Tháng 12/2020, Công ty cổ phần Nông nghiệp sạch Bắc Giang được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) giao thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt lai BLANC – BLUE – BELGE (BBB) thương phẩm thành hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Sau 2 năm triển khai, dự án bước đầu khẳng định hiệu quả.
- Hà Nội: 30.000 hộ nông dân hưởng lợi từ dự án lai tạo giống bò BBB
- Biết thêm về giống bò BBB nhập nội
- Thưởng thức bò BBB tại Tuần lễ giới thiệu sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm sản xuất theo chuỗi
Nhiều công nghệ được ứng dụng
Là tỉnh trung du miền núi có khí hậu thời tiết ôn hòa, nguồn thức ăn dồi dào, các địa phương trong tỉnh có điều kiện thuận lợi để chăn nuôi đại gia súc. Mặc dù số lượng đàn bò lớn (khoảng 120 nghìn con) nhưng qua đánh giá, chăn nuôi bò tại các địa phương còn hạn chế, giống bò nhỏ (bình quân xuất chuồng 161,75 kg/con); chế độ nuôi dưỡng chăm sóc đơn giản, thức ăn cho bò chủ yếu từ cỏ tự nhiên nên thiếu về số lượng, không bảo đảm chất lượng. Kỹ thuật chăn nuôi chủ yếu thủ công, tác động khoa học kỹ thuật chưa nhiều nên hiệu quả không cao.
Để khắc phục, từ nguồn vốn chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao KH&CN thúc đẩy phát triển KT-XH nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025, tháng 12/2020, Bộ KH&CN giao Công ty cổ phần Nông nghiệp sạch Bắc Giang thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt lai BBB thương phẩm thành hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” với tổng kinh phí 19 tỷ đồng; thời gian thực hiện 36 tháng. Trong đó ngân sách T.Ư hơn 5,3 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 3,6 tỷ đồng còn lại vốn đối ứng của doanh nghiệp (DN), người dân..
Cán bộ kỹ thuật Công ty cổ phần Nông sản sạch Bắc Giang theo dõi, kiểm tra bò cái nền Zebu.
Thực hiện dự án, Công ty lựa chọn xã Quang Minh (Hiệp Hòa) xây dựng trang trại, liên kết với 62 hộ tại các thôn: Hương Thịnh, Hữu Định, Phú Cốc (cùng xã Quang Minh) chọn 150 bò nái nền Zebu bảo đảm tiêu chuẩn để đưa về trang trại chăm sóc và cho lai tạo với bò BBB. Tại đây, bò được thăm khám theo các chu kỳ của thai kỳ, ăn thức ăn giàu đạm như: Cỏ đậu, cỏ hỗn hợp… Quá trình chăm sóc, DN hỗ trợ toàn bộ chi phí phối giống, kỹ thuật chăm sóc, các hộ liên kết chỉ chi một phần kinh phí thức ăn.
Anh Dương Thế Vinh, phụ trách trang trại nuôi bò của Công ty cổ phần Nông nghiệp sạch Bắc Giang nói: “Sau 3 tháng đón bò mẹ về chăm sóc, đến nay có 104/150 bò mẹ mang thai, sức khỏe tốt và bê con trong bụng phát triển đều. Sau khi bò sinh sản, chúng tôi tiếp tục chăm sóc đến khi bê con đủ tuổi xuất chuồng và sẽ mua lại của người dân để tiếp tục thực hiện bước tiếp theo của dự án”.
Hướng đến xây dựng vùng nuôi bò tập trung
Sinh ra, lớn lên tại vùng quê thuần nông, vợ chồng anh Ngô Văn Hùng, xóm 6, thôn Hương Thịnh, xã Quang Minh (Hiệp Hòa) chủ yếu làm ruộng. Để nuôi các con ăn học, cùng với canh tác hai vụ lúa, một vụ màu, vợ chồng anh nuôi thêm lợn, gà. Cách đây 5 năm, nhận thấy trên địa bàn có đê tả Cầu cùng nhiều bãi đất trống, anh mua 5 bò sinh sản về nuôi. Do tập quán chăn thả, chất lượng giống không ổn định nên trung bình mỗi năm, 5 bò mẹ chỉ sinh sản được 3 bê con, vợ chồng anh thu về gần 60 triệu đồng.
Mục tiêu dự án sau 3 năm sẽ tiếp nhận, chuyển giao các quy trình công nghệ gồm: Quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò; chăn nuôi bò thịt từ con lai F1 BBB; phòng bệnh cho đàn bò; trồng, chế biến thức ăn thô xanh… Trung bình mỗi năm tạo ra 100 con bê; hình thành mô hình chăn nuôi tập trung 300 con bò thịt F1 BBB, tăng trọng bình quân >850g/con ngày; giai đoạn nuôi vỗ béo > 1 kg/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ > 60%.
Cách đây 3 tháng, anh đầu tư hơn 40 triệu đồng mua thêm 2 bò mẹ, liên kết đưa 7 con tham gia dự án. Tương tự, gia đình bà Dương Thị Thủy cùng ở thôn Hương Thịnh cũng đầu tư gần 100 triệu đồng mua thêm 4 con bò nái để liên kết đưa 6 con vào nuôi tập trung trong trang trại. “Trước đây để chăm sóc đàn bò, chiều nào tôi cũng phải đưa đi chăn thả tại các bãi đất trống, tối về lại lo thức ăn. Giờ thì không phải lo những phần việc này, tôi còn được nhận vào trang trại làm công nhân, thu nhập 6-7 triệu đồng mỗi tháng. Dự án kết thúc, tôi sẽ mở rộng quy mô nuôi theo hướng trang trại”, anh Ngô Văn Hùng chia sẻ.
Đến nay, sau 2 năm triển khai, cùng với lựa chọn 150 bò nái nền, DN đang nuôi 73 bê F1 BBB là kết quả lai tạo giữa giống bò BBB với bò nái nền Zebu của Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội. Qua theo dõi, giống bê này phàm ăn, chóng lớn, tăng trọng nhanh (bình quân >850g/con/ngày), giai đoạn nuôi vỗ béo đạt 1 kg/con/ngày. Bê F1 BBB khoẻ mạnh, ít bệnh, tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh cao, chất lượng tốt, dinh dưỡng cao. Mục tiêu của dự án sau 3 năm sẽ tiếp nhận, chuyển giao các quy trình công nghệ gồm: Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò; chăn nuôi bò thịt từ con lai F1 BBB; phòng bệnh cho đàn bò; trồng, chế biến thức ăn thô xanh… Trung bình mỗi năm tạo ra 100 con bê; hình thành mô hình chăn nuôi tập trung 300 con bò thịt F1 BBB, tăng trọng bình quân >850g/con ngày; giai đoạn nuôi vỗ béo > 1 kg/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ > 60%.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở KH&CN cho biết: “Là đơn vị được Bộ KH&CN giao quản lý dự án, cán bộ chuyên môn của đơn vị luôn bám sát, sẵn sàng hỗ trợ DN. Dự án thành công sẽ mở ra cơ hội chăn nuôi bò theo hướng thâm canh, chất lượng cao, sản xuất hàng hóa, tạo thành vùng chuyên canh, khai thác tiềm năng vùng gò, đồi bán sơn địa và bãi sông”.
Bài, ảnh: Sỹ Quyết
Nguồn: Báo Bắc Giang
- bò bbb li>
- Nuôi bò BBB li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Nói chung người dân quá khổ khi vào chăn nuôi, hết dịch lơn lại, trâu bò mất giá.