Theo các chuyên gia Công ty Biogénesis Bagó, các chủng virus lở mồm long móng (FMD) đang có xu hướng dịch chuyển sang các phân vùng khác thay vì cố định như trước.
Ông Facundo Romero, Giám đốc Chất lượng sản phẩm toàn cầu, Công ty Biogénesis Bagó, Argentina phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Phương Thảo.
Dịch lở mồm long móng trên thế giới chia 7 phân vùng
Sáng 1/11, Hội thảo “Cập nhật tình hình dịch FMD trên thế giới và Việt Nam. Vai trò của Aftogen Oleo trong công tác kiểm soát dịch FMD tại Việt Nam giai đoạn 2017 – 2023” đã diễn ra tại Hà Nội, mang đến nhiều thông tin mới cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi.
Cập nhật về tình hình bệnh lở mồm long móng ở châu Á, ông Juver Membrebe, Giám đốc kỹ thuật khu vực châu Á, Công ty Biogénesis Bagó, Argentina cho biết, hiện trên thế giới, nhiều nước chưa bùng dịch lở mồm long móng nhưng vẫn sử dụng vacxin để phòng bệnh.
Trong đó, Việt Nam đã có các báo cáo thường niên lên Tổ chức Thú y Thế giới (OIE/WOAH) thực hiện lộ trình thanh toán dịch lở mồm long móng. Có một số nước đã sạch bệnh nhưng thời gian gần đây xuất hiện bùng phát trở lại đang trong trạng thái chờ thanh toán, gần đây nhất ghi nhận ở Hàn Quốc tháng 5/2023.
Theo chuyên gia này, dịch lở mồm long móng trên thế giới hiện chia làm 7 phân vùng, mỗi phân vùng là các topotype lưu hành khác nhau. Khu vực châu Á có 2 phân vùng lưu hành là topotype O, A và A1.
“Để khống chế được dịch bệnh lở mồm long móng, cần có sự tham gia của nhiều bên, trong đó có Chính phủ Việt Nam, Bộ NN-PTNT, Cục Thú y, các địa phương, đối tác của chúng tôi là Công ty Cổ phần Kinh doanh Thuốc thu y Amavet, những doanh nghiệp và bà con chăn nuôi”, ông Juver Membrebe nói.
Ông Juver Membrebe, Giám đốc kỹ thuật khu vực châu Á, Công ty Biogénesis Bagó Argentina: Dịch lở mồm long móng trên thế giới hiện chia làm 7 phân vùng. Ảnh: Phương Thảo.
Các chủng virus lưu hành lở mồm long móng đang có xu hướng dịch chuyển sang các phân vùng khác thay vì cố định tại một khu vực như trước. Do đó, ông Juver Membrebe cho rằng, cần xác định chủng hiện hành và các chủng xâm nhập mới để xác định virus phòng bệnh.
Nếu chỉ dựa vào loại vacxin bảo hộ cố định một loại topotype việc phòng chống bệnh sẽ không hiệu quả. Điều này đòi hỏi cần một loại vacxin có khả năng bảo hộ rộng rãi để chống lại cả những chủng virus từ những phân vùng khác.
Ở phân vùng 1, có các nước Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Mông Cổ, Trung Quốc đều do các chủng type O gây nên, gồm: India2001, Cathay, SEA/Mya98, ME-SA/Pansia, ME-SA/PanAsia-2. Cập nhật đến tháng 7/2023, các vụ bùng dịch ở Việt Nam đều do topotype O gây ra.
Để bảo hộ các chủng virus này, người chăn nuôi cần một loại vacxin bảo hộ hết các chủng type O gây bệnh. Dịch bệnh xảy ra sẽ gây ra thiệt hại lớn về mặt kinh tế. Thực tế dịch bùng phát ở Anh, Hàn Quốc đã ghi nhận thiệt hại con số hàng tỷ USD. Do đó, Biogénesis Bagó, Argentina rất chú trọng đến hiệu quả bảo hộ của vacxin, công ty luôn thực hiện các xét nghiệm để kiểm định điều này.
Hiện Công ty Biogénesis Bagó, Argentina đang sản xuất vacxin Aftogen Oleo O1 Campos có khả năng bảo hộ rộng đối với các chủng virus FMD.
Cần vacxin thích ứng xu hướng dịch chuyển mới của virus FMD
Là công ty sớm nhập khẩu và phân phối vacxin Aftogen Oleo O1 Campos, ông Trần Anh Hoạt, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh thuốc thú y Amavet cho biết, bệnh lở mồm long móng là nguyên nhân chính khiến thịt lợn Việt Nam không được xuất khẩu, khiến ngành chăn nuôi điêu đứng cuối 2018, đầu 2019.
Theo ông Hoạt, việc Việt Nam chưa kiểm soát được dịch bệnh do các nguyên nhân khác nhau, trong đó, lý do lớn đến từ sự chủ quan trong tiêm phòng đàn gia súc, người chăn nuôi sử dụng các loại vacxin giá rẻ, không uy tín, không đủ khả năng bảo hộ, nên dịch bệnh vẫn bùng nổ.
“Tiêm phòng vacxin cho đàn vật nuôi giống như mua bảo hiểm cho con người, tôi hy vọng chúng ta có thể lựa chọn sáng suốt những loại vacxin hiệu quả, chất lượng, uy tín để bảo toàn kết quả chăn nuôi”, ông Hoạt nhấn mạnh.
Nhận thức thách thức đang diễn ra, ông Trần Anh Hoạt cho biết, Amavet đã nghiên cứu, nhập khẩu và phân phối vacxin Aftogen Oleo O1 Campos của Công ty Biogénesis Bagó, Argentina, có khả năng bảo hộ rộng rãi các chủng virus FMD ở Việt Nam.
Ông Trần Anh Hoạt, Phó Giám đốc Công ty CP Kinh doanh thuốc thú y Amavet: Tiêm phòng vacxin cho đàn vật nuôi giống như mua bảo hiểm cho con người. Ảnh: Phương Thảo.
Đánh giá hiệu quả vacxin FMD tại Việt Nam, ông Đỗ Văn Lợi, Phó Giám đốc Công ty CP Kinh doanh thuốc thú y Amavet cho biết, vacxin Aftogen Oleo O1 Campos có chủng kháng nguyên trong vacxin tương đồng với chủng thực địa, được kiểm nghiệm cao hơn tiêu chuẩn 0.3 của Tổ chức Thú y Thế giới. Hiệu quả bảo vệ chéo đánh giá bằng phản ứng trung hòa virus với lợn, trâu, bò được Amavet thực hiện cũng đều cho kết quả trên mức 0.3.
So sánh giữa tiêm 1 mũi và tiêm 2 mũi vacxin Aftogen Oleo O1 Campos cho thấy, đều đạt trên ngưỡng bảo hộ, từ mũi thứ 2 sẽ tạo kháng thể cao hơn. Amavet khuyến cáo, tại thời điểm áp lực dịch cao, doanh nghiệp nên tiêm 2 mũi vacxin và tiêm 1 mũi vào thời điểm áp lực dịch thấp.
Amavet thường xuyên thực hiện các phản ứng trung hòa giám sát hiệu quả vacxin Aftogen Oleo O1 Campos tại các trang trại lớn và Chi cục Chăn nuôi, Thú y các tỉnh. Kết quả trung bình cho thấy, chủng Elisa đạt bảo hộ 100%, O-PanAsia 100%, O-Cathay 90%, O-Mya 98%, O-India 2001e 97,5%.
Hiện vacxin Aftogen có chủng kháng nguyên O1 Campos đang được ngân hàng FMD dự trữ bởi khả năng bảo hộ được hết các topotype gây bệnh type O. Vacxin có hàm lượng kháng nguyên trên 6PD50, đạt tiêu chuẩn Diva – tiêu chuẩn vacxin chất lượng cao. Mỗi lô sản xuất đều có sự giám sát kiểm tra nghiêm ngặt.
Chia sẻ từ nhà sản xuất, ông Facundo Romero, Giám đốc Chất lượng sản phẩm toàn cầu, Công ty Biogenésis Bagó, Argentina cho biết, doanh nghiệp sản xuất nhóm vacxin lở mồm long móng dùng cho các loại động vật chăn nuôi và các loại thú cảnh.
“Về năng lực sản xuất, Công ty có thể sản xuất 450 triệu liều vacxin. Chúng tôi tập trung vào các loại vacxin Aftogen lở mồm long móng, vacxin dại cho thú cưng và các loại hoóc môn tăng trưởng khác”, ông Facundo Romero giới thiệu.
Phương Thảo
Nguồn: nongnghiep.vn
- bệnh lở mồm long móng li>
- dịch lở mồm long móng li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất