[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tính đến tháng 6/2018, đàn lợn nước ta có 26,42 triệu con, tuy đã giảm 3% so với cùng kỳ năm 2017 nhưng vẫn đứng đầu ASEAN, đứng thứ 2 ở châu Á, nằm trong top 15 nước có đàn lợn lớn nhất thế giới. Sản lượng thịt hơi đạt 2,15 triệu tấn và đứng thứ 7 trên thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Braxin và Nga. Là một cường quốc chăn nuôi, nhưng thị trường thịt lợn Việt Nam cũng được đánh giá là có nhiều điểm cần khắc phục sau chu kỳ khủng hoảng – sốt giá vừa qua.
Ngành chăn nuôi lợn chứng kiến chu kỳ khủng hoảng – sốt giá dài chưa từng thấy. Ảnh: Vũ Sinh
Bài toán cung cầu chưa được giải, chịu thiệt là nông dân
Thời gian gần đây, bắt đầu từ tháng 4/2018 giá lợn hơi tăng và tăng liên tục, tăng cao lên tới trên 50.000 đồng/kg (đầu tháng 8/2018), có nơi tăng tới 56.000 đồng/kg.
Trang trại chăn nuôi lớn, các công ty chăn nuôi lợn đặc biệt là công ty FDI có lãi khá, giúp bù đắp một phần khoản thua lỗ rất lớn suốt thời gian thua thiệt trước đó. Song, cũng thật tiếc vì những người chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ thì không thu lợi được nhiều trong đợt tăng giá vừa rồi, vì trước đó họ đã không còn sức duy trì đàn nên phải giảm đàn quá nhiều để cắt lỗ. Cũng có nhiều hộ phải treo chuồng, khi giá lên thì không còn lợn để bán.
Còn trước đó, đợt khủng hoảng rớt giá dài nhất, nặng nề nhất từ trước tới nay kể từ tháng 11/2016. Đến tháng 4/2018 có lúc xuống đáy 20.000 đồng/kg. Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, khủng hoảng về cung cầu thị trường thịt lợn vừa qua đã làm mất đi phần lãi trên 100.000 tỷ đồng của người chăn nuôi lợn trong nước mà lẽ ra họ hoàn toàn được hưởng. Cùng với đó 900.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ treo chuồng.
Những ngày đầu tháng 8, chỉ vào dãy chuồng trống trơn, anh Nguyễn Quang Minh, một chủ trại lợn ở Hòa Bình vẫn chưa quên cái cảnh cuối năm ngoái vợ chồng anh phải trực tiếp thuê người mổ lợn và đứng bán vì thương lái trả giá quá bèo. Giờ giá lợn lên cao, anh vừa tiếc vừa thấy sợ. Tái đàn lúc này, giá lợn giống cao ngất ngưởng, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, 5 – 6 tháng sau, thị trường có rơi vào cảnh dư thừa? “Người chăn nuôi quá cực, vừa vất vả hôm mai, đầu tư cả khoản tiền lớn mà cứ như thầy bói xem voi, may nhờ rủi chịu”, anh ngậm ngùi chia sẻ.
Còn ông Lê Huy Toàn, Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ mới Phồn Thịnh, một doanh nghiệp chăn nuôi lợn tại Hòa Bình, Phú Thọ cho rằng, chăn nuôi ở Việt Nam bấp bênh như “đánh bạc”, không đảm bảo, không ổn định, rất khó cho các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp lớn ngày càng chiếm lĩnh, chi phối thị trường
Thời điểm này, nhiều trại lợn quy mô nhỏ trong dân hầu như không còn hàng vì vẫn đang “treo chuồng”. Thống kê của Cục Chăn nuôi cho thấy, khủng hoảng giá lợn kéo dài gần 2 năm qua khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ giảm rất mạnh, song khu vực trang trại, DN vẫn tăng trưởng. Cụ thể, Dabaco Việt Nam tăng 21% đàn nái, C.P tăng 9%, CJ Vina tăng 27%…Số liệu này được khẳng định có cơ sở bởi qua tính toán, giám sát nhập khẩu lợn cụ kỵ, ông bà, bố mẹ cũng như sản lượng NK và sản xuất TĂCN có thể kiểm chứng được.
Điển hình cho các doanh nghiệp có đàn heo tăng nhanh chóng đó là Tập đoàn Mavin, trả lời PV Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin cho rằng: “Mavin có lợi thế là công ty hoạt động theo chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn” nên hoạt động của công ty không bị ảnh hưởng nhiều bởi những biến động thị trường. Kể cả trong thời điểm giá lợn giảm sâu, công ty vẫn đảm bảo hoạt động chăn nuôi diễn ra bình thường, đảm bảo thu nhập ổn định và lợi nhuận bền vững cho các đối tác chăn nuôi. Từ năm 2017, Mavin đã mở rộng liên tục mạng lưới chăn nuôi với mức tăng trưởng 150%/năm”. Vừa qua công ty đã chính thức bước chân vào thị trường miền Nam với việc khánh thành Nhà máy thức ăn chăn nuôi hiện đại và đang chuẩn bị mở rộng liên kết chăn nuôi với người nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long để hỗ trợ họ đầy đủ nhất về mặt kỹ thuật chăn nuôi, hướng tới khép kín chuỗi giá trị tại các tỉnh miền Nam. Mục tiêu của Mavin đến 2020 là sẽ cung cấp ra thị trường 1 triệu heo thịt thương phẩm và 50.000 heo nái sinh sản, là 1 trong 10 công ty lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam, ông David John Whitehead cho biết thêm.
Yếu nhất khâu kết nối sản xuất với thị trường và chế biến
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong năm 2017, ngành Chăn nuôi đã rơi vào tình trạng phát triển “nóng”, dư thừa nguồn cung làm cho người sản xuất thua lỗ nặng. Nguyên nhân chính là khâu tổ chức sản xuất yếu kém, đặc biệt khâu yếu nhất là kết nối người sản xuất với thị trường. Mặt khác, theo nghiên cứu của CAP/IPSARD (2016) cho thấy, lợi nhuận của chuỗi giá trị lại tập trung chủ yếu vào lò giết mổ với 95,2% tổng lợi nhuận của chuỗi. Đối với hộ chăn nuôi, cơ cấu chi phí chiếm 33,4% tổng chi phí nhưng cơ cấu lợi nhuận lại rất thấp với 0,3% tổng lợi nhuận.
Khi có biến động về giá, các hộ chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, trong khi đó, thương lái lúc nào cũng nắm phần lãi cao. Cụ thể, thời điểm tháng 4/2016, khi giá cổng trại từ 46.000 – 50.000 đồng/kg hơi, giá thịt lợn tại chợ 80.000 – 110.000 đồng/kg, các hộ chăn nuôi lãi từ 1 – 1,5 triệu đồng/con, trong khi đó, trung gian lãi tới 2,5 – 3 triệu đồng/con. Ngược lại, thời điểm tháng 4/2017 giá lợn hơi bán tại cổng trại 23.000 – 30.000 đồng/kg hơi thì, hộ chăn nuôi lỗ nặng từ 1 – 1,5 triệu đồng/con thì với mức bán thịt lợn tại chợ từ 75.000 – 90.000 đồng/kg, trung gian lãi khủng tới mức 3 – 3,5 triệu đồng/con.
Cùng với đó, khâu chế biến sản phẩm thịt lợn cũng được nhiều lãnh đạo ngành nông nghiệp thừa nhận là yếu kém. Theo Cục chăn nuôi, như năm 2016, thị trường trong nước với 90% sản lượng (sản phẩm thịt tươi, thịt mát; sản phẩm chế biến (xúc xích, dăm bông, lạp xưởng, hun khói, tẩm ướp gia vị sẵn… chỉ chiếm khoảng 5%; sản phẩm cấp đông). Cùng với đó, chỉ có 10% trong tổng sản lượng thịt lợn được xuất khẩu, bao gồm: lợn sống được xuất khẩu tiểu ngạch, lợn sữa… Đến nay, có lẽ con số này còn thấp hơn nữa.
Vì vậy, theo nhiều chuyên gia, cần thiết phải có sự liên kết giữa doanh và người nông dân, đẩy mạnh hơn nữa sự liên kết sản xuất tạo nên chuỗi sản xuất bền vững từ con giống, thức ăn, chế biến, tiêu thụ và phải có cam kết, có hợp đồng, kế hoạch. Với chuỗi liên kết khép kín này, sẽ không có chuyện cung vượt cầu vì tất cả những sản phẩm sản xuất ra đều đã có kế hoạch để tiêu thụ, như vậy, cung – cầu sẽ cân bằng, giúp giá cả ổn định.
Ông Hầu Văn Nguyên, Tổ trưởng tổ hợp tác chăn nuôi lợn, thôn Lãng Nhiêu, xã Phú Lương (Sơn Dương, Tuyên Quang) cho rằng: Trong bối cảnh giá cả thị trường đang có những biến động khó lường, nhất là các sản phẩm trong ngành chăn nuôi, ảnh hưởng xấu tới việc phát triển sản xuất hàng hóa gây hoang mang cho người dân. Những thông tin chuyên sâu, đa chiều về sản xuất và thị trường đang được những người chăn nuôi như chúng tôi rất quan tâm. “Việc đăng tải những thông tin, dự báo hữu ích về thị trường, những biến động trong sản xuất hàng hóa từ các cơ quan chuyên môn, các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh, của Trung ương là rất cần thiết để người chăn nuôi chúng tôi có những tính toán và điều chỉnh sản xuất sao cho hợp lý, nhằm giảm thiểu rủi ro đến mức tối đa”, ông Nguyên nhấn mạnh.
Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường chăn nuôi ở Việt Nam là cực kỳ phức tạp. Việc người dân có nuôi hay không phụ thuộc lớn vào thị trường và do thị trường quyết định. Việc của cơ quan nhà nước là cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho người chăn nuôi để họ tự quyết định. Nông dân hiện nay mù tịt về thông tin. Giá cả chỉ phản ánh một mặt về thị trường chứ không phản ánh tất cẩ. Thị trường chính là cung – cầu. Và chỉ có cơ quan chức năng mới biết điều này. Chúng ta phải biết đàn heo của chúng ta bao nhiêu, sản lương thịt, thị trường đang tiêu thụ như thế nào và hình thức tiêu thụ ra sao
TÂM AN
TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam:
Cơ quan quản lý không nắm tình hình không kịp
Diễn biến giá thịt heo như vài tháng vừa qua cho thấy, rõ ràng là cơ quan quản lý nắm tình hình không kịp, không sát nên rất bị động trong việc điều hành sản xuất và thị trường, điều hành không theo kịp diễn biến thực tế. Nguyên nhân chính là số liệu thống kê không kịp thời và thiếu chính xác. Vì thế, ngành thống kê phải cung cấp số liệu kịp thời và chính xác để có thể phục vụ tốt cho công tác điều hành sản xuất và thị trường. Đây là chu kì kéo dài và thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay, khi mà nguồn cung giảm dần, không cân đối với cầu đến mức nào đó sẽ dẫn tới tình trạng sốt giá. Cần giảm đàn đến mức nào đó cho hợp lý và cũng cần phanh lúc cần thiết. Nếu đầu lợn chỉ giảm 5,8% như số liệu bên thống kê thì không thể tạo cơn sốt giá như như đợt vừa rồi.
Ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin:
Hãy là người chăn nuôi thông minh
Từ cuối năm 2016, ngành chăn nuôi heo trải qua khủng hoảng thừa, dẫn tới giá giảm sâu, người chăn nuôi điêu đứng. Mặc dù tới nay, giá lợn đã về đúng giá trị nhưng chưa thể khẳng định thị trường đã ổn định. Khủng hoảng này cho thấy những lỗ hổng trong việc quy hoạch và quản lý thị trường chăn nuôi heo tại Việt Nam. Người chăn nuôi nhỏ lẻ luôn là người chịu thiệt thòi do thiếu kiến thức về thị trường và thiếu hụt các liên kết chuỗi chăn nuôi để đảm bảo đầu ra cho sảnphẩm. Do vậy, bên cạnh sự vào cuộc mạnh mẽ và chủ động từ các cơ quan chức năg, Bộ NN&PTNT trong việc quy hoạch vùng chăn nuôi và tìm kiếm đầu ra xuất khẩu cho thịt heo của Việt Nam, chúng tôi cho rằng: người chăn nuôi hãy là những nông dân thông minh – tự trang bị kiến thức đầy đủ về thị trường và công nghệ để đảm bảo hiệu quả và chất lượng chăn nuôi, đồng thời, cần tham gia và các liên kết chuỗi chặt chẽ để có sự hỗ trợ tối đa về kỹ thuật, công nghệ, vốn và sự đảm bảo về đầu ra cho sản phẩm.
- thị trường thịt lợn Việt Nam li>
- giá heo hơi hôm nay li>
- thị trường thịt lợn li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất