[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hiện nay, ở Việt Nam, mức độ an toàn sinh học trong ngành chăn nuôi lợn và gia cầm đã được tăng cường mạnh mẽ trong các hệ thống chăn nuôi thâm canh. Tuy nhiên, tại nhiều trang trại chăn nuôi gia súc lớn ở nước ta, các biện pháp an toàn sinh học vẫn chưa được quan tâm chú trọng và phải đối mặt với nhiều thách thức. Việc cải thiện an toàn sinh học trong chăn nuôi gia súc lớn cần có sự phối hợp hành động của các cơ quan quản lý nhà nước, các Hội, Hiệp hội chăn nuôi, các đơn vị chăn nuôi và các bên liên quan trong công tác xây dựng khung pháp lý về an toàn sinh học, khuyến nghị thực hiện biện pháp an toàn sinh học tại các trang trại và công tác truyền thông lợi ích của an toàn sinh học để góp phần phát triển ngành chăn nuôi gia súc lớn theo hướng nâng cao giá trị và bền vững.
Các biện pháp an toàn sinh học giúp phòng ngừa hiệu quả sự lây lan các bệnh truyền nhiễm ở gia súc lớn
1. Liên quan đến di chuyển của gia súc
- Đàn khép kín, không di chuyển.
- Không tham gia triển lãm, cuộc thi gia súc.
- Hệ thống cùng vào, cùng ra với từng lứa tuổi và từng chuồng trại riêng biệt.
- Đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không nhập gia súc mắc bệnh.
- Xét nghiệm trước khi di chuyển gia súc (đối với các bệnh cụ thể tùy điều kiện dịch tễ).
- Thực hiện cách ly (tối thiểu 3 tuần, khu vực hoặc chuồng riêng biệt có khoảng cách tối thiểu 3 m).
- Xét nghiệm động vật nhập đàn hoặc tái nhập đàn.
- Hạn chế mua gia súc có nguồn gốc khác nhau.
- Chia gia súc non thành các nhóm có rủi ro cao và thấp dựa trên phân loại rủi ro ở gia súc non.
- Các điều kiện vận chuyển tốt: đảm bảo an toàn, xe vận chuyển sạch sẽ, có đường dốc vừa phải để gia súc di chuyển, mật độ không quá đông đúc, điều khiển cẩn thận, quãng đường ngắn nhất có thể, không đi qua trung tâm phân loại.
2. Liên quan đến lây nhiễm trực tiếp và lây nhiễm qua đường sinh sản
- Không chăn nuôi chung với gia súc của các trang trại khác.
- Kiểm tra tình trạng tinh dịch trước khi thụ tinh.
- Thụ tinh nhân tạo.
3. Phòng bệnh
- Tiêm vắc xin.
- Tẩy giun sán.
- Phòng trị bệnh.
- Cắt gọt móng thường xuyên bởi chuyên gia kỹ thuật (2 lần/năm).
- Ngâm chân móng thường xuyên.
4. Kiểm soát véc tơ truyền nhiễm
- Kiểm soát ve.
- Kiểm soát ruồi, muỗi.
- Không sử dụng đất, đồng cỏ bị ô nhiễm mầm bệnh.
- Kiểm soát các loài gặm nhấm.
- Phá hủy hoặc ngăn chặn môi trường phát triển của các loài ốc.
5. Ngăn chặn tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài
- Ngăn chặn tiếp xúc trên đồng cỏ với gia súc của các trang trại lân cận và các loài động vật hoang dã (sử dụng hàng rào).
- Chuồng trại kín (ngăn ngừa tiếp xúc với vật nuôi, động vật ăn thịt, loài gặm nhấm… trong chuồng).
- Xử lý xác chết đúng kỹ thuật, tránh tiếp xúc với các loài động vật ăn xác thối.
- Ngăn chặn sự phát tán của các dịch lỏng sinh học trong quá trình lấy mẫu (máu, chất nhày…).
6. Ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm và nước từ các tác nhân bên ngoài
- Bảo quản thực phẩm sạch sẽ và khép kín bên trong cơ sở để ngăn ngừa ô nhiễm.
- Vệ sinh máng ăn và máng nước thường xuyên.
- Không tiếp cận nguồn nước mặt, hạn chế tiếp cận nguồn nước chảy hoặc nước đọng ở đồng cỏ.
- Không sử dụng thiết bị vận chuyển chất thải để vận chuyển thức ăn gia súc.
- Vệ sinh và khử trùng dụng cụ ăn uống.
- Xác định và xử lý thức ăn bị ô nhiễm đúng kỹ thuật.
7. Ngăn ngừa ô nhiễm từ khách thăm quan
- Hạn chế, kiểm soát và đăng ký khách thăm quan.
- Có quần áo, ủng sạch sẽ dành cho khách thăm quan.
- Vệ sinh cá nhân các khách tham quan (rửa tay, thay ủng, quần áo…).
- Sử dụng bồn ngâm chân khử trùng.
- Không cho người bán gia súc vào thăm chuồng trại.
- Hạn chế phương tiện ra vào. Không có phương tiện đi lại trong khu vực nuôi hoặc đi ngang qua. Có đường đi riêng biệt.
- Có bồn ngâm chân và rửa tay giữa các khu chăn nuôi.
8. Quản lý chung
- Giám sát và ghi chép: Lưu giữ sổ đăng ký và các hồ sơ cập nhật tình trạng sức khỏe của gia súc. Theo dõi và giám sát thường xuyên.
- Kiểm soát có hệ thống từ 5-6 tuần sau khi gia súc sinh đẻ tại các trang trại có nguy cơ cao (đối với bệnh viêm tử cung).
- Xác định và loại trừ, phân tách các vật mang mầm bệnh, gia súc bị nhiễm bệnh bằng việc xét nghiệm thường xuyên.
- Duy trì các giống gia súc kháng bệnh hoặc có tính ổn định đặc hữu.
- Tổ chức công việc:
- Làm việc từ gia súc non đến gia súc lớn tuổi.
- Kiểm tra cá thể gia súc hàng ngày.
- Tránh các căng thẳng quá mức hoặc các tình huống căng thẳng cho gia súc.
- Không dùng chung thiết bị hoặc phương tiện với các trang trại khác.
- Chất độn chuồng và nền chuồng:
- Dọn dẹp chất độn chuồng, chất thải. giữ nền chuồng luôn sạch sẽ.
- Không tái chế chất độn chuồng.
- Sàn xi măng, sàn bê tông.
- Có thảm cao su trên sàn chuồng.
- Xử lý phân từ các trang trại khác trong phạm vi 500m.
- Tránh chất đống phân gia súc.
- Chuồng nuôi:
- Mật độ chuồng nuôi (tối thiểu 4 m2/con với gia súc lấy thịt và 6m2/con với gia súc lấy sữa) .
- Thông gió và chất lượng không khí tốt (thông khí áp suất dương > 15 ft3/phút/con).
- Duy trì môi trường khô ráo.
- Chuồng buộc hoặc chuồng khung kim loại.
- Nuôi gia súc theo giới tính, không có nhóm hỗn hợp.
- Cho ăn riêng:
- Khẩu phần ăn cân đối.
- Quy trình cho ăn tốt.
- Kiểm soát lượng thức ăn đầy đủ.
- Thực hành chăn thả tốt:
- Quản lý chăn thả tổng hợp: Luân chuyển vật nuôi 7–14 ngày một lần, không thay cỏ trước 60 ngày, hệ thống định lượng và di chuyển gia súc.
- Chăn thả rộng rãi (gia súc lấy thịt).
- Không chăn thả (gia súc lấy sữa).
- Thoát nước ở đồng cỏ.
- Tránh chia sẻ hoặc thuê đồng cỏ.
- Cắt cỏ.
- Cày lật phủ phân trước khi gia súc đến đồng cỏ.
- Kiểm soát sinh học giun sán.
9. Thực hành vệ sinh chung
- Làm sạch, khử trùng tất cả các thiết bị có thể bị ô nhiễm.
- Vệ sinh chuồng trước khi cho gia súc mới vào.
- Vệ sinh các khoảng trống.
- Vệ sinh và khử trùng dụng cụ sau mỗi lần sử dụng (đẻ, vắt sữa…).
- Vệ sinh và khử trùng tay thường xuyên.
- Làm sạch và khử trùng đúng cách dụng cụ phẫu thuật và kim tiêm.
- Phương tiện vận chuyển động vật và các phương tiện khác không bị rò rỉ, được làm sạch và khử trùng trước khi vào trại bằng các lối vào riêng biệt.
10. Quản lý và cách ly động vật ốm
- Chỉ cho phép động vật khỏe mạnh chăn thả trên đồng cỏ chung.
- Nhận biết, cách ly và điều trị nhanh chóng gia súc bị bệnh.
- Gia súc bị bệnh được chăm sóc, điều trị cuối cùng.
- Khu vực cách ly và tổ chức làm việc.
- Xây dựng chuồng trại cách ly riêng biệt, sức chứa tối thiểu 2% trang trại.
- Có ủng và quần áo không thấm nước sử dụng riêng cho chuồng cách ly.
- Hệ thống rửa cho chuồng cách ly.
- Thay găng tay khi chăm sóc, điều trị từng con vật bị bệnh.
- Quan sát hàng ngày.
- Khu chuồng nuôi riêng biệt cho các trường hợp gia súc tái phát bệnh và nhiễm bệnh mãn tính.
- Sử dụng thuốc tiêm thay vì thuốc uống (để kiểm soát lượng hấp thu và liều lượng thực tế).
- Các phác đồ điều trị hiệu quả.
- Khẩu phần thức ăn cho gia súc ốm bao gồm nước và cỏ khô tự do, hàm lượng protein và năng lượng cao, đầy đủ vitamin và khoáng chất.
- Vệ sinh thường xuyên và kỹ lưỡng chuồng cách ly, chuồng nuôi gia súc ốm cũng như khu vực cho ăn và uống nước.
11. Sinh đẻ
- Xét nghiệm tất cả các trường hợp sảy thai.
- Chuồng đẻ:
- Chuồng đẻ tách biệt với các gia súc khác.
- Khu vực sinh sản có đủ số lượng chuồng đẻ riêng lẻ.
- Thiết kế chuồng đẻ dễ dàng vệ sinh và thoát nước.
- Không sử dụng chuồng đẻ cho gia súc bị bệnh.
- Luôn có người trực lúc gia súc đẻ.
- Làm sạch và khử trùng:
- Vệ sinh khu vực sinh con hoặc xảy thai trước và sau mỗi lần sinh nở hoặc xảy thai.
- Vệ sinh và khử trùng bầu vú và âm hộ.
- Vệ sinh và khử trùng tay trước và sau khi lấy thai bị xảy hoặc đỡ đẻ.
- Vệ sinh và khử trùng dụng cụ sản khoa trước và sau khi xảy thai hoặc đẻ con.
- Chăm sóc gia súc sơ sinh ngay lập tức.
- Làm sạch đường thở ngay lập tức.
- Tách gia súc sơ sinh khỏi mẹ ngay lập tức (giữ con với mẹ tối đa trong 24 giờ).
- Nhúng rốn vào bình sạch có chất khử trùng đảm bảo.
- Xử lý nhau thai, thai bị sảy ngay lập tức.
12. Quản lý gia súc non
- Cho gia súc non ăn:
- Sữa non có chất lượng và số lượng tốt trong vòng 6 giờ đầu tiên.
- Cung cấp sữa đúng cách (số lượng và chất lượng).
- Không cho gia súc non ăn sữa bị nhiễm bệnh.
- Kiểm soát nhiệt độ của sữa cho ăn.
- Cung cấp dần dần thức ăn tinh và cỏ khô để gia súc non thích ứng với chế độ ăn mới.
- Chuồng nuôi gia súc non:
- Chuồng trại nên được đặt ở môi trường ngoài trời tại vị trí giảm thiểu tác động của thời tiết.
- Các chuồng nên đặt cách nhau 1,25m.
- Chuồng trại phải được vệ sinh, khử trùng trước khi nuôi gia súc non mới.
- Vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày (không gây stress, không bụi).
- Thiết bị cụ thể:
- Sử dụng một xô có núm vú giả cho mỗi gia súc non.
- Vệ sinh xô sau mỗi lần cho ăn.
- Chỉ sử dụng ống thông thực quản khi cần thiết.
- Quản lý nhóm gia súc non:
- Gia súc non được tách ra khỏi đàn lớn tuổi và các nhóm tuổi khác.
- Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng gia súc non.
13. Quản lý sữa
- Thiết bị:
- Kiểm soát và bảo trì thường xuyên.
- Thay thế ngay ống sữa bị hỏng, nứt.
- Rửa và vệ sinh dụng cụ sau mỗi lần vắt sữa.
- Hệ thống vắt sữa tự động.
- Hoạt động vắt sữa:
- Núm vú sạch sẽ và khô ráo.
- Khử trùng núm vú cuối cùng trước khi vắt sữa (nhúng).
- Khử trùng núm vú sau khi tháo núm vú (nhúng).
- Kiểm tra sữa đầu.
- Gia súc khỏe mạnh trước, sau đó là gia súc lớn tuổi và cuối cùng là gia súc bị nhiễm bệnh.
- Đảm bảo gia súc vẫn đứng vững sau khi vắt sữa (thức ăn tươi và nước).
- Thiết lập mục tiêu cho sức khỏe bầu vú và theo dõi thành tích của gia súc vắt sữa.
- Nếu mua gia súc đang cho con bú: cách ly, vắt sữa riêng, cuối cùng và nuôi cấy vi khuẩn.
- Tách gia súc cái tơ ra khỏi những gia súc cái đã sinh nhiều lần.
- Dinh dưỡng tốt và cân bằng.
- Cắt tỉa lông xung quanh bầu vú và sườn.
- Phòng trị bệnh cho gia súc.
- Kiểm soát tế bào soma trong sữa.
- Thời gian cạn sữa < 4 ngày.
- Quản lý bệnh viêm vú lâm sàng.
- Tiêu hủy gia súc bị viêm vú mãn tính.
14. Công nhân chăn nuôi ở trang trại
- Ngăn chặn việc tiếp xúc với động vật móng guốc chẵn từ các trang trại khác.
- Vệ sinh cá nhân khi làm việc (thay ủng, quần áo, rửa tay…).
- Đào tạo thường xuyên cho công nhân về an toàn sinh học.
15. Ngăn ngừa bệnh lây từ động vật sang người
- Chỉ sử dụng sữa tươi, sản phẩm sữa tươi từ các trang trại được chứng nhận.
- Kiểm tra thịt, nấu chín thịt đúng cách trước khi sử dụng.
16. Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
- Xử lý phân hoặc rải phân khi không có gió.
TS. Hà Minh Tuân
Phó Giám đốc R&D
Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Toàn Thắng
- an toàn sinh học li>
- chăn nuôi an toàn sinh học li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất