Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột khiến đàn gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh. Để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, người chăn nuôi các địa phương trong tỉnh Thái Bình đang thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đàn gia cầm.
Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thời gian qua, các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Kiến Xương luôn chú trọng chăm sóc, bảo vệ đàn gia cầm nhằm hạn chế tối đa thiệt hại trong chăn nuôi. Bà Bùi Thị Minh Thành, phụ trách Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện cho biết: Do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi nên số lượng đàn lợn trên địa bàn huyện giảm mạnh và gặp khó khăn trong công tác tái đàn. Nhiều hộ chăn nuôi đã sửa chữa, cải tạo chuồng trại, chuyển từ nuôi lợn sang nuôi gia cầm với mong muốn bù đắp thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi gây ra. Toàn huyện hiện có 1,88 triệu con gia cầm các loại (tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2018). Thời gian qua, huyện đã tăng cường chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; kiểm tra, rà soát tổng đàn gia cầm, nắm bắt tình hình để kịp thời xử lý khi dịch bệnh phát sinh. Bước vào vụ thu đông năm 2019, huyện đã ban hành kế hoạch tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; yêu cầu các địa phương thực hiện tiêm phòng để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi, trong đó tổ chức tiêm đại trà cho đàn gia cầm từ ngày 25 – 30/10; đồng thời, thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên địa bàn.
Cùng với các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, ông Đỗ Văn Thắng ở thôn Nam Hưng, xã Song Lãng (Vũ Thư) cũng tiến hành sửa chữa, che chắn chuồng trại phòng khi thời tiết thay đổi ảnh hưởng đến đàn gà thương phẩm gần 500 con của gia đình. Ông Thắng cho biết: Xung quanh chuồng nuôi gà được trang bị các tấm bạt dễ dàng che chắn khi thời tiết thay đổi, tránh được mưa tạt, gió lùa khiến đàn gia cầm bị lạnh; thường xuyên thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi để không ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gà. Hàng ngày tôi chú ý theo dõi các bản tin dự báo thời tiết, kịp thời nắm thông tin, từ đó điều chỉnh việc chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý. Khi có thông báo của địa phương về việc tiêm vắc-xin phòng bệnh cho vật nuôi, tôi đều chấp hành đầy đủ.
Người chăn nuôi cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp cho gia cầm khi thời tiết thay đổi.
Hiện nay, đàn gia cầm toàn tỉnh có khoảng 13,98 triệu con các loại (tăng 9,25% so với cùng kỳ năm 2018). Theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, thời điểm giao mùa, trời nắng, nóng kèm mưa ẩm xen kẽ, nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm lớn, đàn gia cầm dễ mắc các bệnh như Newcastle, viêm phổi, cúm, tiêu chảy, tụ huyết trùng… Để chủ động phòng, chống các bệnh thường gặp trên đàn gia cầm, người chăn nuôi cần che chắn chuồng trại cẩn thận, tránh mưa tạt, gió lùa; khi nhiệt độ môi trường giảm cần giữ ấm cho đàn gia cầm, đặc biệt là gia cầm non cần phải có chuồng úm, quây úm, đèn sưởi để cung cấp nhiệt cho phù hợp; thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, thu gom chất thải, thay chất độn chuồng. Về chế độ dinh dưỡng, cần cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm chất lượng, hợp vệ sinh, bổ sung thêm vitamin, B-complex, men tiêu hóa để tăng khả năng hấp thụ thức ăn nhằm nâng cao sức đề kháng cho gia cầm. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia cầm theo quy định. Khi có nhu cầu vận chuyển gia cầm, cần chú ý theo dõi thông tin về thời tiết để tránh vận chuyển vào những ngày có mưa, gió mùa, trời lạnh; chú ý bảo đảm các quy trình vận chuyển, thực hiện nghiêm việc kiểm dịch vận chuyển để bảo đảm an toàn dịch bệnh. Hàng ngày theo dõi sức khỏe đàn gia cầm, phát hiện sớm các biểu hiện bất thường để cách ly, theo dõi và điều trị; nếu thấy gia cầm có biểu hiện nặng và lây lan nhanh phải thông báo ngay cho cán bộ thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
Thanh Huyền
Nguồn: Báo Thái Bình
- đàn gia cầm li>
- thời điểm giao mùa li>
- Chăm sóc đàn gia cầm li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất