Bệnh thương hàn gà (Salmonellosis) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Thái Bình, Phú Thọ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Tiền Giang, Trà Vinh 61.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh thương hàn gà (Salmonellosis)

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh thương hàn gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính của gà do vi khuẩn Salmonella gây ra. Bệnh thường xảy ra ở thể cấp tính ở gà con và mãn tính ở gà lớn. Đây là căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. 

     

    Bệnh thương hàn gà xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ gà mới nở, gà vài tuần tuổi cho đến khi gà trưởng thành. Vịt, cút, chim trĩ, chim công, chim sẻ…. các loài thủy cầm hay các loài chim hoang đều mẫn cảm.

     

    Đường lây nhiễm quan trọng nhất là qua trứng, gà mái mang vi khuẩn trong buồng trứng nên trứng đẻ ra bị nhiễm khuẩn.

     

    • Gà trống bệnh đạp mái ® gà mái bị lây bệnh ® trứng thụ tinh cũng bịnhiễm khuẩn.
    • Ngoài ra, bệnh lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc.

          + Tiêu hóa: qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm, dụng cụ chăm sóc, vận chuyển gà con, máy ấp.

          + Tiếp xúc: giữa gà bệnh và gà khỏe.

    Triệu chứng ở gà con: thường ở thể cấp tính

     

    • Phôi không đạp bể vỏ ® chết.
    • Nở ® rất yếu và chết.
    • Gà bệnh ốm yếu, nhỏ hơn gà khác khỏe mạnh.
    • Gà bệnh có biểu hiện: 
    • Bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu.
    • Xù lông, xã cánh.
    • Nhắm mắt.
    • Tụ lại thành từng đám.
    • Phân trắng bết vào hậu môn.
    • Có đốm casein trắng đục trong nhãn cầu hay có điểm mờ đục trong giác mạc.
    • Có thể viêm khớp.
    • Tỷ lệ chết cao vào giữa tuần 01 đến giữa tuần 3.

    Triệu chứng ở gà lớn

     

    Thể cấp tính

     

    • Gà bất thình lình giảm ăn.
    •  Mệt mỏi, gục xuống. Xù lông, mào tái nhợt.
    • Giảm sản lượng trứng. Trứng giảm khả năng ấp nở.
    • Tỷ lệ chết cao trong 5-10 ngày.
    • Thân nhiệt 41-430C (2-3 ngày).   
    • Tiêu chảy, suy yếu và mất nước.

     

    Thể mãn tính

     

    • Mặt, mào và yếm tái nhợt.
    • Đẻ ít, không đều hay ngừng đẻ.
    • Trứng có vỏ xù xì, dính máu ở vỏ hay trong lòng đỏ.
    • Bụng xệ xuống do viêm phúc mạc chứa nhiều dịch chất.
    • Phân lúc bón, lúc tiêu chảy.
    • Gà ốm yếu, chết rải rác.

     

    Bệnh tích ở gà (bệnh Thương hàn)

     

    Gà con

     

    • Lòng đỏ không tiêu, mềm nhão, màu xám xanh.
    • Lách sưng to 2-3 lần.
    • Viêm màng bụng, màng bao tim có dịch rỉ viêm.
    • Gan sưng xuất huyết, hoại tử.
    • Phổi, tim, lách và thành dạ dày cơ có hoại tử.
    • Ruột viêm xuất huyết, manh tràng chứa đầy phân trắng.
    • Viêm khớp, có dịch viêm (dịch màu vành chanh hay vàng cam).

    Lòng đỏ không tiêu, mềm nhão, màu xám xanh

     

    Gà lớn

     

    • Viêm buồng trứng và ống dẫn trứng.
    • Trứng méo mó, có nhiều màu sắc khác nhau:
    • Vàng sậm; màu đồng đen; dị hình.
    • Kéo dài hay có cuống.
    • Trứng có thể bị vỡ làm viêm phúc mạc.
    • Gan sưng bở, có những đốm hoại tử.
    • Lách, thận sưng lớn.
    • Viêm màng bụng, màng bao quanh gan, màng ngoài tim.
    • Ruột viêm hoại tử, có thể có loét.
    • Dịch hoàn có nốt hoại tử, màu đen.
    • Thỉnh thoảng có casein ở phổi và túi khí.
    • Viêm khớp.

     

    Chẩn đoán phân biệt bệnh thương hàn với các bệnh khác

     

    Đặc điểm phân biệt

    Thương hàn

    Nấm phổi

    1

    Tiêu chảy phân trắng

    Tiêu chảy phân trắng

    2

    Hoại tử ở các cơ quan như gan, tim, lách…

    Không

    3

    Không

    Bệnh tích trên phổi là chủ yếu, có những u nấm to nhỏ màu vàng xám

     

    Đặc điểm phân biệt

    Thương hàn

    Tụ huyết trùng

    1

    Không

    Triệu chứng hô hấp

    2

    Đốm hoại tử trên bề mặt gan

    Hoại tử điểm bằng đầu đinh ghim trên bề mặt gan

    3

    Không

    Xuất huyết các cơ quan và các cấu                                trúc chống đỡ của cơ thể

     

    Điều trị (bệnh Thương hàn)

     

    Cách ly gà bị bệnh, dùng các sản phẩm sau đây của Công ty TNHH thuốc Thú y Á Châu để điều trị.

    Tên sản phẩm

    Liều dùng và cách dùng

    Công dụng

    MICROFACT

    Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn: 1kg/600L hoặc 1kg/300kg thức ăn.

    Bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng (dùng liên tục đến khi hết bệnh).

    PARA-SONE

    Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn: 100g/1L; hoặc 2g/1kg thức ăn. Dùng 3-5 ngày.

    Hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, long đờm (dùng 3-5 ngày).

    GLU.K.C

    Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn: 10g/2L nước hoặc 10g/50kg thể trọng.

    Bổ sung chất điện giải, chống stress (dùng liên tục đến khi hết bệnh).

    LIVER-EXTRA

    Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn: 1ml/1L; hoặc 1ml/1kg thức ăn.

    Giải độc gan, thận; Giúp hấp thu tốt thức ăn; Tăng sức đề kháng (dùng liên tục đến khi hết bệnh).

    BIOLAC THẢO DƯỢC

    Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn: 1g/0,5kg thức ăn hoặc 1g/1L nước uống.

    Bổ sung lợi khuẩn giúp đường ruột khỏe mạnh (dùng 3-5 ngày).

    FLOR-ORAL

    Pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn: 1ml/2L nước hoặc 1ml/1kg thức ăn

    Kháng sinh đặc trị bệnh thương hàn trên gà (dùng 5-7 ngày).

    SPECTINOMYCIN 5%

    Pha cho uống: 2ml/5kg thể trọng.

    Kháng sinh đặc trị bệnh thương hàn trên gà (dùng 5-7 ngày).

     

    Phòng bệnh (Thương hàn)

    (1) Vệ sinh thú y.

     

    Cần chú ý vệ sinh của máy ấp, khay, trứng ấp… Các dụng cụ trên phải được sát trùng trước khi ấp bằng cách xông formol (2 phần) + KMnO4 (1 phần).

     

    Định kỳ tiêu độc, sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi.

     

    Trong thời gian nuôi sử dụng một trong các loại thuốc sau: IODINE hoặc ANTISEP hoặc PROTECT kết hợp với REPELL để sát trùng, tiêu độc và diệt côn trùng (muỗi, ruồi, kiến, gián….) ngăn ngừa bệnh cho gà, định kỳ 7 – 10 ngày/lần. Nếu bệnh xảy ra cũng sử dụng các sản phẩm trên 2 – 3 ngày/lần (Liều lượng tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của Công ty TNHH thuốc Thú y Á Châu).

     

    (2) Cùng vào, cùng ra.

     

    (3) Định kỳ kiểm tra ® loại bỏ những con dương tính.

     

    (4) Bằng vắc xin.

     

    (5) Nuôi dưỡng, chăm sóc: Dùng các sản phẩm sau của Công ty TNHH thuốc Thú y Á Châu ® Phòng bệnh chủ động.

     

    Tên sản phẩm

    Liều dùng và cách dùng

    Công dụng

    ECOSAL

    Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn: 1ml/2L hoặc 1 ml/kg thức ăn.

    Phòng bệnh thương hàn trên gà (10 ngày, dùng 1 đợt 3-5 ngày).

    AMINOVITAL

    Cho uống: 0,5ml/1L nước.

    Bổ sung dinh dưỡng cần thiết; Tăng sức đề kháng cho gia cầm (dùng thường xuyên).

     

    Thông tin liên hệ:

     

    CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y Á CHÂU

     

    Địa chỉ:130 Quốc lộ 1A, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ

     

    Số điện thoại: (+84).292.3913347- Fax: (+84).292.3913349

     

    Hotline: 1900 986 834 ; cskh@achaupharm.com; apc-health.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.