Sáng 24/4, tại cuộc họp khẩn với một số doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) kêu gọi, doanh nghiệp trong ngành “xúm tay” giúp nông dân giải cứu ngành chăn nuôi lợn, trong lúc giá lợn hơi Việt Nam đang thấp nhất thế giới.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, khoảng 4-5 tháng nay, giá lợn hơi liên tục giảm và hiện đang thấp nhất trong nhiều năm qua và cũng giá thấp nhất thế giới. Có hai nhóm nguyên nhân đã đẩy ngành hàng chăn nuôi lợn vào thực trạng trên là nguồn cung quá lớn và tổ chức sản xuất, tiêu thụ chưa tốt.
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, kêu gọi các DN giảm giá cám, tăng mua cấp đông, chế biến để giúp người chăn nuôi.
Nhìn lại 20 năm qua, sản lượng thịt các loại tăng lên 3 lần, từ 1,8 triệu tấn, lên 5,4 triệu tấn, trong đó riêng thịt lợn đã 3,9 triệu tấn. Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng tăng 5,4 lần, từ 4,3 triệu tấn lên 23,5 triệu tấn, đứng đầu ASEAN. Ngoài ra, nuôi trồng thủy sản cũng tăng 4,3 lần; sữa tươi cũng tăng lên 15,4 lần…nguồn cung thực phẩm đã vượt khá xa sức tiêu thụ trong nước.
Bộ trưởng Cường cho rằng, từ 20 năm trước, thịt lợn chiếm 65-70% cơ cấu bữa ăn nhưng nay đã thay đổi. Ngoài thịt lợn, còn có trứng, thủy sản, rau, sữa, thực phẩm chế biến sẵn… Vì thế, việc tăng trưởng đàn lợn quá nóng, đã ảnh hưởng đến mức tiêu thụ.
Trong khi đó, việc tổ chức ngành hàng thịt lợn chưa tốt. Trong tổ chức sản xuất, quy mô trang trại vừa và lớn chiếm 45%, và 55% còn lại quy mô nhỏ lẻ với khoảng 3 triệu hộ và đây là khu vực giá thành cao, khó kiểm soát theo chuỗi. “Hầu hết các hộ sản xuất nhỏ, các khâu từ giống, chăn nuôi, giết mổ, phân phối… đều bị tách biệt. Khi thị trường rủi ro như hiện nay, thì người nuôi bị ảnh hưởng rất lớn”- ông Cường nói.
Theo Bộ trưởng NN&PTNT, khâu chế biến trong chăn nuôi hiện rất yếu, trừ một số tập đoàn lớn có chế biến sâu, hầu hết vẫn bán thịt tươi sống, tiêu thụ ở các chợ truyền thống.
Khâu tổ chức thị trường cũng kém, chưa phát triển. Việt Nam chỉ mới xuất được một ít lợn sữa sang Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore…Trong khi đó, các nước nhu cầu thịt lợn lớn như Trung Quốc, các nước ASEAN… chưa kết nối qua kênh chính thức được.
Kiến nghị dừng nhập khẩu thịt
Về các giải pháp, Bộ trưởng Cường cho rằng, phải tái cơ cấu lại ngành hàng chăn nuôi lợn, theo hướng, rà soát soát giảm quy mô cho phù hợp nhất. Theo đó, phải giảm đàn nái từ 4,2 còn 3 triệu con vào năm 2019, loại thải con nái già, kém chất lượng.
Khu vực chăn nuôi nông họ nhỏ lẻ, cần tổ chức dưới dạng tổ, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ…để tăng quản trị, áp dụng khoa học sản xuất, kết nối lo liệu đầu ra…nếu không bài học này, sẽ liên tiếp xảy ra.
Cũng theo Bộ trưởng Cường không nhất thiết phải “nhà nhà nuôi lợn”, nên ở những vùng, hộ có điều kiện có thể chuyển đổi sang đối tượng nuôi khác, như nuôi trâu, bò, dê…
Bộ trưởng cũng cho rằng, phải tăng chế biến sâu, đảm bảo đa dạng hóa sản phẩm, thị trường. “Bây giờ đâu chỉ có món luộc, kho, xào, mà rất nhiều sản phẩm dăm bông, xúc xích… thậm chí phải nhập khẩu thực phẩm chế biến, phục vụ cho nhu cầu ngày tăng lên, nhất là giới trẻ”- ông Cường nói.
Về thị trường, tới đây, Bộ sẽ chỉ đạo các đoàn tăng đàm phán để mở rộng thị trường xuất khẩu, ngoài thịt lợn, có gia cầm và rau quả, nhất là sang Trung Quốc.
Bộ trưởng Cường cũng cho biết, tại Hội nghị cấp cao APEC tại Việt Nam sắp tới, dự kiến sẽ Bộ sẽ có buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về vấn đề xuất khẩu chính ngạch thịt lợn. Bộ trưởng kỳ vọng hai bên sẽ tìm được giải pháp để xuất khẩu thịt lợn sang thị trường này.
Ngoài việc kêu gọi, người chăn nuôi cắt giảm các đầu vào để giảm giá thành như cám, giống, thuốc thú y, Bộ trưởng Cường cũng kêu gọi doanh nghiệp trong ngành chia sẻ với người chăn nuôi, nuôi dưỡng thị trường.
“Các doanh nghiệp cần rà soát lại quy trình, giảm giá cho bà con, thậm chí lúc này không lấy lãi nữa, mà xúm tay giúp nông dân. Đây là lúc doanh nghiệp chia sẻ với bạn hàng, người dân, là biện pháp nuôi dưỡng bạn hàng rất tốt, chứ để bà con đứt gánh hết, thì lấy ai mà bán hàng”- ông Cường nói.
Hưởng ứng kêu gọi của Bộ trưởng Cường, ông Vũ Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam cũng cho biết, đơn vị này đã có kế hoạch giảm giá cám, con giống cho nông dân. Ngoài ra, hiện công ty C.P tăng mua để giết mổ, bán thịt heo mảnh, pha lóc tại các điểm; đồng thời tăng mua heo để cấp đông, phục vụ chế biến xúc xích.
Đại diện Tập đoàn Dabaco Việt Nam cũng cho biết, hiện doanh nghiệp này đã giảm 5-7% giá cám cho người chăn nuôi. Cùng đó, Dabaco sẽ tạm thời tăng đàn heo nái, tập trung nâng cao chất lượng đàn heo.
Đại diện tập đoàn Dabaco cũng cảnh báo, lúc giá thấp, bà con dễ chán nản, nên lơ là phòng dịch. Vì thế, cần kiểm soát tốt khâu phòng dịch, chứ dịch bệnh đến lúc này thì thịt không có bán, chứ chưa nói giá thấp.
Ngoài ra, đại diện tập đoàn Dabaco cũng kiến nghị, cần xem xét việc ngừng nhập khẩu thịt, phải giải quyết vấn đề tồn đọng ngay.
Còn theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, tuần này, Bộ sẽ làm việc với Đồng Nai về xuất khẩu thịt gia cầm, cũng như thịt heo. Ngoài ra, Bộ cũng làm việc với TPHCM, về tăng thu mua, giết mổ, cấp đông và tiêu thụ thịt heo ở thị trường này. Cùng đó, tới đây, Bộ cũng sẽ làm việc các doanh nghiệp, để xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm thịt.
Phạm Anh
Nguồn: Báo Tiền Phong
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất