Khảo sát tại cảng Vật Cách (TP.Hải Phòng) trong ngày 8.11 cho thấy mỗi chiếc sà lan chở lúa mì về đây luôn có hàng chục cán bộ kiểm dịch giám sát chặt chẽ khâu bốc dỡ vận chuyển.
Bằng mắt thường cũng có thể quan sát được bông cỏ kế đồng lẫn trong các lô hàng lúa mì nhập khẩu về cảng Vật Cách. Ảnh: PHAN HẬU
Số lô hàng lúa mì nhập khẩu về VN nhiễm cỏ kế đồng vi phạm quy định kiểm dịch ngày càng gia tăng không chỉ đặt ra nhiều thách thức, áp lực cho đội ngũ cán bộ kiểm dịch mà cho thấy doanh nghiệp chưa thực sự hợp tác để kiểm soát, ngăn chặn loại cỏ nguy hại này.
Giám sát chặt chẽ từ cảng về nhà máy
Khảo sát tại cảng Vật Cách (TP.Hải Phòng) trong ngày 8.11 cho thấy mỗi chiếc sà lan chở lúa mì về đây luôn có hàng chục cán bộ kiểm dịch giám sát chặt chẽ khâu bốc dỡ vận chuyển. Đi bộ dọc chiếc sà lan đầy ắp lúa mì, một nhân viên quản lý kho hàng dễ dàng nhặt được hàng chục bông cỏ kế đồng. Nguy cơ cỏ phát tán ra ngoài môi trường rất cao nên thay vì được múc thẳng lên container, giờ đây buộc phải đưa qua phễu rót để hạn chế tối đa lúa mì lẫn bông cỏ kế đồng rơi vãi, phát tán ra môi trường xung quanh. Trong khi đó, phía dưới đất cán bộ kiểm dịch cũng yêu cầu phải trải bạt, quây bạt toàn bộ khu vực bốc hàng. Sau mỗi ngày bốc hàng, công nhân tại cảng quét dọn, dùng máy hút công nghiệp hút sạch sẽ khu vực này rồi đem rác thải nghi ngờ có bông cỏ kế đồng đi đốt, tiêu hủy.
Tại một doanh nghiệp (DN) sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Hải Dương, anh Nguyễn Bá Tuấn, cán bộ kiểm dịch Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 (trụ sở tại Lào Cai), được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) điều động tăng cường tham gia giám sát, xử lý các lô hàng nhiễm cỏ kế đồng. Chỉ trong 2 ngày nhận nhiệm vụ, anh Tuấn chạy đôn đáo qua 3 DN khác nhau kiểm soát từng xe hàng nhập. Cũng giống như ở cảng, lúa mì đưa vào khu chế biến phải được quây kín bạt khi đưa vào kho nguyên liệu, đưa qua các dây chuyền, để lọc bỏ tạp chất, thu lại những bông cỏ.
“Để giám sát toàn bộ quy trình loại bỏ cỏ kế đồng, mình cũng phải làm việc như công nhân nhập hàng vào kho. Riêng bao chứa tạp chất trong lúa mì phải tự tay mang đi tiêu hủy chứ công nhân không thể tự xử lý, đề phòng tình huống họ đem đi chôn lấp, đổ ra môi trường sẽ làm phát tán, lây lan cỏ kế đồng ra tự nhiên”, anh Tuấn nói.
Theo ông Lê Sơn Hà, cỏ kế đồng hiện đã có mặt tại 40 quốc gia trên thế giới, mỗi bông cỏ chứa 5.000 hạt nên để lọt một bông ra môi trường thì nguy cơ phát tán, lây lan sẽ rất lớn. Nhiều quốc gia đã đưa cỏ kế đồng vào danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật nhóm 1 (nhóm đặc biệt nguy hại) nên nếu cỏ kế đồng xâm nhiễm vào VN thì nguy cơ rất lớn là mất thị trường xuất khẩu nông sản. Các nước kiểm soát chặt chẽ loài thực vật này, sẵn sàng đưa ra lệnh cấm nếu phát hiện cỏ kế đồng lẫn trong lô hàng.
Bà Trần Thị Nhinh, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 1, cho biết lô hàng đầu tiên phát hiện có cỏ kế đồng vào tháng 5, đến cuối tháng 10 cơ quan kiểm dịch thực vật vùng đã ghi nhận 1.783 lô lúa mì 877.934 tấn nhập khẩu từ Nga, Rumani, Canada, Mỹ nhiễm loài thực vật đặc biệt nguy hại này. Khối lượng hàng lớn đã vượt quá khả năng giám sát xử lý của lực lượng cán bộ tại chỗ. Trong hơn 5 tháng qua, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 1 đã 4 lần có công văn đề nghị Cục Bảo vệ thực vật điều động tăng cường lực lượng từ các đơn vị bạn về hỗ trợ xử lý. “Mỗi đợt đề xuất đều có 10 cán bộ kiểm dịch đến hỗ trợ nhưng DN thì có hàng chục, hàng trăm điểm nhận hàng nên anh em đi lại làm việc đêm ngày rất vất vả để đảm bảo kiểm soát tất cả các lô hàng, nhưng có những DN không chịu hợp tác triển khai quy trình kiểm dịch. Dù rất cố gắng, nỗ lực để xử lý nhưng cứ đà này, phải đến tết chưa chắc đã xử lý hết các lô hàng”, bà Nhinh lo lắng.
Không loại trừ tái xuất, dừng nhập khẩu lúa mì
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật – Cục Bảo vệ thực vật, cho biết dù đã có cảnh báo từ tháng 5 khi phát hiện lô hàng đầu tiên nhưng thống kê đến cuối tháng 10 đã có khoảng 1,8 triệu tấn lúa mì nhập khẩu về VN nhiễm cỏ kế đồng.
Trong khi đó, Cục Bảo vệ thực vật đã ưu tiên tối đa nhân lực để xử lý các lô hàng nhiễm cỏ nhưng vẫn không đủ người làm việc. Có thời điểm, Cục điều động 30 – 40 cán bộ kiểm dịch đến các địa bàn trọng điểm như Hải Phòng, TP.HCM để kiểm soát khâu vận chuyển, bốc dỡ lúa mì vì đây là những công đoạn có nguy cơ cao phát tán cỏ kế đồng. Nhưng thực tế, cường độ làm việc của cán bộ kiểm dịch đang quá tải. “Bất kể ngày đêm, tàu cập cảng, xe đến chở hàng nhập vào kho của DN là cán bộ kiểm dịch phải có mặt kiểm soát chặt chẽ. DN buộc phải tuân theo quy trình xử lý cỏ kế đồng, có sự hướng dẫn của cán bộ kiểm dịch, nếu không tuân thủ, kiên quyết không cho bốc dỡ hàng”, ông Hà nói.
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết Cục liên tục có văn bản thông báo đến cơ quan kiểm dịch thực vật các nước Úc, Canada, Nga, Mỹ về tình trạng các lô hàng lúa mì nhiễm cỏ kế đồng. Đến nay, Nga và Mỹ đã có động thái tích cực phối hợp để xử lý dứt điểm các lô hàng nhiễm cỏ kế đồng trong tháng 12, đồng thời kiểm soát chặt chẽ từ khâu kiểm dịch xuất khẩu trong nước. “Thực tế kiểm tra ở Mỹ, cơ quan kiểm dịch nước này đều có riêng hệ thống kiểm soát cỏ kế đồng, các lô hàng xuất đi Hàn Quốc, Argentina đều không có cỏ kế đồng. Thế nhưng, các lô hàng về VN lại nhiễm rất nhiều. Vấn đề ở đây là DN nhập khẩu ham hàng giá rẻ, phẩm cấp thấp, không kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu”, ông Trung nhìn nhận.
Cũng theo ông Trung, trong những tháng tới nếu tình hình vi phạm lô hàng nhiễm cỏ kế đồng không giảm, có chiều hướng tăng, Cục sẽ yêu cầu tái xuất các lô hàng vi phạm, đồng thời kiến nghị dừng nhập khẩu lúa mì từ các quốc gia có nhiều lô hàng phát hiện cỏ kế đồng để ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm vào VN sẽ gây ra những hậu quả, thiệt hại nặng nề cho ngành sản xuất nông nghiệp trong nước.
Phan Hậu
Nguồn: Thanh Niên
- giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi li>
- cấm nhập lúa mì li>
- nhiễm cỏ kế đồng li> ul>
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất