Bệnh Suyễn lợn và vắc xin Suyễn lợn của Hanvet - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh Suyễn lợn và vắc xin Suyễn lợn của Hanvet

    Mô tả

     

    Bệnh suyễn hay còn gọi là bệnh viêm phổi địa phương ((Pneumonia Enzootica Suum, Enzootic Pneumonia, EP) là một bệnh truyền nhiễm hô hấp ở lợn gây do Mycoplasma hyopneumoniae. với đặc điểm tiến triển chậm, thể mạn tính, lợn bệnh ho khan, tỷ lệ chết thấp, nhưng thiệt hại về kinh tế lớn do giảm năng suất chăn nuôi, lợn còi cọc, chậm lớn, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) và chi phí thuốc thú y cao.

     

    Lợn ở mọi lứa tuổi đều mắc, nhưng lợn con cảm nhiễm mạnh, lợn lớn đề kháng cao hơn, nhưng trở thành vật mang và thải trùng kéo dài nhiều năm.

     

    Nguyên nhân và cơ chết gây bệnh

     

    Khuẩn lạc Mycoplasma

    Nguyên nhân khởi phát là M. hyopneumoniae tấn công và phá hủy hệ lông nhung, màng nhầy niêm mạc, làm tê liệt sự đào thải chất bẩn hô hấp, giảm đề kháng của cơ thể. Từ đó, mở cửa cho các vi khuẩn cơ hội, như: Haemophilus parasuis, P. multocida, Streptococcus suis, Actinobacillus pleuropneumoniae, Corynebacterium pyogenes, E. coli, Salmonella cholera suis… bội nhiễm, gây bệnh lâm sàng làm bệnh tiến triển trầm trọng.

     

    Bệnh suyễn phát sinh khi môi trường nuôi kém, ít thông thoáng, bụi, khí độc NH3, H2S cao, thời tiết lạnh, biên độ nhiệt trong ngày thay đổi lớn, chuyển mùa… gây phân tiết histamin, và các stress do chăn nuôi, quản lý tồi…

     

    M. hyopneumoniae bị vô hoạt trong 48 giờ ở điều kiện khô, trên quần áo hay lông thú, nhưng tồn tại đến 17 ngày trong nước 2-7oC. Vi khuẩn mẫn cảm với các hóa chất khử trùng thông thường như Iodine, Chlorine, Formaldehyde, Glutaraldehyde, NaOH, HCl…

     

    Mầm bệnh tập trung ở các dịch tiết đường hô hấp. Nguồn lây lan trực tiếp từ con ốm sang con khỏe qua đường khí dung, chất thải dịch mũi… và có thể phát tán qua không khí đến 3,5 km.

     

    Triệu chứng lâm sàng

     

    Thời gian ủ bệnh 10-20 ngày. Tình trạng bệnh phụ thuộc vào tuổi lợn và sự bội nhiễm kế phát. Bệnh phát triển từ từ ở tất cả các lứa tuổi lợn trong đàn và mang tính dịch địa phương. Lợn cảm nhiễm khi môi trường bẩn, nồng độ NH3, H2S và độ ẩm cao gây cho bệnh nặng trầm trọng. Đặc biệt, sự nhiễm khuẩn thứ phát trở thành ổ dịch viêm phổi, nặng nhất ở lợn 2-4 tháng tuổi gây chết nhiều, thiệt hại kinh tế.

     

     

    Có thể phân làm 3 thể bệnh: mạn tính, mang trùng và viêm phổi phức hợp.   

     

    Thể mạn tính 

     

    Là thể chủ yếu và thường gặp ở lợn đàn nuôi thịt. Nếu nhiễm đơn thuần M. hyopneumoniae (không bội nhiễm) lợn chỉ kém ăn, ho khan, thở khó, dịch mũi ít, sốt nhẹ, vẫn ăn uống, nhưng chậm lớn, độ đồng đều trong đàn kém, FCR cao. Lợn bệnh thường ho nửa đêm về sáng, ho khó khăn, thể bụng, tư thế chó ngồi. Bệnh có thể tiến triển thành thể mãn tính và khó nhận biết khi điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.

     

    Thể mang trùng

     

    Thường thấy ở lợn giống (nái, đực giống) và lợn trên 6 tháng tuổi. Lợn bệnh biểu hiện triệu chứng lâm sàng không rõ rệt, thỉnh thoảng có ho khan, nhưng nếu dồn vận động mạnh thì thấy lợn thở thể bụng mạnh, khó khăn, có khi bị chết ngạt. Lợn bệnh ăn uống kém, đôi khi có viêm khớp, năng suất sinh sản giảm. Thể này là thể mang trùng kéo dài đến nhiều năm, là nguồn lây lan chính, khó kiểm soát bệnh.  

     

    Thể viêm phổi phức hợp

     

    Thường gặp ở lợn con sau cai sữa, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc kém và nhiễm thứ phát các vi khuẩn cơ hội ở đường hô hấp. Nếu không bội nhiễm nặng thì sau 2-3 tuần triệu chứng có thể giảm dần, tỷ lệ chết không cao, nhưng lợn tăng trưởng chậm. Khi nhiễm thứ phát, bệnh tiến triển nặng với triệu chứng lâm sàng viêm phổi phế phức hợp điển hình như: bỏ ăn, sốt cao, ho nhiều, thở khó, tỷ lệ chết có thể 20-25%.

     

    Để phát hiện lợn suyễn, quan sát vào nửa đêm về sáng, nhất là thời điểm chuyển mùa, lạnh trời hay đuổi chạy thốc liên tục, lợn bệnh không chạy nổi, thở thóp bụng, ho nặng.

     

    Khởi phát là do M. hyopneumoniae, nhưng bệnh thường ghép với P. multocida gây viêm, nhồi huyết các thuỳ phổi; nếu với Str. suis hay Corynebacterium pyogenes – viêm phổi hoá mủ; với A. pleuropneumoniae – gây viêm màng phổi, phổi dính sườn; hay H. parasius – gây bệnh Glasser’s, viêm phổi xuất huyết nặng, kéo màng mờ; khi bội nhiễm E.coli sẽ dẫn đến bại huyết… và là nguyên nhân làm lợn chết, gây tổn thất, thiệt hại kinh tế lớn.

     

    Bệnh tích

     

    Bệnh tích tập trung ở khí quản, phế quản và phổỉ. Vùng phổi viêm có màu đỏ thẫm, mặt cắt phổi chứa đầy bọt và dịch nhầy. Nặng nhất ở thùy phổi tim sau đó sang thuỳ đỉnh và thường bị nhục hóa lúc đầu ở vùng rìa phổi rồi lan dần vào trong và có tính đối xứng thuỳ hai bên. Hệ thống hô hấp bị xuất huyết, phổi có nhiều nơi bị nhục hóa (gan hóa). Cắt một mảnh phổi ở vùng này thả vào nước sẽ chìm.

     

    Các hạch bạch huyết dọc khí quản sưng to 3-4 lần, bề mặt ướt, tụ máu, không xuất huyết.

     

    Qua kính hiển vi, hệ lông nhung khí, phế quản bị tổn thương nặng nề, có khi mất hết. Thành phế quản dày lên, chứa nhiều dịch lẫn bạch cầu và là nguyên nhân làm hẹp phế quản, khó thở.

     

    Chẩn đoán

     

    Dựa vào dịch tễ học, bệnh mạn tính, địa phương và ho sốt nhẹ, tăng trọng kém. Phương pháp cận lâm sàng: Phân lập Mycoplasma, kỹ thuật PCR, chẩn đoán huyết thanh học.

     

    Phân biệt với các bệnh viêm phổi đơn thuần như: Tai xanh, dịch tả, THT, giun phổi…

     

    Phòng bệnh

     

    An toàn sinh học (ATSH) là biện pháp trước tiên: vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc định kỳ; kiểm soát giảm nồng độ NH3, H2S chuồng nuôi; mật độ nuôi vừa phải, chống nóng, lạnh, gió lùa; cách ly lợn mới nhập; tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin và chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

     

    Do dịch tễ phức tạp và khó kiểm soát, bệnh suyễn khó phòng chữa, chi phí tốn kém. Vì vậy, hãy tiêm phòng vắc xin suyễn theo khuyến cáo cho tất cả lợn mọi lứa tuổi trong trại là biện pháp chủ động tích cực, hiệu quả tiết kiệm nhất để phòng và kiểm soát bệnh.

     

    HANVET đã nghiên cứu và sản xuất thành công vắc xin suyễn lợn. Là vắc xin vô hoạt nhũ dầu, rất an toàn, kích thích sinh kháng thể đặc hiệu và duy trì miễn dịch kéo dài để kiểm soát và phòng bệnh hiệu quả.

     

    Thành phần

     

     

    Mỗi ml chứa:

    • Kháng nguyên vô hoạt Mycoplasma hyopneumoniae: ≥ 1×109 CCU
    • Chất bổ trợ: dầu khoáng

    * CCU: Color Changing Units

          

    Chủng M. hyopneumoniae vacxin được phân lập, sàng lọc, đánh giá và tuyển chọn có độ ổn định cao về độc lực cũng như tính kháng nguyên.

     

    Sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ nuôi cấy liên hoàn tự động, lọc TFF, vô hoạt và nhũ hóa inline… sản xuất trên dây chuyền GMP-WHO.

     

    Đây là vắc xin suyễn lợn đầu tiên được nghiên cứu và phát triển ở nước ta có thể cạnh tranh cả về chất lượng và giá với vắc xin cùng loại nhập ngoại.

     

    Đánh giá tác dụng vắc xin Suyễn lợn của HANVET

     

    Vắc xin đã được đánh giá với hai quy trình miễn dịch khác nhau là 1 mũi duy nhất (2 ml/con) và 2 mũi x 1 ml/con cách nhau 14 ngày và kiểm tra hàm lượng kháng thể ở ngày đầu (D0), ngày 14 (D14), ngày 28 (D28) và ngày 35 (D35). Kết quả thể hiện rõ ở Biểu đồ 1.

    Biểu đồ 1. So sánh quy trình tiêm 1 mũi và 2 mũi vacxin suyễn lợn

     

    Kết quả 2 quy trình tiêm đều đạt trên ngưỡng tiêu chuẩn bảo hộ tương đương nhau ở D28 và D35. Như vậy, quy trình sử dụng vắc xin rất thuận tiện và linh hoạt, tùy theo tình hình dịch tễ tại trại. Trại có tỉ lệ lưu hành bệnh cao, nên áp dụng với liệu trình 2 mũi (2 mũi x 1 ml/con, lúc 7 và 21 ngày tuổi); những địa phương hay trại có dịch tễ nhẹ, chỉ cần sử dụng liệu trình 1 mũi duy nhất (2 ml lúc lợn 14 ngày tuổi).

     

    Vắc xin cũng được đánh giá hiệu giá kháng thể khi tiêm cho lợn ở những lứa tuổi khác nhau (Biểu đồ 2).

    Biểu đồ 2. Hiệu giá kháng thể khi tiêm vacxin cho lợn ở lứa tuổi khác nhau

     

    Bằng phương pháp ELISA, sau tiêm phòng cho lợn ở các lứa tuổi 7 ngày, 21 ngày và 35 ngày đều cho hiệu giá kháng thể cao tương đương nhau, đạt trên ngưỡng tiêu chuẩn. Từ đầy có thể kết luận là vắc xin suyễn lợn của HANVET kích thích gây đáp ứng miễn dịch tốt trên lợn ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

     

    Để chứng minh chất lượng vắc xin suyễn lợn của HANVET, đã tiến hành làm thí nghiệm để đánh giá so sánh hàm lượng kháng thể sau tiêm với một số vắc xin suyễn cùng loại ngoại nhập đang lưu hành trên thị trường (ký hiệu A, B, C), kết quả như Biểu đồ 3.

    Biểu đồ 3. So sánh hiệu giá KT với 3 loại vacxin nhập ngoại

     

    Qua biểu đổ 3 rõ ràng cho thấy, vắc xin suyễn lợn của HANVET có đáp ứng miễn dịch rất tốt, biểu hiện là hàm lượng kháng thể cao và tương đương với 3 loại vắc xin nhập khẩu.

     

    Đánh giá độ dài miễn dịch hay thời gian bảo hộ của vắc xin suyễn lợn của HANVET được tiến hành liên tục 7 tháng sau tiêm và lấy máu hàng tháng để kiểm tra nồng độ kháng thể.

     

    Kết quả được thể hiện ở Biểu đồ 4 cho thấy, hàm lượng kháng thể duy trì cao ổn định đến tháng thứ 4 mới bắt đầu giảm nhẹ và đến tháng thứ 7 vẫn đạt ngưỡng tiêu chuẩn kháng thể bảo hộ. Như vậy, đáp ứng miễn dịch của lợn khi được tiêm phòng Vacxin Suyễn của HANVET đạt ít nhất 7 tháng sau khi tiêm phòng. Sau giai đoạn này, chúng tôi khuyến cáo cần tái chủng sau 6 tháng để đảm bảo và duy trì hiệu quả bảo vệ tốt nhất cho đàn lợn (Biểu đồ 4)

    Biểu đồ 4. Đánh giá độ dài miễn dịch của Vacxin suyễn HANVET

     

    Để so sánh tác dụng của việc dùng và không dùng vacxin được thực hiện tại 3 trại có quy mô 500-1000 lợn được trình bày tại (Biểu đồ 5).    

    Biểu đồ 5. So sánh tác dụng của việc tiêm phòng và không tiêm phòng

     

    Kết quả của thí nghiệm chỉ ra rằng, những nhóm lợn không được tiêm phòng vắc xin tỷ lệ nhiễm bệnh trong đàn khá cao chiếm 15-21%, trong khi đó các nhóm lợn được tiêm vắc xin suyễn của HANVET tỷ lệ này chỉ còn 1,7-2%. Như vậy rõ ràng, tiêm phòng đầy đủ vắc xin suyễn đã làm giảm đáng kể tỷ lệ lợn nhiễm bệnh suyễn kể cả biểu hiện lâm sàng cũng như kiểm tra phi lâm sàng và tổn thương phổi.

     

    Phòng và kiểm soát bệnh suyễn phát triển lây lan bằng ATSH, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. Trong nhiều trường hợp có thể dùng kháng sinh phòng đón đầu ở những giai đoạn nguy cơ bằng Tylosin, Tiamulin, Tilmicosin hay các Tetracyclin…

       

    Đặc tính vắc xin Suyễn của HANVET

     

    • Là vắc xin chết dùng rất an toàn cả với lợn con 7 ngày tuổi, cũng như lợn nái mang thai và lợn đực giống.
    • vắc xin tạo miễn dịch cao đạt ngưỡng bảo hộ sau tiêm 3-4 tuần.
    • Độ dài miễn dịch 6 tháng. Khi cần, tiêm nhắc lại sau 6 tháng.
    • Tiêm vắc xin suyễn cho tất cả lợn trong trại là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu, giúp cải thiện năng suất chăn nuôi, nhất là các trại nuôi lợn thịt.

     

    Chỉ định: Vắc xin suyễn lợn được dùng phòng và kiểm soát bệnh suyễn cho lợn các lứa tuổi.

     

    Cách dùng và lịch dùng vacxin

     

    Lắc kỹ lọ vacxin trước dùng. Sử dụng bơm và kim tiêm khô và vô trùng. 

     

    Tiêm bắp thịt. Tránh tiêm vào mô mỡ.

     

    Với lợn con:

     

    • Trại có tỉ lệ mắc bệnh suyễn cao: Tiêm mũi đầu lúc lợn 1 tuần tuổi, liều 1 ml/con. Sau 2 tuần tiêm nhắc lại cũng liều trên.

     

    • Những trại có dịch tễ nhẹ: Tiêm 1 mũi duy nhất với liều 2 ml/con lúc lợn 3 tuần tuổi.

     

    Lợn hậu bị: Chủng 2 mũi lúc 6 tuần tuổi và 2 tuần trước khi đẻ, với liều 2 ml/con.

     

    Lợn nái: Tái chủng lúc 2 tuần trước khi đẻ, với liều 2 ml/con.

     

    Lợn đực giống: Chủng 6 tháng/lần, với liều 2 ml/con.

     

    Thời gian cách ly:  Giết thịt sau 21 ngày.

     

    Bảo quản: Bảo quản ở 2oC-8oC, tránh ánh sáng mặt trời. Không để đông đá.

     

    Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất

     

    Đóng gói: Trong lọ thủy tinh 2 ml, 10 ml, 20 ml, 50 ml.

     

    Chữa bệnh

     

    Chữa trị và kiểm soát bệnh suyễn là việc rất khó khăn, kéo dài, tốn kém đòi hỏi áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Nguyên lý điều trị bệnh là dùng các kháng sinh vòng lớn (macrolid) có tác dụng mạnh với Mycoplasma, kết hợp với kháng sinh có tác dụng với các vi khuẩn kế phát, như: Tiamulin, Tylosin, Tilmicosin, Tulatromycin, Doxycyclin, Oxytetracyclin, Lincomycin. Tiêm 2-3 mũi đầu liều cao tấn công sau đó dùng liều khuyến cáo duy trì và liệu trình kéo dài 5-7 ngày.

     

    Những sản phẩm tin dùng chuyên chữa suyễn lợn của HANVET là: Han-Tuxin, Tiamulin 10%, Tylosin-50, Tylosin-200; Hanoxylin LA, LinSpec 5/10,… kết hợp dùng một số kháng sinh dạng bột uống hay trộn thức ăn để duy trì nồng độ chữa bệnh trong máu.

     

    Bổ sung thuốc bồi dưỡng nâng cao đề kháng, chuyển hóa như: B-complex, Vit. ADE tiêm, Multivit-forte, Vitamin B1, Vitamin C…

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.