[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chủ đề này đã được bàn luận nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng của nước ta, nhất là từ khi Nhà nước có thông báo cấm sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng (Antibiotic Growth Promoters: AGPs) trong thức ăn chăn nuôi (TACN) bắt đầu vào năm 2018 và dừng sử dụng kháng sinh vào mục đích phòng bệnh cho gia súc, gia cầm vào năm 2020 (Quyết định số 06/TT-BNNPTNT ngày 31/05/2016).
Chăn nuôi heo không kháng sinh
Việc tìm các giải pháp để thay thế kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng đang là vấn đề thời sự, do việc cấm sử dụng kháng sinh kích thích sinh trưởng (AGPs) ở các nước trong khu vực này cũng chỉ mới thực hiện vài năm gần đây.
Ví dụ (theoDaniel Ramirez & Tim Goossens – Pig Progress 21/07/2017):
– Trung Quốc thông báo sẽ kết hợp với Liên hợp Châu Âu (EU) cấm sử dụng AGPs trong chăn nuôi động vật thực phẩm (không ghi rõ vào thời gian nào!?).
– Thái Lan đã cấm sử dụng AGPs từ năm 2015 và năm vừa qua đã bước vào năm đầu của chương trình 5 năm thực hiện việc giảm sử dụng 30% kháng sinh trong chăn nuôi.
– Hàn Quốc là nước duy nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã cấm hoàn toàn việc sử dụng AGPs trong TACN theo quyết định của Chính Phủ từ năm 2012.
– Ủy ban Thuốc của Indonesian (KOH) đưa ra khuyến cáo hạn chế sử dụng AGPs trong TACN và nhà đương cục Indonesian đã ban bố luật cấm sử dụng thức ăn trộn với AGPs cho gia cầm; Luật chỉ cho phép sử dụng một loại AGP và 5 loại thuốc ngăn ngừa cầu trùng trong thức ăn cho loại động vật này.
– Năm 2016 Australia công bố “Chiến lược Quốc gia đầu tiên về kháng kháng sinh 5 năm từ 2015 – 2019”, chiến lược không chỉ nhắm vào khu vực nông nghiệp mà bao hàm tất các các khu vực kinh tế – xã hội. Đối với ngành chăn nuôi lợn, chiến lược nhắm vào việc hướng dẫn và quản lý kê đơn kháng sinh của thú y và sử dụng hợp lý các thuốc kháng khuẩn trong thực hành chăn nuôi tốt.
– New Zealand đã xây dựng và đang thực hiện “Kế hoạch hành động Quốc gia về kháng kháng sinh” từ giữa năm 2017.
Việc cấm sử dụng kháng sinh trong TACN do những lo ngại về kháng kháng sinh. Cơ chế hình thành khả năng kháng kháng sinh khi vi khuẩn có đột biến gene để hình thành gene kháng thuốc. Tuy tỷ lệ đột biến rất nhỏ (1 phần 100 triệu tới 1 phần 1000 triệu vi khuẩn), nhưng vì vi khuẩn sinh sôi nẩy nở theo cấp số nhân, cho nên gene kháng thuốc nhanh chóng truyền được cho các thế hệ con. Khi đã có khả năng kháng thuốc thì chúng khó bị tiêu diệt và sẽ phát triển mạnh trong môi trường.
Các gen kháng thuốc của vi khuẩn mã hóa các enzyme phân hủy các hoạt chất của kháng sinh, các enzyme này làm mất tác dụng của kháng sinh. Ví dụ: enzyme lactamase có tác dụng phân hủy vòng beta-lactam của nhóm kháng sinh chứa vòng hoạt chất này (penicillin,methicillin, oxacillin, cephalosporin…) và làmmất tác dụng của thuốc.
Kháng kháng sinh trở thành mối lo toàn cầu khi các nhà khoa học xác định được rằng vi khuẩn có tới 890 enzyme kháng kháng sinh, nhiều hơn tổng số kháng sinh đã sản xuất ra và phần lớn các gen mã hóa các enzyme này nằm trên các plasmid có thể dễ dàng truyền trong quần thể vi khuẩn cùng loài và khác loài (Moelling RC, 2010).
Sự lây nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh làm cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn kém hiệu quả hoặc thất bại. Ước tính, mỗi năm có khoảng 700.000 người trên thế giới tử vong do lây nhiễm các chủng vi sinh vật gây bệnh thông thường như lao, sốt rét hoặc các vi khuẩn bội nhiễm từ HIV. Đến năm 2050, con số này có thể ước tính tăng lên tới 10 triệu ca tử vong, một trong những nguyên nhân là sự gia tăng hiện tượng kháng thuốc. Xã hội sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí lớn và GDP của thế giới có thể giảm từ 2-3,5% so với GDP có thể đạt được vào năn 2050 (trích từ:” Kế hoạch hành động Quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017- 2020” của Quyết định 2625 ngày 21/06/2017- Bộ NN và PTNT).
Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm
Sau hơn một nửa thế kỷ sử dụng kháng sinh, gene kháng kháng sinh đã lan truyền tới hơn một phần tư loài vi khuẩn gây bệnh trên toàn thế giới. Kháng kháng sinh đã đe dọa sức khỏe cộng đồng, gây tổn hại đến tăng trưởng và tính bền vững của nền kinh tế.
Cần có hành động toàn cầu trong việc ngăn ngừa kháng kháng sinh. Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra chủ trương sử dụng kháng sinh có trách nhiệm với định nghĩa: “Sử dụng kháng sinh sao cho phát huy được tối đa tác dụng trị liệu của thuốc và tối thiểu độc tính liên quan đến thuốc cũng như sự phát triển tình trạng kháng thuốc”. Trong chăn nuôi, sử dụng kháng sinh có trách nhiệm là loại bỏ sử kháng sinh với mục đích kích thích tăng trưởng và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Kháng sinh chỉ được sử dụng để điều trị bệnh động vật dưới sự giám sát chặt chẽ của thú y.
Năm 2001, Liên minh sử dụng kháng sinh có trách nhiệm (APUA: Alliance for the Prudent Use of Antibiotics) phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO: World Health Organization) đã đưa ra các nguyên tắc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, trong đó nhấn mạnh nguyên tắc sau: “Các thuốc kháng sinh sẽ chỉ được dùng trong nông nghiệp với mục đích là chữa bệnh cho động vật. Kháng sinh sử dụng để kích thích tăng trưởng và sử dụng không vào mục đích điều trị cần được loại bỏ”.
Hưởng ứng chương trình toàn cầu trong việc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, giữa năm 2017, Việt Nam cũng đã công bố “Kế hoạch hành động Quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017-2020”. Việc loại bỏ sử dụng kháng sinh vào mục đích kích thích tăng trưởng,hạn chế và tiến tới loại bỏ sử dụng kháng sinh vào mục đích phòng bệnh đã được ghi vào kế hoạch hành động và đã có những thực thi ban đầu (cấm sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng từ đầu năm 2018).
Các giải pháp thay thế kháng sinh
Loại bỏ kháng sinh kích thích tăng trưởng hay phòng bệnh cần thực hiện song song với các giải pháp thay thế kháng sinh.
– Giải pháp quan trọng đầu tiên là tiêm phòng vắc xin, tiêm phòng cho lợn con và đặc biệt chú ý tiêm phòng cho lợn mẹ.Trong quá trình mang thai, kháng thể của mẹ không có khả năng truyền qua nhau thai để vào thai. Nếu vaxin cho mẹ, sữa đầu sẽ chứa kháng thể, lợn con sẽ nhận được kháng thể của mẹ qua sữa đầu (65-90% IgG sẽ chuyển thành IgA trong quá trình lợn nái tiết sữa) (xem H.1).
(Nguồn: J. Maurian và S. Lopez- Pig International Jan/Feb 2017)
H1: Con đường hình thành miễn dịch lợn con khi tiêm phòng cho lợn mẹ
– Giải pháp quan trọng thứ hai là vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, đảm bảo an toàn sinh học và hạn chế tối đa các stress, nhất là stress nhiệt.
Trong điều kiện vệ sinh kém kết hợp với stress nhiệt, con vật dễ bị nhiễm độc lipopolysaccharide (LPS), do LPSthấm từ ống tiêu hóa qua vách ruột vào máu. LPS là nội độc tố có trong thành phần vách tế bào vi khuẩn gram (-), xuất hiện khi vi khuẩn chết đi. LPS có trong ống tiêu hóa, trên mặt đất, trong nước và lẫn trong bụi không khí. Nồng độ LPS trong không khí ở các trại chăn nuôi trong khoảng từ 40,4-1144 ng/m3.
Một khi LPS trong không khí thâm nhập vào ống tiêu hóa, độc tố này gây viêm ruột, dẫn đến giảm tăng trưởng. Một nghiên cứu của D. Padoan (2015) đã thấy lợn con nhiễm LPS, các yếu tố gây viêm trong máu (IL-1β, PGE2, Cortisol) đã tăng lên làm cho thu nhận thức ăn và tăng trưởng của lợn bị giảm (bảng 1).
Bảng 1: Đường ruột bị viêm và thiệt hại về chăn nuôi ở lợn 14-28 ngày
|
-LPS |
+LPS |
IL-1β PGE2 Corisol IGF-1
Tăng trọng (g/ngày) TA thu nhận (g/ngày) Hệ số chuyển đổi TA |
32 490 55 182
604 982 1,59 |
114 1285 206 101
525 838 1,59 |
(Nguồn: D. Padoan – Pig Progress, 2016)
Giải pháp thứ ba là áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe ruột của con vật. Ruột khỏe thì lợn khỏe. Vì ruột khỏe thì khả năng tiêu hóa hấp thu thức ăn tốt, thành ruột ngăn ngừa hiệu quả độc tố và nguồn bệnh, hệ miễn dịch ruột (chiếm 70-80% năng lực miễn dịch của cơ thể) sản sinh đầy đủ kháng thể để bảo vệ ruột và toàn bộ cơ thể.
Các biện pháp bảo vệ sức khỏe ruột là cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng của khẩu phần theo một tỷ lệ cân đối phù hợp với nhu cầu của con vật; đặc biệt là cân đối axit amin để giảm protein tổng số; sử dụng các phụ gia có lợi cho sức khỏe ruột hay ngăn ngừa những tác nhân gây tổn hại đến sức khỏe ruột như: probiotic, prebiotic, axit hữu cơ, enzyme công nghiệp, các chất vô hoạt mycotoxin, các chất chống oxy hóa và thảo dược.
Mendoza (2018) đã tóm tắt chiến lược bảo vệ sức khỏe ruột trong điều kiện chăn nuôi lợn không có kháng sinh theo nhưbảng 2.Chiến lược bảo vệ sức khỏe ruột mà
Mendoza đưa ra nhắm vảo 4 thành phần chi phối sức khỏe ruột là: hệ vi sinh của ruột (microbiota), độ toàn vẹn của ruột (intestinal intergrity) và hệ miễn dịch biểu mô ruột (mucosal immune system).
Bảng 2: Tóm tắt chiến lược bảo vệ sức khỏe ruột trong chăn nuôi lợn không có kháng sinh
(S.M. Mendoza, 2018 – www. Biomin.net)
Các yếu tố chi phối sức khỏe ruột |
Chiến lược |
Hệ vi sinh đường ruột (Microbiota)
|
Bổ sung probiotic và prebiotic vào khẩu phần lợn nái tiết sữa để kích thích sự khu trú của vi khuẩn có lợi trong ống tiêu hóa lợn con. |
Bổ sung probitotic và prebiotic vào khẩu phần lợn thịt để duy trì quần thể vi khuẩn có lợi trong ống tiêu hóa. |
|
Bổ sung axit hữu cơvào khẩu phần lợn bú sữa để ngăn ngừa sự phát triển của E.coli và Samonella trong ống tiêu hóa. |
|
Bổ sung vào khẩu phần chế phẩm thảo dược ở tất cả các pha nuôi dưỡng để cải thiện tỷ lệ tiêu hóa protein TA. |
|
Bổ sung vào khẩu phần chế phẩm enzyme phân giải protein để cải thiện tỷ lệ tiêu hóa protein TA. |
|
Tránh sử dụng protein nguồn gốc động vật. |
|
Giảm hàm lượng protein khẩu phần (tiêu chuẩn ăn về CP của Mỹ luôn cao hơn của các nước trong khu vực khác).
|
|
Độ toàn vẹn của ruột (Intestinal intergrity)
|
Giảm nguồn stress môi trường. |
Bổ sung vào khẩu phần chế phẩm vô hoạt mycotoxin để ngăn ngừa đến sự tổn hại biểu mô ruột. |
|
Tránh sử dụng dầu mỡ ôi. |
|
Bổ sung vào khẩu phần các chất chống oxy hóa (BHT, ethoxyquin…) để ngăn ngừa các axit béo bị peroxide hóa. |
|
Bổ sung vào khẩu phần các chất chống oxy hóa như vitamin E để ngăn ngừa tế bào ruột bị tổn hại.
|
|
Hệ miễn dịch biểu mô ruột (Mucosal immune system).
|
Tăng tuổi cai sữa (không dưới 23 ngày). |
Tiêm phòng vaxin ngăn ngừa các bệnh thường gây nguy cơ cho trại chăn nuôi. |
|
Bổ sung vào khẩu phần các chất vô hoạt mycotoxin để ngăn ngừa suy giảm miễn dịch. |
|
Sử dụng và đánh giá kháng thể IgY (chế phẩm kháng thể lòng đỏ trứng gà) trong việc chống lại E.coli, Samonella và Rotavirus. |
|
Bổ sung vào khẩu phẩn chế phẩm thảo dược để ngăn ngừa viêm. |
|
Duy trì tỷ lệ axit béo omega-3/omega-6 cao trong khẩu phần để sử dụng khả năng kháng viêm của omega-3.
|
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
– Quyết định 2625 ngày 21/06/2017- Bộ NN và PTNT: “Kế hoạch hành động Quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017- 2020” – Thư viện Pháp luật TP Hồ Chí Minh.
Daniel Ramirez & Tim Goossens, 2017: Responsible use of antibiotics in the Asia Pacific region. Pig Progress, Health – July 21, 2017.
Diego Padoan, 2016 :The Hidden Dangers of Lipopolysaccharides. The Pig Site (http://www.thepigsite.com/articles/5262/the-hidden-dangers-of-lipopolysaccharides/)
Moelling RC Jr., 2010: NDM-1 – A cause for worldwide concern. New England J. Medicine 2010 Dec 16; 363 (25): 2377-9.
Santa Maria Mendoza, 2018: The importance of gut health in antibiotic-free pork production (www. Biomin.net).
GS Vũ Duy Giảng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- thay thế kháng sinh li>
- giải pháp thay thế kháng sinh li>
- không kháng li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất