Với sản lượng sản phẩm yến hiện nay đạt khoảng 200 tấn/năm, mang lại giá trị khoảng 200 triệu USD/năm nên nuôi chim yến dù là ngành nghề mới nhưng rất triển vọng và có thế mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT, ngành nghề này còn nhiều bất cập cần sớm khắc phục.
Tỉnh Kiên Giang hiện có gần 3.000 nhà nuôi yến – Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Bộ NN&PTNT cho biết hiện nay, cả nước có 42/63 tỉnh có nuôi chim yến. Số lượng nhà nuôi yến toàn quốc tăng rõ rệt trong những năm qua.
Theo báo cáo của 18 tỉnh, nếu năm 2017, chỉ có hơn 8.300 nhà yến, đến tháng 8/2019 có hơn 11.750 nhà yến, đến năm 2021 đạt 22.363 nhà nuôi yến thi đến năm 2022, số nhà yến tăng lên con số 23.665.
Địa phương có số lượng nhà yến tăng nhanh nhất là Kiên Giang, Khánh Hòa, Lâm Đồng. Tỉnh có số lượng nhà yến lớn nhất hiện nay là Kiên Giang (2.995 nhà yến), tiếp đến là Bình Định (1.722 nhà yến).
Các vùng kinh tế có 100% số tỉnh nuôi yến gồm: Vùng ĐBSCL (13 tỉnh), Đông Nam Bộ (6 tỉnh), Nam Trung Bộ (8 tỉnh) và Tây Nguyên (5 tỉnh) có 100%. Trong đó, nhiều nhất là ĐBSCL với 10.572 nhà yến, chiếm 44,67%; tiếp đến là Nam Trung Bộ với 5.965 nhà yến, chiếm 25,21%. Vùng Đông Nam Bộ có 4.958 nhà yến, chiếm 20,95%. Vùng Tây Nguyên có 1.969 nhà yến, chiếm 8,32%. Các tỉnh phía bắc với 201 nhà yến, chỉ chiếm 0,85% vì khí hậu mùa đông lạnh, không phù hợp cho yến sinh trưởng.
Bộ NN&PTNT đánh giá sản lượng sản phẩm từ yến hiện nay đạt khoảng 200 tấn/năm đem lại giá trị kinh tế rất cao với trị giá khoảng 200 triệu USD/năm. Con số này vượt qua nhiều ngành kinh tế tiềm năng, đặc hữu thị trường thế giới. Dù là ngành nghề mới nhưng nuôi yến là rất triển vọng và có thế mạnh xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành sản xuất yến còn tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động địa phương.
Tuy nhiên theo Bộ NN&PTNT, hiện nay việc nuôi yến còn nhiều bất cập.
Theo đó về quy hoạch, cơ sở nuôi chim yến phần lớn nằm xen lẫn trong khu dân cư (hơn 90%); ở một số tỉnh, người dân đầu tư xây dựng nhà yến kiên cố ngay trong khu vực đông dân cư… Điều đáng lưu ý là từ cuối năm 2019, việc xây mới nhà nuôi yến phát triển tràn lan khiến chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn khó kiểm soát nên làm ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội và an ninh, trật tự ở địa phương.
Hiện nay, Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật giao cho UBND tỉnh xin ý kiến của HĐND tỉnh quy định vùng nuôi chim yến. Nhưng đến nay, đại đa số các tỉnh chưa có quy định này khiến người nuôi yến khó khăn trong việc xây mới nhà nuôi yến.
Còn có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân đến các tỉnh tư vấn xây dựng nhà yến nhưng mục đích chính là thu tiền tư vấn, bán vật tư làm nhà yến mà không quan tâm đến việc xây nhà yến xong, yến có đến ở hay không. Việc này có thể gây thiệt hại rất lớn cho người dân và ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý ngành.
Việc thống kê nhà yến, sản lượng tổ yến ở nhiều tỉnh chưa cập nhật. Các cơ sở nuôi yến còn chưa kê khai thực về diện tích nhà yến, sản lượng tổ yến, nên khó khăn cho các cơ quan quản lý các cấp.
Kỹ thuật nuôi chim yến cũng còn hạn chế ở trình độ, nghiệp vụ quản lý, cán bộ quản lý vì chưa được tập huấn, đào tạo chuyên môn quản lý chim yến, nhà yến. Rất nhiều trường hợp đầu tư xây nhà hàng tỷ đồng mà không dẫn dụ được đàn chim yến hoặc dẫn dụ được chim yến vào rồi nhưng chúng lại bỏ đi nên rất lãng phí.
Chim yến với đặc thù là chim hoang dã, sống thành đàn lớn, bay lượn trên cao nên rất khó kiểm soát dịch bệnh hơn các loại gia cầm khác khi dịch cúm gia cầm xảy ra.
Hiện nay cũng chưa có các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động của chim yến và sản phẩm từ yến. Đặc biệt, thời gian qua xuất hiện các hiện tượng rất tiêu cực như dẫn dụ săn bắt chim yến theo kiểu tận diệt ở nhiều địa phương, trong thời gian dài, làm giảm đàn chim yến. Điều này vừa vi phạm pháp luật, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng nguồn gen quý hiếm và hệ sinh thái phát triển chim yến, gây bức xúc cho xã hội.
Thời gian qua Bộ NN&PTNT đã nỗ lực trong công tác hoàn thiện pháp lý và kiểm soát chất lượng để có những lô yến đầu tiên được xuất khẩu mang lại giá trị cao.
Cụ thể, tính đến ngày 19/6/2023, đã có 35 doanh nghiệp với khoảng gần 3.000 cơ sở nuôi chim yến (trong tổng số gần 24.000 cơ sở nuôi chim yến trên toàn quốc) đang tích cực chuẩn bị để sớm xuất khẩu các sản phẩm tổ yến sang Trung Quốc.
Để đẩy mạnh được xuất khẩu các sản phẩm yến, Bộ NN&PTNT đang đề xuất về cơ chế để các bộ, ngành liên quan tập trung, ưu tiên các nguồn lực để chủ động chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý nuôi chim yến và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tổ yến.
Đỗ Hương
Nguồn: Báo Chính Phủ
- nuôi chim yến li>
- quản lý nuôi chim yến li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất