TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung tannin (trong chế phẩm Silvafeed) đến hiệu quả chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm. Thí nghiệm được tiến hành trên 160 gà hậu bị từ 14 đến 17 tuần tuổi và 160 gà đẻ trứng từ 21 đến 24 tuần tuổi gà thương phẩm hướng trứng M15 màu trắng. Gà được phân chia ngẫu nhiên về các nghiệm thức: NT1, NT2, NT3 và NT4 với các mức bổ sung tannin lần lượt là: 0, 300, 450 và 600 g/tấn thức ăn. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Bổ sung tannin ở mức 600g/tấn thức ăn làm tăng đáng kể khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn đối với gà giai đoạn hậu bị (P<0,05). Giai đoạn gà đẻ bổ sung tannin ở mức 600 g/tấn thức ăn làm tăng tỷ lệ đẻ và giảm tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (P<0,05); Các chỉ tiêu pH, ẩm độ, tổng số vi khuẩn hiếu khí và E. coli tổng số trong phân gà đều giảm khi tăng hàm lượng tannin trong khẩu phần.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tannin là một hợp chất polyphenol có trong thực vật được ứng dụng nhiều trong y học bởi có nhiều tác dụng với sức khỏe: Theo nghiên cứu của viện Linus Pauling và cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (European Food Safety Authority), tannin có tác dụng khử các gốc sinh học tự do và là chất chống oxy hóa. Theo Manach và cs. (2005) và Strick và cs. (2000) đã phát hiện thêm trong trà xanh chứa một thành phần với tên gọi polyphenol E có khả năng hạn chế sự phát triển khối u ung thư ở đường ruột. Một số polyphenol, đặc biệt là từ flavan-3-ol (dạng catechin) có tác dụng ngăn ngừa ảnh hưởng của ung thư.
Trong những năm gần đây, tannin được biết đến là chất có tác dụng kháng khuẩn được sử dụng thay thế kháng sinh trong chăn nuôi nhằm hạn chế sự tồn dư kháng sinh trong thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Tannin trong thực vật từ lâu đã được ứng dụng để điều trị tiêu chảy, tác động này càng rõ với các động vật có đường tiêu hóa ngắn như gia cầm. Thí nghiệm của Schiavone và cs., 2008 cho thấy chiết xuất tannin từ cây hạt dẻ giúp cải thiện đáng kể tăng trưởng của gà thịt, và giảm lượng nitơ trong chất độn chuồng giúp bảo vệ môi trường. Elizondo và cs (2010) đã phát hiện ra khả năng loại trừ các vi khuẩn Clostridium perfringens khu trú trong vách ruột của tannin trên heo; Bên cạnh đó, theo Hara và cs (1995) tannin còn làm thay đổi các sản phẩm chuyển hóa trong phân heo như giảm khí amoniac, giúp giảm mùi hôi, tăng các acid béo chuỗi ngắn có lợi.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tannin chủ yếu nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trên động vật nhai lại: như của Hồ Quang Đồ (2014) nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung các mức tannin trong khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hóa, lượng ăn vào và các thông số dịch dạ cỏ của bò; Trần Hiệp và cs. (2016) nghiên cứu việc bổ sung tannin trong chè xanh đến khả năng sản xuất và phát thải khí mê tan từ dạ cỏ của bò sữa; Mai Anh Khoa (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của tannin chiết xuất từ thân và lá chè kết hợp với biochar bổ sung vào khẩu phần cơ sở đến tiêu hóa dạ cỏ và lượng methane thải ra trong điều kiện in vitro. Gần đây, Nguyễn Hiếu Phương và Dương Duy Đồng (2020) tiến hành nghiên cứu sử dụng tannin để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi heo thịt kết quả cho thấy sử dụng tannin thay thế kháng sinh không làm ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của thịt heo.
Như vậy có thể thấy rằng các nghiên cứu sử dụng tannin trong chăn nuôi tại Việt Nam còn chưa phổ biến. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung tannin thay thế kháng sinh đến khả năng sản xuất của gà đẻ trứng thương phẩm.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu, địa điểm và thời gian thí nghiệm
Đối tượng thí nghiệm: Tannin (polyphenols) trong chế phẩm Silvafeed (sản xuất tại Ytaly). Hàm lượng tannin trong chế phẩm ≥ 75%; Gà thương phẩm hướng trứng M15.
Địa điểm và thời gian: tại trại thực nghiệm trường Đại học Tây Nguyên từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2020.
Nội dung nghiên cứu
Ảnh hưởng của tannin đến một số chỉ tiêu sản xuất của gà giai đoạn hậu bị
Ảnh hưởng của tannin đến một số chỉ tiêu sản xuất của gà giai đoạn đẻ trứng
Ảnh hưởng của tannin đến một số chỉ tiêu trong phân gà
Phương pháp nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm tiến hành trên 160 gà hậu bị từ 14 đến 17 tuần tuổi và 160 gà giai đoạn đẻ trứng từ 21 đến 24 tuần tuổi. Gà được phân ngẫu nhiên về các ô lồng, mỗi lồng 4 con, các lồng được đánh số và chia về 4 nghiệm thức (NT) với các mức bổ sung tanin khác nhau. Gà được nuôi với cùng quy trình chăm sóc và phòng bệnh. Chế phẩm được hoà tan vào nước với tỷ lệ 1g chế phẩm trong 10ml nước sau đó phun đều lên thức ăn, để khô ngoài không khí sau đó cho vào bao bảo quản, thời gian sử dụng không quá 10 ngày. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Nghiệm thức TN |
Tổng số gà thí nghiệm |
Số lần lặp lại |
Lượng bổ sung tannin (g/tấn thức ăn) |
Nghiệm thức 1 (NT1) |
40 |
10 |
0 (Đối chứng) |
Nghiệm thức 2 (NT2) |
40 |
10 |
300 |
Nghiệm thức 3 (NT3) |
40 |
10 |
450 |
Nghiệm thức 4 (NT3) |
40 |
10 |
600 |
Các chỉ tiêu theo dõi trên gà giai đoạn hậu bị gồm: sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối, tiêu tốn thức ăn. Khối lượng gà được cân lúc bắt đầu và khi kết thúc thí nghiệm, cân từng cá thể trong 1 lồng sau đó lấy giá trị trung bình, cân bằng cân điện tử SF 400 (Nhật Bản) với sai số ± 1g; Thức ăn được cân ở từng lồng và ghi chép hàng ngày.
W2 – W1
– Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) =
T2- T1
Trong đó:
W1 khối lượng đầu kì
W2 khối lượng cuối kì
T1 thời gian cân đầu kì
T2 thời gian cân cuối kì
– Hệ số chuyển đổi thức ăn = |
|
Lượng TĂ ăn vào trong thời gian thí nghiệm (kg) |
|
Tổng số tăng trọng trong thời gian thí nghiệm (kg) |
Các chỉ tiêu theo dõi trên gà giai đoạn đẻ trứng bao gồm:
– Tỷ lệ đẻ trứng ở các tuần (%) = |
Tổng số trứng trong tuần |
x 100% |
Tổng số gà thí nghiệm x 7 |
– Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng (kg) = |
Lượng thức ăn trong tuần |
x 10 |
Tổng số trứng thu được trong tuần |
– Khối lượng trứng: Khối lượng trứng được cân bằng cân điện tử Sartorius (độ chính xác là 0,001g)
– Chỉ số hình dạng: được xác định bằng thước kẹp Panme có độ chính xác 0,01 mm để đo đường kính chiều dài và rộng của quả trứng.
Chỉ số hình thái = x 100%
– Tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ lòng trắng: trứng trên phiến kính sẽ được đổ vào rây lọc dừa để lọc phần trắng loãng. Trên rây còn lại phần lòng đỏ và lòng trắng đặc. Dùng cốc thủy tinh đã được cân khối lượng nhẹ nhàng tách lòng đỏ ra khỏi lòng trắng đặc, cân cốc chứa lòng đỏ. Khối lượng lòng đỏ là hiệu số giữa khối lượng cốc chứa lòng đỏ trứng và khối lượng cốc. Sau đó đổ phần lòng đỏ đi và nhẹ nhàng đổ phần lòng trắng đặc vào cốc và đổ long trắng loãng vào. Cân khối lượng cốc chứa lòng trắng đặc và long trắng loãng. Công thức tính tỷ lệ lòng đỏ và tỷ lệ lòng trắng như sau:
Tỷ lệ lòng đỏ (%) = |
Khối lượng lòng đỏ |
x 100% |
Khối lượng trứng |
Tỷ lệ lòng trắng (%) = |
Khối lượng lòng trắng |
x 100% |
Khối lượng trứng |
Ảnh hưởng của tannin đến một số chỉ tiêu trong phân gà: Sau 30 ngày nuôi thí nghiệm tại mỗi thí nghiệm tiến hành đo và phân tích một số chỉ tiêu trong phân gà:
– pH của phân: tiến hành đo trực tiếp trên phân gà mới thải ra vào buổi sáng bằng máy đo pH nhãn hiệu Takemura DM15 (Nhật Bản). Mỗi lồng đo từ 3 đến 5 lần lấy giá trị trung bình. Tiến hành đo tất cả các lồng.
– Độ ẩm của phân: Tiến hành thu thập mẫu phân mới thải ra tại các lồng, sau đó được sấy khô bằng máy sấy ở nhiệt độ 105oC trong 12 tiếng. Độ ẩm của phân được tính bằng công thức:
Độ ẩm = (1- (Khối lượng chất khô/Khối lượng ban đầu)) x 100%.
– Tổng số vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn E. coli trong phân: tiến hành nuôi cấy và phân lập vi khuẩn bằng phương pháp thường quy trong phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Tây Nguyên.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm Excel 2010 và R. Số liệu trình bày gồm giá trị trung bình cộng (Mean), sai số chuẩn (SEM) và tỷ lệ (%). So sánh sự sai khác giữa các giá trị trung bình bằng phép thử Tukey với độ tin cậy 95% bằng mô hình phân tích phương sai 1 nhân tố với mô hình xử lý số liệu: yij = µ + αi + Ɛij. Trong đó: yij: là giá trị quan sát, µ là trung bình quần thể, αi: là mức bổ sung tannin và khẩu phần (i = 1-4), Ɛij là sai số ngẫu nhiên. So sánh sự khai khác giữa các tỷ lệ bằng phương pháp Holm với độ tin cậy 95% bằng kiểm định Khi bình phương (χ2).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của tannin đến một số chỉ tiêu sản xuất của gà giai đoạn hậu bị
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của tannin đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà hậu bị tại Bảng 2 cho thấy: lúc bắt đầu thí nghiệm, khối lượng của gà giao động từ 1,14 kg đến 1,20 kg, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết thúc thí nghiệm, khối lượng của gà nuôi ở NT1 là thấp nhất và tăng dần khi tăng hàm lượng tannin trong khẩu phần, khối lượng gà nuôi ở NT4 đạt cao nhất, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tương tự như vậy, sinh trưởng tuyệt đối của gà cũng tăng dần khi tăng hàm lượng tannin trong khẩu phần, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Mặc dù đây là giai đoạn cho ăn hạn chế nên tăng khả năng sinh trưởng của gà ở giai đoạn này không có nhiều giá trị trong sản suất, tuy nhiên từ kết quả thí nghiệm có thể thấy rằng khi tăng hàm lượng tannin từ 300g đến 600g/tấn thức ăn làm tăng khả năng sinh trưởng của gà M15.
Bảng 2: Ảnh hưởng của tannin đến một số chỉ tiêu sản xuất của gà hậu bị
Chỉ tiêu |
NT1 |
NT2 |
NT3 |
NT4 |
SEM |
P |
Khối lượng bắt đầu thí nghiệm (kg) |
1,16 |
1,20 |
1,19 |
1,14 |
0,023 |
0,26 |
Khối lượng kết thúc thí nghiệm (kg) |
1,45c |
1,55bc |
1,59ab |
1,68a |
0,031 |
0,00 |
Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) |
10,36d |
12,50c |
14,29b |
19,29a |
0,327 |
0,00 |
Hiệu quả sử dụng thức ăn (kg TA/kg tăng khối lượng) |
9,51a |
6,76b |
7,70b |
7,17b |
0,287 |
0,00 |
Ghi chú: NT1: không bổ sung; NT2: bổ sung 300g; NT3: bổ sung 450g; NT4: bổ sung 600g
Theo hàng, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05)
Kết quả nghiên cứu về hệ số chuyển hoá thức ăn cho thấy, hệ số chuyển hoá thức ăn của gà ở nghiệm thức đối chứng là cao nhất đạt 9,51 kg thức ăn/kg tăng khối lượng và cao hơn hẳn hệ số chuyển hoá thức ăn của gà nuôi ở các nghiệm thức được bổ sung tannin, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Hệ số chuyển hoá thức ăn của gà nuôi ở các mức 300, 450 và 600g/tấn thức ăn dao động từ 6,76 đến 7,70 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Sự sai khác về hệ số chuyển hoá thức ăn ở 3 nghiệm thức này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Nguyên nhân dẫn đến điều này là do tannin ở liều lượng nhất định có tác dụng làm săn niêm mạc ruột và làm giảm nhu động ruột, chính điều này đã làm cho thời gian của thức ăn nằm trong đường tiêu hoá lâu hơn làm tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trong hệ tiêu hoá của vật nuôi từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
Ảnh hưởng của tannin đến một số chỉ tiêu sản xuất của gà giai đoạn đẻ trứng
Chúng tôi tiến hành đánh giá ảnh hưởng của tannin đến các chỉ tiêu sinh sản: Tỷ lệ đẻ, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng (Bảng 3) và một số chỉ tiêu chất lượng trứng (Bảng 4).
Bảng 3: Ảnh hưởng của bổ sung tannin đến một số chỉ tiêu sinh sản
Tuần tuổi |
Chỉ tiêu |
NT1 |
NT2 |
NT3 |
NT4 |
SEM |
P |
21 |
Số trứng đẻ ra trong tuần (quả) |
70 |
69 |
77 |
104 |
– |
– |
Tỷ lệ đẻ (%) |
25,00b |
24,49b |
27,55ab |
37,14a |
– |
0,00 |
|
Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (kg) |
2,96ab |
3,06a |
2,87b |
2,26c |
0,06 |
0,02 |
|
22 |
Số trứng đẻ ra trong tuần (quả) |
97 |
79 |
100 |
121 |
– |
– |
Tỷ lệ đẻ (%) |
34,69ab |
28,06a |
35,71ab |
43,37a |
– |
0,00 |
|
Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (kg) |
2,35b |
3,22a |
2,43b |
1,88c |
0,06 |
0,00 |
|
23 |
Số trứng đẻ ra trong tuần (quả) |
124 |
134 |
140 |
156 |
– |
– |
Tỷ lệ đẻ (%) |
44,39 |
47,96 |
50,00 |
55,61 |
– |
0,05 |
|
Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (kg) |
2,07a |
1,81ab |
1,66b |
1,38c |
0,07 |
0,00 |
|
24 |
Số trứng đẻ ra trong tuần (quả) |
140 |
144 |
146 |
149 |
– |
– |
Tỷ lệ đẻ (%) |
50,00 |
51,53 |
52,04 |
53,06 |
– |
0,89 |
|
Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (kg) |
1,79a |
1,53ab |
1,52ab |
1,49b |
0,06 |
0,00 |
|
Tính chung |
Tổng số trứng đẻ ra (quả) |
431 |
426 |
463 |
530 |
– |
– |
Tỷ lệ đẻ (%) |
38,5b |
38,0b |
41,3b |
47,3a |
– |
0,00 |
|
Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (kg) |
2,19a |
2,18a |
1,98a |
1,70b |
0,07 |
0,00 |
Ghi chú: NT1: không bổ sung; NT2: bổ sung 300g; NT3: bổ sung 450g; NT4: bổ sung 600g
Theo hàng, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05)
Tỷ lệ đẻ tăng dần qua các tuần tuổi: ở tuần tuổi 21, tỷ lệ đẻ giao động từ 24,49% đến 37,24%. Đến 24 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ của các NT đã đạt trên 50% (từ 50%- 53,06%). Tỷ lệ đẻ trung bình ở giai đoạn 21 đến 24 tuần tuổi đạt từ 38% đến 47,3%, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tính chung cho toàn thí nghiệm, tỷ lệ đẻ ở nghiệm thức 4 là cao nhất (47,3%) và tỷ lệ đẻ ở nghiệm thức 2 là thấp nhất (38,0%). Từ kết quả trên, ta thấy khi bổ sung tannin vào khẩu phần ăn cho gà đẻ đã cải thiện được năng suất đẻ trứng của gà. Khi bổ sung 600g tannin/tấn thức ăn làm tỷ lệ đẻ tăng lên so với không bổ sung tannin vào khẩu phần ăn và bổ sung 300g, 450g / tấn thức ăn. Kết quả đánh giá tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng cho thấy: Tiêu tốn thức ăn ở nghiệm thức NT1 không bổ sung tannin vào khẩu phần ăn là cao nhất (2,19kg) và ở nghiệm thức NT4 bổ sung 600g tannin/ tấn thức ăn là thấp nhất (1,70kg); Ở 2 nghiệm thức NT2 và NT3 giá trị này lần lượt là 2,18 và 1,98kg, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P< 0,05). Như vậy, càng tăng lượng tannin trong khẩu phần thì càng tăng hiệu quả sử dụng thức ăn để gà đẻ ra 10 quả trứng. Nguyên nhân dẫn đến điều này được Redondo và cs. (2014) chỉ ra rằng tannin có nguồn gốc thực vật được sử dụng với liều lượng phù hợp có thể cải thiện năng suất vật nuôi, tăng cường sức khỏe, ức chế vi khuẩn có hại và do đó, có thể được sử dụng để thay thế kháng sinh trong khẩu phần ăn của gia cầm.
Kết quả Bảng 4 cho thấy: Khối lượng trứng gà nuôi ở các nghiệm thức giao động từ 53,50 đến 55,00g. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Chỉ số hình dạng thường được quan tâm nhiều trong ấp trứng còn trong trứng thương phẩm thì ít quan trọng hơn. Tuy nhiên, chỉ số hình dạng cũng góp phần thểhiện tình trạng sức khỏe của gà, chỉ số hình dạng của trứng bình thường nằm trong khoảng 74 – 85. Từ bảng trên, ta thấy chỉ số hình dạng của các nghiệm thức tương đương nhau và nằm trong khoảng 77,35 – 77,69. Như vậy, chứng tỏ trứng trong thí nghiệm có chỉ số hình dạng bình thường và sự khác biệt khi bổ sung tannin vào khẩu phần không có ý nghĩa trong thống kê (P>0,05).
Bảng 4: Ảnh hưởng của tannin đến một số chỉ tiêu chất lượng trứng gà
Chỉ tiêu |
NT1 |
NT2 |
NT3 |
NT4 |
SEM |
P |
Khối lượng trứng (g) |
53,50 |
55,00 |
54,90 |
54,90 |
1,47 |
0,87 |
Chỉ số hình dạng (%) |
77,69 |
77,35 |
77,63 |
77,68 |
0,98 |
0,82 |
Tỷ lệ lòng đỏ (%) |
25,89b |
25,20b |
27,10a |
27,24a |
1,02 |
0,04 |
Tỷ lệ lòng trắng (%) |
68,02a |
68,38a |
64,58b |
65,88b |
1,21 |
0,04 |
Ghi chú: NT1: không bổ sung; NT2: bổ sung 300g; NT3: bổ sung 450g; NT4: bổ sung 600g
Theo hàng, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05)
Sự khác biệt về tỷ lệ lòng đỏ của trứng gà nuôi ở các lô thí nghiệm cũng có sự khác biệt và có ý nghĩa (P < 0,05). Tỷ lệ lòng đỏ của nghiệm thức 2 là thấp nhất (25,20%), tỷ lệ lòng đỏ của nghiệm thức 3 và 4 khi bổ sung 450g và 600g tannin/ tấn thức ăn lần lượt là 27,10%; 27,24% cao hơn nghiệm thức không bổ sung tannin vào khẩu phần ăn và bổ sung 300 g tannin/ tấn thức ăn. Tỷ lệ lòng trắng cũng có sự khác biệt khi bổ sung tannin ở các mức khác nhau (P < 0,05). Tỷ lệ lòng trắng ở các NT1, NT2, NT3, NT4 lần lượt như sau: 68,02%; 68,38%; 64,58%; 65,88%, sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Như vậy, khi bổ sung tannin ở các mức 450g; 600g/ tấn thức ăn sẽ làm tăng tỷ lệ lòng đỏ và giảm tỷ lệ lòng trắng so với không bổ sung tannin vào khẩu phần ăn và bổ sung 300g tannin/ tấn thức ăn. Mặc dù trong điều kiện thí nghiệm chúng tôi không phân tích thành phần dinh dưỡng của trứng, nhưng việc làm tăng tỷ lệ lòng đỏ cũng làm tăng giá trị cảm quan đối với trứng gà.
Ảnh hưởng của các mức bổ sung tannin đến một số chỉ tiêu vi sinh vật và môi trường trong phân gà
Kết quả Bảng 5 cho thấy: giá trị pH của phân gà giảm dần khi tăng hàm lượng tanin trong khẩu phần, giá trị pH giảm từ 6,10 ở NT1 xuống còn 5,62 ở NT4, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Độ ẩm của phân cũng có xu hướng giảm dần khi tăng hàm lượng tannin trong khẩu phần, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Số lượng vi khuẩn hiếu khí trong phân gà nuôi ở các nghiệm thức NT1, NT2, NT3 và NT4 lần lượt là 5,14*1011; 3,15*1011; 2,94 *1011 và 2,36 *1011 CFU/g phân, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tổng số vi khuẩn E. coli trong phân gà nuôi ở các nghiệm thức NT1, NT2, NT3 và NT4 lần lượt là 21,67*106; 5,43*106; 5,33*106 và 2,53*106 CFU/g phân, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Bảng 5: Ảnh hưởng của tannin đến một số chỉ tiêu môi trường và vi sinh vật (VSV) trong phân gà giai đoạn hậu bị
Chỉ tiêu |
NT1 |
NT2 |
NT3 |
NT4 |
SEM |
P |
pH phân |
6,10a |
6,05a |
6,01a |
5,62b |
0,13 |
0,02 |
Độ ẩm của phân (%) |
76,76 |
77,37 |
74,61 |
74,01 |
1,91 |
0,88 |
Tổng số VSV hiếu khí (*1011CFU/g) |
5,14a |
3,15ab |
2,94b |
2,36c |
0,35 |
0,00 |
Tổng số E. coli (*106 CFU/g ) |
21,67a |
5,43b |
5,33b |
2,53c |
0,68 |
0,00 |
Ghi chú: NT1: không bổ sung; NT2: bổ sung 300g; NT3: bổ sung 450g; NT4: bổ sung 600g
Theo hàng, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05)
Kết quả nghiên cứu tại Bảng 6 cho thấy: giá trị pH ở nghiệm thức NT4 là thấp nhất (5,84); Các nghiệm thức NT1, NT2, NT3 giá trị pH lần lượt là 6,01; 6,07; 6,01. Như vậy khi bổ sung 600g tannin/ tấn thức ăn sẽ làm giảm pH trong phân và sự sai khác của nghiệm thức này so với 3 nghiệm thức còn lại là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Nguyên nhân làm pH trong phân thấp là do tannin vào trong ruột sẽ bị thủy phân thành acid gallic, acid quinic (Patra và cs., 2011), dẫn tới nồng độ acid trong ruột tăng lên làm pH trong ruột giảm và pH trong phân giảm. Ngoài ra, tannin còn liên kết với protein nước bọt giàu proline, tạo thành phức hợp có tính acid. Việc giảm pH cũng có tác dụng giảm mùi hôi và tăng khả năng diệt vi khuẩn trong phân của gà.
Bảng 6: Ảnh hưởng của tannin đến một số chỉ tiêu môi trường và vi sinh vật trong phân gà giai đoạn đẻ trứng
Chỉ tiêu |
NT1 |
NT2 |
NT3 |
NT4 |
SEM |
P |
pH phân |
6,01a |
6,07a |
6,01a |
5,84b |
0,06 |
0,01 |
Độ ẩm của phân (%) |
77,29a |
77,61a |
73,25b |
72,64b |
1,32 |
0,02 |
Tổng số VSV hiếu khí (*1011CFU/g) |
15,3a |
13,4a |
4,12b |
1,26b |
0.37 |
0,00 |
Tổng số E.coli (*106 CFU/g ) |
21,87a |
6,46b |
4,96b |
4,33b |
0,96 |
0,00 |
Ghi chú: NT1: không bổ sung; NT2: bổ sung 300g; NT3: bổ sung 450g; NT4: bổ sung 600g
Theo hàng, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05)
Độ ẩm trong phân có sự chênh lệch rõ rệt giữa các nghiệm thức: NT1 là 77,29% tương đương với NT2 là 77,61%. Hai giá trị này cao hơn so với độ ẩm trong phân gà nuôi ở NT3 là 73,25% và NT4 là 72,64%. Sự sai khác này có ý nghĩa trong thống kê (P<0,05). Nguyên nhân dẫn đến điều này do tannin có tác dụng làm se niêm mạc ruột làm giảm tốc độ nhu động của ruột, giảm tốc độ di chuyển của thức ăn qua đường ruột, qua đó thức ăn được tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, giảm hiện tượng đi phân lỏng, giúp con vật đi phân khuôn. Trong một nghiên cứu khác của Rezar và Salobir (2014) cũng chỉ ra rằng việc bổ sung tannin trong khẩu phần ăn của gà làm cho lượng chất khô trong phân tăng lên.
Tổng số VSV hiếu khí trong phân gà có sự chênh lệch rất lớn. Ở NT1, tổng số VSV hiếu khí là 15,3 *10 11 CFU/g, ở NT4 giá trị này giảm hẳn còn 1,26 * 1011 CFU/g, các NT2 và NT3 lần lượt là 13,4 * 10 11 CFU/g và 4,12*1011 CFU/g. Từ kết quả trên cho thấy, khi bổ sung tannin vào khẩu phần ăn thì tổng số VSV hiếu khí trong phân giảm, điều này cho thấy tannin có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, làm giảm lượng vi khuẩn hiếu khí trong phân. Tổng số vi khuẩn E. coli giảm rõ rệt khi bổ sung tannin vào trong khẩu phần ăn của gà. Ở NT1 tổng số vi khuẩn E.coli là 21,87*106 CFU/g, các nghiệm thức NT2 và NT3 lần lượt là 6,46*106 và 4,96*106 CFU/g, thấp nhất ở NT4 là 4,33*106 CFU/g. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Các hoạt động kháng khuẩn của tannin từ lâu đã được công nhận và độc tính của tannin đối với vi khuẩn, nấm và nấm men đã được xem xét (Scalbert, 1991). Các cơ chế được đề xuất cho đến nay để giải thích hoạt động kháng khuẩn của tannin bao gồm ức chế các enzym vi sinh vật ngoại bào, tước đoạt cơ chất cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật, tác động trực tiếp lên quá trình trao đổi chất của vi sinh vật thông qua ức chế quá trình phosphoryl hóa oxy hóa, tước bỏ các ion kim loại hoặc tạo phức với màng tế bào của vi khuẩn gây ra những thay đổi hình thái của thành tế bào và tăng tính thấm của màng (Scalbert, 1991, Liu và cs., 2013). Các bằng chứng đã chỉ ra rằng màng tế bào vi sinh vật là vị trí chính của hoạt động ức chế của tannin (Mcallister và cs., 2005, Liu và cs., 2013) thông qua sự tập hợp tế bào và phá vỡ các chức năng của màng tế bào. Theo Jamroz và cs.(2009) báo cáo rằng 1000 mg / kg tannin hạt dẻ ngọt làm giảm số lượng vi khuẩn E. coli và Coliforms trong ruột non vào ngày 28.
Từ kết quả Bảng 5 và 6 có thể thấy rằng, việc bổ sung tannin vào khẩu phần làm giảm pH, giảm độ ẩm và giảm số lượng vi khuẩn trong phân gà.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Bổ sung tanin ở mức 600g / tấn thức ăn làm tăng khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà giai đoạn hậu bị. Trên gà giai đoạn đẻ trứng, bổ sung tannin ở mức 600g/tấn thức ăn sẽ làm tăng tỷ lệ đẻ, giảm tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng, tăng tỷ lệ lòng đỏ và giảm tỷ lệ lòng trắng. Các chỉ tiêu: pH, ẩm độ, tổng số vi khuẩn hiếu khí và tổng số vi khuẩn E. coli đều giảm khi bổ sung tannin vào khẩu phần.
Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu các mức bổ sung cao hơn tới năng suất sinh sản của gà đẻ trứng thương phẩm.
Nguyễn Đức Điện*, Trần Thị Thắm,
Lê Ngọc Ánh, Lê Minh Hải
Khoa Chăn nuôi Thú y
trường Đại học Tây Nguyên
Email: [email protected]
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH MTV DD Ánh Dương Khang
Địa chỉ: 90/19 đường số 2, KP1, P.Phú Mỹ, quận 7, TP. Hồ Chí Minh
SĐT: 0938171477 (Mr. Khoa)
- hiệu quả li>
- vi khuẩn li>
- tannin li>
- Silvafeed li>
- gà đẻ trứng li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất