An toàn sinh học trong chăn nuôi sinh thái - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • An toàn sinh học trong chăn nuôi sinh thái

    Nhiều phương pháp thực tế từ kế hoạch tài sản đến quản lý mỗi ngày đều được Karen Omalley thuộc trang trại chăn nuôi sinh thái IDO giới thiệu. An toàn sinh học có nghĩa là “cuộc sống an toàn”, là phương thức bảo vệ con người, động vật, môi trường tránh không để mầm bệnh, vật gây hại và những tác nhân sinh học khác đe dọa, chẳng hạn như để cỏ dại xâm lấn. Ngoài ra, đối với những nhà chăn nuôi sinh thái nếu thực hiện tốt an toàn sinh học thì sẽ phòng tránh được nhiễm chất hóa học, sản phẩm chuyển gen (GMO) và không bị mất chứng nhận.

    Quản lý một trang trại bền vững đòi hỏi nông dân phải lên kế hoạch và chủ động chuẩn bị để kịp thời đối phó với những nguy cơ có thể xảy ra ở tương lai. Trại được chứng nhận an toàn sinh học phải ghi chép đầy đủ các hoạt động của trại, đàn gia súc và phải được chứng nhận thực hiện tốt chính sách bảo vệ sức khỏe động vật bởi một hội đồng có uy tín. Một hệ thống an toàn sinh học tốt rất quan trọng đối với hoạt động này.

     

    Ở mỗi hình thức hoạt động, an toàn sinh học là một hệ thống của những công việc được thiết kế nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hoặc gây ô nhiễm môi trường. Dịch bệnh hoặc kí sinh trùng có thể gây thiệt hại về kinh tế, stress và những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe động vật. Kí sinh trùng và dịch bệnh trong trường hợp nhiễm nhẹ thì dễ dàng điều trị như nhiễm nội kí sinh trùng nhưng trong những trường hợp nhiễm nặng, bùng dịch như lở mồm long móng, cúm gia cầm hoặc bệnh Newcastle sẽ rất khó xử lý.

     

    Kế hoạch an toàn sinh học tốt sẽ giúp người chăn nuôi xác định và loại trừ được những nguy cơ gây bệnh ở giai đoạn sớm; vì vậy việc “phòng ngừa” ít tốn kém và cần ít thời gian hơn để làm sạch bệnh. Ngược lại, người chăn nuôi có thể sẽ phải tốn kém nhiều hơn để khắc phục hậu quả của bệnh và duy trì hệ thống kiểm soát bệnh.

     

    Nhiều chương trình an toàn sinh học được thử nghiệm phù hợp với từng đối tượng. Những chương trình này có thể đáp ứng với từng hoàn cảnh, quy mô cụ thể. Trang trại của bạn có chương trình an toàn sinh học riêng có nghĩa là bạn đã có sự chuẩn bị, sẵn sàng tiếp xúc với nguồn lực địa phương và với các tổ chức. Bạn và công nhân của bạn có nhiều kiến thức hơn, tự tin hơn và chủ động giải quyết những vấn đề tiềm ẩn hơn.

     

    Theo dõi đều đặn các diễn đàn có liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang chăn nuôi để cập nhật những tiêu chuẩn và yêu cầu mới nhất của ngành. Đặt mua dài hạn các tập san và thư thông báo của Trung tâm sức khỏe chăn nuôi địa phương và các tổ chức đáng tin cậy để được thông báo những nguy cơ tiềm ẩn trong khu vực bạn đang chăn nuôi. Nhờ vào những thông báo này chúng ta có thể tăng cường công tác an toàn sinh học nếu cần thiết.

     

    Ngoài ra, do tiêu chuẩn của ngành mở rộng nên đã có thêm vài yếu tố mà các nhà chăn nuôi sinh thái quan tâm.

     

    Kế hoạch riêng cho trang trại

     

    An toàn sinh học là một phần quan trọng của việc xây dựng kế hoạch quản lý bền vững và hạn chế sự xuất hiện dịch bệnh, là nền tảng của kế hoạch giảm tối thiểu việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp. An toàn sinh học không giới hạn nuôi đối với chăn nuôi quy mô lớn và người chăn nuôi. Những trang trại chăn nuôi nhỏ (kể cả những trại tư nhân) cũng cần phải thực hiện an toàn sinh học vì họ cũng góp phần phòng ngừa dịch bệnh nổ ra và lây lan.

     

    Hàng rào bảo vệ tốt tạo nên láng giềng tốt

     

    Tất cả những phương pháp phòng bệnh trên thế giới sẽ không có tác dụng nếu bạn không có hàng rào ngăn chặn tốt. Lá chắn tốt sẽ bảo vệ trang trại của bạn và cả những trang trại khác – tác nhân có thể lây lan dịch bệnh và cỏ dại. Hàng rào bảo vệ phải được kiểm tra thường xuyên và sửa chữa ngay nếu cần thiết. Hàng rào bên trong không được hư hỏng vì nó có tác dụng hỗ trợ cho sự an toàn của các hàng rào bên ngoài. Những con vật bị lạc như cừu, heo, hươu cũng có thể lây lan dịch bệnh. Chương trình an toàn sinh học cũng cần quan tâm đến việc kiểm soát động vật hoang dã vì chúng có thể mang dịch bệnh vào trong trại. Nếu bạn phát hiện có con vật bị lạc trong trại của mình, lập tức phải tách chúng ra khỏi trại và tìm người chủ của chúng. 

     

    Xây chuồng cách ly là cần thiết

     

    Chăn nuôi sinh thái yêu cầu trại phải có một vùng đất cách ly được quy hoạch, xác định rõ ràng trên bản đồ quy hoạch của trại. Đây là một tiêu chuẩn thực tế cho các trang trại hoạt động tốt. Trại cần phải có một chuồng cách ly để tách biệt những con thú đang bệnh hoặc có biểu hiện bệnh khỏi đàn gia súc khỏe mạnh. Cách ly động vật mới nhập cũng như động vật mắc bệnh sẽ giúp bạn có thời gian chuẩn bị và đưa ra liệu pháp điều trị cần thiết, cũng như hạn chế lây lan dịch bệnh đến các khu vực khỏe mạnh và phần còn lại của trại.

     

    Động vật mới nhập phải được cách ly, kiểm tra tối thiểu 3 tuần sau khi chúng được chuyển đến trang trại của bạn. Việc cách ly giúp thú hồi phục sức khỏe của chúng do stress trong quá trình vận chuyển đến trang trại mới. Stress làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, vì vậy giai đoạn này con vật rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Cách ly cũng tạo cơ hội để bạn quan sát cẩn thận, xử lý các vấn đề phát sinh cũng như bồi dưỡng cho thú trước khi đưa thú vào đàn của trại. Cách ly động vật mới mua về sẽ cho phép hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào trại.

     

    Tốt nhất nên đặt trại cách ly gần nhà ở hoặc khu vực làm việc của trại, gần khu vực xử lý để thú mới không phải đi ngang qua trại để đến khu vực cách ly. Sau khi thú mới đến cần tẩy trùng và cách ly với khu vực khác để thú không bị nhiễm bệnh và không nhiễm giun.

     

    Đối với một vài bệnh, hệ thống dẫn nước từ trại cách ly sang khu vực khác có thể là tác nhân lây bệnh. Do đó, thiết kế trại cách ly phải đảm bảo kiểm soát được cả hệ thống dẫn nước đến trại và đến các trại khác.
    Hàng rào kép giữa trại cách ly và các khu vực còn lại sẽ giúp ngăn cản sự truyền lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp, ví dụ bệnh do nhóm pestiviurs gây ra (trong đó có bệnh dịch tả heo). Hai hàng rào chắn phải cách nhau tối thiểu là 3m. Khoảng đất trống giữa hai hàng rào có thể tận dụng trồng thêm cây xanh hoặc chòi trú để thú có chỗ nghỉ ngơi tốt và giảm thiểu stress.

     

    Hệ thống máng ăn và nước uống được thiết kế thuận tiện để dễ dàng làm sạch. Khi trại cách ly đã được sử dụng để kiểm tra thú mới mua về, trước khi nhập thêm một đợt thú mới, trại cách ly phải được làm sạch và để trống một thời gian.

     

    Giới thiệu thú mới

     

    Người chăn nuôi nên mua thú mới từ những trang trại giống đáng tin cậy. Việc nhập thú mới về đàn hay bầy là điều rất quan trọng, thú mới mua về phải được công nhận sạch bệnh. Tốt nhất, động vật thay thế nên được mua trực tiếp từ các trang trại gốc, không nên mua trên thị trường. Bạn cần có sự tư vấn của bác sỹ thú y vùng về sự cần thiết thực hiện việc kiểm tra sức khỏe của thú mới mua trước khi nhập vô trại.

     

    Nếu có thể, nên tìm hiểu kỹ về chương trình an toàn sinh học của những trại giống. Đây là dấu hiệu tốt chứng minh động vật của trại giống được kiểm tra sức khỏe nghiêm ngặt. Tương tự, nên kiểm tra một vài chỉ tiêu như lịch tiêm phòng vắc-xin và các hóa chất trại đã sử dụng.

     

    Nếu cần thiết phải sử dụng thuốc thú y

     

    Nếu một con vật hay một nhóm vật nuôi có biểu hiện bệnh hoặc kết quả kiểm tra mẫu máu, phân có vấn đề, chúng cần được điều trị ngay. Các tiêu chuẩn của chính sách bảo vệ sức khỏe động vật yêu cầu không một con vật nào không được điều trị nếu tình trạng sức khỏe cho phép và trong quá trình chữa trị phải được đối xử nhân đạo. Tiêu chuẩn chăn nuôi sinh thái yêu cầu và người tiêu thụ sản phẩm bền vững đòi hỏi vật nuôi phải được chăm sóc một cách tốt nhất có thể.

     

    Trong liệu pháp điều trị tự nhiên, thời gian là rất quan trọng vì phương pháp điều trị tự nhiên dựa vào hệ thống chức năng miễn dịch. Nhưng nếu hệ thống miễn dịch bị suy giảm như stress do vận chuyển hoặc các vấn đề về thời tiết, các phương pháp điều trị gặp chút khó khăn, lúc này hãy sử dụng các phương pháp điều trị tự nhiên. Thú nhiễm kí sinh trùng thường bị suy giảm hệ thống miễn dịch. Đôi khi việc điều trị thú y là cần thiết nhằm hồi phục sức khỏe trước khi thú được quản lý phòng ngừa theo chương trình của trang trại hữu cơ. Giai đoạn cách ly cũng là một cơ hội để làm gia tăng miễn dịch cho thú thông qua việc cung cấp chất khoáng và dinh dưỡng hợp lý sau quá trình điều trị.

     

    Đếm trứng giun trong phân sẽ quyết định có nên nuôi cách ly tẩy trừ giun hay không. Nếu con vật nhiễm giun mà không có biện pháp can thiệp, các yếu tố stress do môi trường sẽ làm cho tình trạng trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, hãy nhớ dừng lại và quan sát con vật của bạn, hãy hành động ngay bây giờ nếu cần thiết, không được chậm trễ.

     

    Giấy chứng nhận chăn nuôi sinh thái yêu cầu con vật được điều trị bằng các hóa chất thú y phải được giữ cách ly khu vực đã được công nhận chăn nuôi sinh thái với thời gian gấp 3 lần so với thời gian khuyến cáo cho sự tồn dư của chất này hoặc tối thiểu là ba tuần. Thịt của những động vật đã trị bệnh không được chứng nhận chăn nuôi sinh thái. Tuy nhiên, nếu con cháu của chúng được mua về để làm giống và được nuôi dưỡng theo các tiêu chuẩn sinh thái thì thịt của những heo này vẫn sẽ được công nhận là sản phẩm sinh thái.

     

    Chăn nuôi sinh thái hạn chế việc sử dụng vắc-xin. Điều này có nghĩa rằng, việc sử dụng vắc-xin phải được cho phép, người chăn nuôi phải chứng minh bệnh của trại là bệnh đặc thù cần phải sử dụng vắc-xin hoặc bệnh nằm trong danh mục của pháp luật quy định. Cần thiết phải có bác sỹ thú y xác nhận. Lưu trữ đầy đủ lịch sử bệnh và các phương pháp điều trị trại đã từng sử dụng.


    Nếu con vật chết

     

    Bác sỹ thú y ở vùng của bạn sẽ cho bạn lời khuyên và tìm ra nguyên nhân, giúp bạn giảm tối thiểu những thiệt hại và bệnh tật xảy ra. Xác con vật chết phải được xử lý kịp thời vì chúng có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các động vật khác, cũng như tạo môi trường lý tưởng cho các yếu tố truyền bệnh phát triển như ruồi. Tốt nhất nên có khu vực riêng để xử lý xác thú chết do bệnh. Nếu con vật nhà bạn chết do các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây lan nhanh và rộng, bạn nên thông báo cho trung tâm Thú y vùng để có hướng dẫn cụ thể.


    Hạn chế vấy nhiễm từ thức ăn chăn nuôi

     

    Chăm sóc tốt bao gồm cả khâu kiểm soát sản phẩm được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Một ví dụ điển hình trên thực tế là bùng dịch bệnh bò điên (BSE) ở Anh. Người mắc bệnh không có thuốc chữa và có thể chết. Người chăn nuôi heo nên hạn chế sử dụng các phụ phẩm có nguồn gốc từ động vật. Vi-rút có thể tồn tại trong quá trình làm lạnh, bảo quản, nấu chín và có thể tồn tại trong thịt ngay cả khi đã qua khâu chế biến, xử lý theo quy trình an toàn thực phẩm cho người. Thức ăn được xem là một nguyên nhân có thể gây bùng dịch FMD ở Úc. Kho dự trữ thức ăn của trang trại cũng nên được kiểm tra kỹ lưỡng. Phân chim và các động vật gặm nhấm dễ dàng làm vấy nhiễm thức ăn. Chuột có thể là vật mang nhiều mầm bệnh và làm vấy nhiễm thức ăn, nguồn nước sẽ hỗ trợ giúp lây lan mầm bệnh từ khu vực nhiễm sang khu vực sạch, từ động vật này sang động vật khác. Mặc dù phân là chất mang mầm bệnh dễ truyền lây nhất, nhưng bệnh vẫn có thể truyền lây qua lông, nước tiểu, nước bọt, xác động vật và máu.

     

    Các tiêu chuẩn sinh thái yêu cầu quản lý các tác nhân gây bệnh, tránh để chúng phát tán, lây lan. Cụ thể như sau: làm sạch khu vực có các tác nhân gây bệnh đang sinh sống, nguồn thức ăn chăn nuôi, khu vực giống cũng như không tạo điều kiện để các loài gặm nhấm sinh sôi.

     

    Hạn chế lây nhiễm chéo giữa thức ăn chăn nuôi và phân thông qua các thiết bị sử dụng ở trang trại. Vật chứa đựng (xô, thùng…) phân tươi, phân ủ, thức ăn phải tách biệt với nhau và phải được làm sạch trước khi chứa đựng thức ăn. Giữ sạch vòi nước, máng uống, máng ăn.


    Công nhân, nhà cung cấp và khách tham quan

     

    Công nhân làm việc, khách tham quan, khách du lịch thường không có hiểu biết về an toàn sinh học. Con người, xe tải, thiết bị, trang phục đều có thể trở thành vật trung gian lây truyền dịch bệnh. Tất cả đều có thể mang mầm bệnh và các tác nhân gây hại lây truyền từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ bang này sang bang khác và từ vùng này sang vùng khác. Đối với khách tham quan, có thể thiết kế một khu vực riêng để đậu xe, xe khách sẽ được khử trùng để làm sạch bụi bẩn và mầm bệnh. Không nên chọn đất đã được xác nhận là đất cho chăn nuôi bền vững làm khu vực rửa xe. Giày dép cũng là vật mang mầm bệnh: hãy đảm bảo những đôi ủng không dính đất, cỏ, bùn. Nên thiết kế bồn rửa chân. Trang thiết bị sử dụng trong trang trại cũng phải được khử trùng theo mức độ cho phép của trang trại hữu cơ. Đối với phương tiện vận chuyển sử dụng trong chăn nuôi cần thiết phải được làm sạch và sử dụng đúng mục đích để đảm bảo tiêu chuẩn trang trại bền vững.

     

    Cần huấn luyện, giới thiệu một vài phương pháp an toàn sinh học đơn giản của trại cho công nhân mới. Bảng hiệu, quảng cáo phải đặt tại các khu vực thích hợp để nhắc nhở mọi người chú ý đến hoạt động của mình trong trại. Người quản lý trại có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của công nhân thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe tổng quát và phải đánh giá đúng mức nguy cơ mắc bệnh. Chú ý bệnh truyền lây từ động vật sang người. Tất cả các loài động vật đều có thể nhiễm nhiều loại vi sinh vật, một số vi sinh vật có thể lây truyền sang người, người nhiễm bệnh có thể ốm yếu và vài trường hợp có thể chết. Ví dụ như: sốt Q, bệnh nhiệt thán, cúm gia cầm, vi-rút Hendra, E.coli…

     

    Động vật nhiễm bệnh có thể trở thành vật mang mầm bệnh và không có biểu hiện bệnh ra bên ngoài. Con người có nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc với động vật mắc bệnh hoặc thông nước tiểu, phân hoặc sản phẩm của thú bệnh.


    Thuốc khử trùng trong trang trại an toàn sinh học

     

    Chọn lựa một loại thuốc khử trùng là một quá trình phức tạp. Không có một loại thuốc tốt nhất cho tất cả các trang trại. Bạn phải cân nhắc những nguy cơ bệnh mà trại có thể gặp, bề mặt cần khử trùng, mục đích khử trùng, điều kiện sử dụng của thuốc khử trùng,…từ đó chọn lựa cho mình một loại thuốc khử trùng phù hợp nhất.

     

    Khi sử dụng một loại thuốc khử trùng, cần lưu ý những điều sau:

    · Hầu hết các loại thuốc khử trùng đều không có tác dụng nếu bề mặt vật cần khử trùng chưa được làm sạch sẽ.

    · Các vật liệu hữu cơ như đất, mảnh vụn thực vật (rơm), sữa, máu, mủ, phân sẽ làm mất tác dụng của một vài loại thuốc khử trùng hoặc bảo vệ các mầm bệnh khỏi tác dụng của các thành phần hoạt động của chất khử trùng.

    · Ủng, thiết bị, khu vực chuồng trại trước tiên phải được làm sạch bằng nước hoặc thuốc tẩy.

    · Sử dụng dòng nước có áp lực cao với xà phòng để làm sạch các bề mặt có lỗ.

    · Nên chọn các thuốc khử trùng có phổ tác dụng rộng.

    · Kiểm tra độ pH (a-xít hay kiềm) của nguồn nước. Nước cứng có thể làm giảm hay phá hủy tác dụng của một vài loại thuốc khử trùng.

    · Tham khảo ý kiến của các tổ chức chứng nhận chăn nuôi bền vững và trung tâm thú y vùng để chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất cho trang trại.

    · Chất làm sạch phải bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn chăn nuôi bền vững.

     

    Biên dịch: Heo Team
    Theo thepigsite

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.