Bản tin ngành thịt trong nước và thế giới tháng 8.2020 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Bản tin ngành thịt trong nước và thế giới tháng 8.2020

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), tháng 8/2020, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ có xu hướng tăng trở lại so với cuối tháng 7/2020. Cùng với đó, giá lợn hơi trong nước có xu hướng giảm, cuối tháng 8/2020 giá lợn hơi trung bình cả nước dao động trong khoảng 78.000 – 83.000 đồng/kg, giảm từ 5.000-10.000 đồng/kg so với cuối tháng 7/2020.

     

    Thị trường thế giới

     

    Tháng 8/2020, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ có xu hướng tăng trở lại so với cuối tháng 7/2020. Ngày 28/8/2020 giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao kỳ hạn tháng 10/2020 giao dịch ở mức 55,73 UScent/lb, tăng 9,2% so với cuối tháng 7/2020.

     

    Về cung – cầu

     

    Tháng 8/2020, thị trường lợn hơi thế giới vẫn ảm đạm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Trong báo cáo về ngành thịt lợn quý III/2020, Rabobank đánh giá, những gián đoạn do đại dịch Covid-19, đặc biệt là tại các lò giết mổ và nhà máy chế biến của Hoa Kỳ, Bra-xin và Liên minh châu Âu (EU) đã ảnh hưởng tới sản lượng thịt trong năm 2020. Điều này làm gia tăng áp lực đến chuỗi cung ứng thịt lợn toàn cầu, vốn đã chịu ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi (ASF) khiến sản lượng giảm mạnh tại châu Á và Đông Nam Á.

     

    Theo Rabobank, dịch ASF tại Trung Quốc, Đông Nam Á và châu Âu là yếu tố quan trọng nhất tác động tới sản lượng thịt lợn toàn cầu. Rabobank dự báo nguồn cung thịt lợn toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 8% so với năm 2019 (đầu năm 2020 dự đoán giảm 5%). Tại Hoa Kỳ, sự gián đoạn trong hoạt động chế biến và giết mổ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến lượng lợn tồn kho lớn, gây áp lực lên thị trường.

     

    Theo Rabobank, lượng lợn tồn kho của Hoa Kỳ sẽ mất tới vài tháng để giải quyết, làm gia tăng áp lực cho lợn giống và giá thịt lợn. Sản lượng tại 27 quốc gia thành viên EU và Anh dự báo cũng giảm trong năm 2020, ước tính mức giảm trong 6 tháng cuối năm 2020 là 0,5%.

     

    Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), tồn kho thịt lợn đông lạnh của Hoa Kỳ trong tháng 7/2020 giảm xuống mức thấp nhất, mặc dù các nhà máy đóng gói thịt đã hoạt động trở lại sau thời gian đóng cửa do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

     

    Tính đến cuối tháng 7/2020, tồn kho thịt lợn của Hoa Kỳ trong các kho lạnh đạt 229,45 nghìn tấn, bao gồm sườn, thịt thăn và dăm bông, giảm 0,3% so với tháng 6/2020 và giảm 25% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tồn kho thấp nhất trong cùng tháng kể từ tháng 7/2011. Nguồn cung thịt lợn ba chỉ thường để sản xuất thịt xông khói giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019, xuống còn 21,17 nghìn tấn vào cuối tháng 7/2020.

     

    Trung Quốc: Quy mô lợn thịt và lợn nái của Trung Quốc trong năm 2021 sẽ tăng lần lượt 9% và 15%

     

    Theo USDA, sản xuất chăn nuôi lợn và sản lượng giết mổ sẽ ở mức thấp trong năm 2020 do dịch tả lợn tiếp tục tác động lên ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc. Tuy nhiên, nguồn cung sẽ chạm đáy trong năm 2020 và quy mô lợn thịt và lợn nái của Trung Quốc trong năm 2021 sẽ tăng lần lượt 9% và 15%. Hoạt động giết mổ trong năm 2021 cũng sẽ sôi động hơn, đẩy sản lượng thịt lợn của nước này lên 41,5 triệu tấn, từ mức thấp kỷ lục 38 triệu tấn trong năm 2020. Tồn kho lợn sống năm 2021 của Trung Quốc dự báo tăng lên 370 triệu con, tương đương hơn 80% so với mức trước dịch tả lợn. Tổng kim ngạch nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc năm 2020 sẽ đạt 4,3 triệu tấn và giảm xuống còn 3,7 triệu tấn trong năm 2021 do nguồn cung nội địa phục hồi.

     

    Sản lượng thịt bò sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021, dự báo đạt 6,9 triệu tấn. Nhập khẩu thịt bò năm 2021 của Trung Quốc dự báo giảm xuống còn 2,7 triệu tấn.

     

    Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc trong tháng 7/2020, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc đạt 430 nghìn tấn, tăng 136% so với tháng 7/2019; lũy kế 7 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc đạt 2,56 triệu tấn, tăng 120,2% so với cùng kỳ năm 2019. Nhập khẩu thịt lợn bao gồm nội tạng của Trung Quốc trong tháng 7/2020 lên đến 560 nghìn tấn, lũy kế 7 tháng đầu năm 2020 đạt 3,38 triệu tấn, tăng 87,1% so với cùng kỳ năm 2019. Nhập khẩu tăng do nguồn cung trong nước bị thiếu hụt nghiêm trọng do dịch tả lợn châu Phi làm chết hàng triệu con lợn ở Trung Quốc.

     

     Thời gian tới, dịch Covid-19 tiếp tục là yếu tố kìm hãm nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc. Các chính sách của Trung Quốc đối với thịt nhập khẩu cũng sẽ tác động tới hoạt động kinh doanh của ngành thịt toàn cầu

     

    Thị trường trong nước: Giá lợn hơi có xu hướng giảm

     

    Giá lợn hơi trong nước có xu hướng giảm, cuối tháng 8/2020 giá lợn hơi trung bình cả nước dao động trong khoảng 78.000 – 83.000 đồng/kg, giảm từ 5.000-10.000 đồng/kg so với cuối tháng 7/2020. Nguyên nhân giảm là do dịch Covid-19 quay trở lại tại một số tỉnh thành, ảnh hưởng đến sức mua, trong khi nguồn cung tăng hơn so với các tháng trước. Cùng với nguồn cung lợn từ nhập khẩu, các công ty chăn nuôi có thị phần lớn trong nước cũng tăng tái đàn.

     

    Việc tái đàn chủ yếu ở những cơ sở chăn nuôi lớn (Ảnh: Quốc Minh)

     

    Hiện chăn nuôi lợn đang dần khôi phục sau dịch tả lợn châu Phi (ASF), nhưng công tác tái đàn còn chậm do giá lợn giống vẫn ở mức cao, các hộ chăn nuôi không có đủ nguồn lực để đầu tư tái đàn sau thời gian dài bị thiệt hại vì dịch bệnh, việc tái đàn chủ yếu ở các cơ sở chăn nuôi lớn.

    Hà Ngân

    Theo Rabobank, nhập khẩu lợn sống và thịt lợn của Việt Nam trong năm 2020 dự báo tăng 60% so với năm 2019. Trong khi, sản lượng thịt lợn được điều chỉnh giảm 8 – 11% so với năm 2019, xuống còn 2,15 – 2,2 triệu tấn. Với lượng lợn nái được giữ lại, lợn giống nhập khẩu và đàn lợn ông bà tăng, sản lượng lợn sống có thể sẽ phục hồi tốt hơn từ quý IV/2020.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.