại thương Việt Nam đã phối hợp cùng Đại sứ quán Ấn Độ, Liên đoàn các Tổ chức Xuất khẩu Ấn Độ (FIEO) tổ chức. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động thăm và làm việc của đoàn doanh nghiệp Ấn Độ do FIEO dẫn đầu đến Việt Nam. Tham gia buổi gặp mặt còn có 150 doanh nghiệp và đại lý của Việt Nam.
Ấn Độ và Việt Nam đều nằm trong số các quốc gia dẫn đầu về nông nghiệp và thực phẩm. Năm 2022, xuất khẩu nông sản của Ấn Độ đạt 50,21 tỷ USD với mức tăng trưởng khoảng 19,92% trong khi đó xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 53,22 tỷ USD nhưng chỉ tăng 9,3% so với năm 2021.
Với dân số hơn 1,4 tỷ người, Ấn Độ là thị trường lớn, đầy tiềm năng tiêu thụ đa dạng các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến của Việt Nam như trái cây, cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều, quế, hồi, thảo quả, cao su, bánh kẹo, cá tra, cá basa, các sản phẩm từ ngũ cốc… Ngược lại, một số mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến của Ấn Độ có khả năng phát triển tại thị trường Việt Nam như thủy sản, gạo tấm, ớt và một số loại gia vị, rau quả.
Nhìn chung, hai quốc gia tuy có những nét tương đồng trong sản xuất nông sản và có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực này nhưng thực tế sản lượng và kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng này giữa Việt Nam và Ấn Độ vẫn hết sức khiêm tốn. Năm 2021, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Ấn Độ đạt trị giá 481 triệu USD, chiếm hơn 1% tổng giá trị nhập khẩu của Ấn Độ.
TÚ ANH
- ấn độ li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất