[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 27/5/2021, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến Chủ trì Hội nghị trực tuyến Phòng chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò.
Toàn cảnh Hội nghị (Ảnh: Chu Minh Khôi)
Thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE) từ tháng 7/2019 cho đến nay, dịch bệnh viêm da nổi cục trâu bò đã và đang diễn ra tại trên 20 quốc gia, vùng lãnh thổ, ước tính thiệt hại gây ra tại các nước khu vực Châu Á khoảng 1,5 tỷ USD.
Đã có 63.714 con gia súc mắc bệnh
Báo cáo của Cục Thú y cho biết, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 10/2020; đến ngày 26/5/2021, dịch bệnh đã xảy ra tại 2.252 xã, thuộc 252 huyện của 32 tỉnh, thành phố, với tổng số 63.714 con gia súc mắc bệnh và 9.170 con gia súc chết và tiêu hủy. Hiện nay, cả nước có 1.416 ổ dịch chưa qua 21 ngày tại 199 huyện của 27 tỉnh, thành phố với 48.449 con gia súc mắc bệnh và 7.025 con gia súc chết và tiêu hủy.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, Cục Thú y đã thành lập hơn 50 đoàn công tác gồm Lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật đến địa phương và đã ở đó trong nhiều ngày qua để phối hợp, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Từ ngày 17 – 25/5/2021, Cục Thú y tiếp tục thành lập 7 đoàn công tác đến các địa phương có dịch, địa phương có nguy cơ cao để chỉ đạo, hướng dẫn chống dịch bệnh viêm da nổi cục trâu bò. Cục Thú y đã tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định xuất cấp hỗ trợ 78.000 lít hóa chất cho 5 tỉnh (Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị) để tổ chức chống dịch bệnh viêm da nổi cục.
Cục Thú y cũng đã hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức nhập khẩu vaccine viêm da nổi cục. Đến nay đã có 2 doanh nghiệp đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nhập khẩu 3 loại vắc xin của 3 nhà sản xuất tại Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập với số lượng 4,12 triệu liều (bảo đảm đủ số lượng để tiêm phòng cho trên 50% tổng đàn trâu, bò của Việt Nam).
Tính đến ngày 10/5/2021, các doanh nghiệp đã nhập khẩu trên 2,7 triệu liều vaccine viêm da nổi cục các loại; đã cung ứng trên 2 triệu liều vaccine cho các địa phương và các doanh nghiệp chăn nuôi trâu, bò (bao gồm: 1,45 triệu liều cho 33 tỉnh, thành phố; hơn 555 nghìn liều cho 27 cơ sở chăn nuôi). Hiện tại các doanh nghiệp còn trên 750 nghìn liều đang được bảo quan tại kho của các doanh nghiệp. Dự kiến trong thời gian tới, các doanh nghiệp tiếp tục nhập khẩu trên 3 triệu liều, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.
Từ thực tế triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trâu bò trong thời gian qua cho thấy tại các tỉnh Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi,… nhờ có việc tiêm phòng vaccine, nên tình hình dịch bệnh tại các địa phương này đã được kiểm soát, số ổ dịch đã giảm rõ rệt (từ 30 đến 60%), không phát sinh thêm gia súc mắc bệnh.
Ông Phạm Văn Đông cũng cho rẳng, lãnh đạo chính quyền một số địa phương chưa thực sư quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định. Có những nơi dịch bệnh xuất hiện 1-2 tháng, nhưng do cấp xã, cấp huyện vẫn chưa thực hiện công bố dịch theo quy định; chưa kiểm soát xử lý các ổ dịch theo đúng quy định, dẫn đến tình trạng dịch bệnh lây lan, dây dưa kéo dài. Nhiều địa phương chưa có kế hoạch, chưa kịp thời bố trí kinh phí và chưa bảo đảm nguồn lực để tổ chức tiêm vaccine viêm da nổi cục cho đàn gia súc ở các vùng có dịch. Trong khi đó, chăn nuôi trâu, bò phần lớn còn nhỏ lẻ, thả rông (nhiều địa phương miền núi thả rông trâu, bò vào thung lũng rất khó cho quản lý, tiêm phòng); ý thức phòng, chống dịch bệnh của một số người chăn nuôi gia súc chưa cao, phó mặc cho nhà nước, không chấp hành và không tuân thủ các biện pháp chống dịch theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.
Tiêm phòng vaccine để xử lý dứt điểm các ổ dịch
Ông Nguyễn Văn Bách, Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh Thuốc thú y Amavet cho biết: “Công ty chúng tôi được đặt hàng cung cấp khoảng 3 triệu liều vaccine viêm da nổi cục trâu bò cho 40 tỉnh, Thế nhưng, đến nay mới chỉ có 5 tỉnh đến mua số lượng vaccine đặt hàng, còn lại tỉnh chỉ mới lấy số lượng nhỏ lẻ, hoặc chờ kinh phí từ trên rót xuống. Một đơn hàng Amavet nhập từ nước ngoài về tối thiểu là 500.000 liều. Số này đủ dùng cho hai, ba tỉnh, thành. Từ lúc có đơn đặt hàng đến khi vaccine về tay bà con nông dân, ít nhất phải hai tháng, thậm chí hơn. Nếu không có kế hoạch, công ty rất khó cung ứng đúng, đủ, kịp thời số lượng vaccine”.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La kêu khó: Việc chi hàng tỷ đồng mua vaccine tiêm phòng viêm da nổi cục là vấn đề nan giải. Giải pháp trước mắt của tỉnh, là ưu tiên tiêm cho những vùng khó khăn, dễ lây lan dịch bệnh. Mặt khác, mức hỗ trợ 45.000 đồng/kg cho gia súc bị tiêu hủy còn thấp, gây khó khăn trong việc kiểm soát dịch, nhất là khi gia súc trên địa bàn chủ yếu được nuôi theo kiểu chăn thả.
Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho rằng: Cần tiêm vaccine cho trâu, bò càng sớm càng tốt. Nếu đủ kinh phí, có thể tiêm cho bê, nghé từ một tháng tuổi. Vì vậy, cần quy trách nhiệm phòng chống dịch cho từng tỉnh, để chủ động sử dụng ngân sách dự phòng trong việc hỗ trợ người dân. Nếu vượt, tỉnh cần gửi báo cáo Bộ Tài chính và trình Thủ tướng.
Ông Phùng Đức Tiến cho biết, đây là bệnh đã có từ lâu nhưng mới xuất hiện tại Việt Nam. Đặc điểm của bệnh là chỉ xảy ra trên trâu, bò và không lây sang người. “Theo hướng dẫn của Cục Thú y, tỷ lệ tiêm phải đạt 80%, nhưng một số tỉnh chưa nắm điều này mà chỉ tập trung tiêm cho các ổ dịch. Tiêm như thế liệu có ngăn được dịch bệnh lây truyền? Mấy hôm trước, lượng trâu, bò tiêu hủy mới khoảng 10% số nhiễm bệnh. Nhưng giờ, con số này lên tới 16%. Thiệt hại cho bà con nông dân rất lớn”, Thứ trưởng nói.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp cùng chính quyền các tỉnh, thành sử dụng nhiều biện pháp song song để phòng chống dịch: rà soát sớm, khoanh vùng ổ dịch; phun sát trùng, khử véc-tơ truyền bệnh như ve, mò; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ trâu, bò ở địa phương, đặc biệt là các tỉnh có chợ gần biên giới. Tuy nhiên, Thứ trưởng khẳng định, cách nhanh và hiệu quả nhất để đẩy lui dịch bệnh này vẫn là tiêm vaccine.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu các địa phương đang có dịch bệnh viêm da nổi cục trâu bò cần thực hiện công bố dịch theo quy định. Phải tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch theo đúng quy định, không để dịch bệnh lây lan, dây dưa kéo dài. “Các địa phương phải có kế hoạch và bố trí kinh phí để tổ chức phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục, bao gồm: kinh phí mua vắc xin để tiêm phòng, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu trên 80% số gia súc thuộc diện tiêm, chi trả công tiêm vắc xin. Cùng với đó, cần bố trí kinh phí mua thuốc diệt côn trùng, ruồi muỗi, ve, mòng tại các địa phương đang có dịch, địa phương có nguy cơ cao. Các địa phương phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc. Đặc biệt phải kiểm soát chặt chẽ các chợ trâu bò. Tăng cường kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở chế biến, tiêu thụ và vận chuyển trâu, bò”. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Thứ trưởng yêu cầu Cục Thú y phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung bệnh viêm da nổi nổi cục vào Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch, Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật. Tiếp tục tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu khẩn cấp vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng và hướng dẫn sử dụng vaccine để tiêm phòng khẩn cấp chống dịch. Chỉ đạo tổ chức nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm để đánh giá hiệu lực và cho phép lưu hành các loại vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục.
CHU KHÔI
Lượng trâu bò tiêu hủy lên tới 16% số nhiễm bệnh
Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển thông thôn cho biết, đây là bệnh đã có từ lâu nhưng mới xuất hiện tại Việt Nam. Đặc điểm của bệnh là chỉ xảy ra trên trâu, bò và không lây sang người. “Theo hướng dẫn của Cục Thú y, tỷ lệ tiêm phải đạt 80%, nhưng một số tỉnh chưa nắm điều này mà chỉ tập trung tiêm cho các ổ dịch. Tiêm như thế liệu có ngăn được dịch bệnh lây truyền? Mấy hôm trước, lượng trâu, bò tiêu hủy mới khoảng 10% số nhiễm bệnh. Nhưng giờ, con số này lên tới 16%. Thiệt hại cho bà con nông dân rất lớn”, Thứ trưởng nói.
- bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò li>
- viêm da nổi cục li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất