Trung Quốc sản xuất và tiêu thụ khoảng một nửa lượng thịt lợn của thế giới. Đây cũng là thị trường nhập khẩu quan trọng của hầu hết các nước xuất khẩu thịt lợn trên thế giới, nên trong nhiều tháng qua, ngành công nghiệp chăn nuôi lợn toàn cầu đều tập trung chú ý vào sự nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của Dịch tả lợn châu Phi (ASF) và tái cơ cấu đàn lợn tăng trở lại củaTrung Quốc.
Nhật Bản, Đông Nam Á và Hàn Quốc là thị trường tiềm năng để tăng trưởng xuất khẩu
Theo báo cáo của USDA, trong báo cáo 6 tháng gần đây, về tình hình chăn nuôi lợn tại Trung Quốc: Bắc Kinh dự báo sản lượng thịt lợn năm 2021 của Trung Quốc sẽ tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, lên đến 47 triệu tấn. Tuy nhiên, do ASF tái bùng phát ở nhiều khu vực khác nhau nên rất khó để đánh giá tốc độ và kết quả tái cơ cấu đàn của đất nước.
Gần đây, giá thịt lợn hơi của Trung Quốc đã hạ nhiệt. Cụ thể, giá thịt lợn bán buôn trong nước giảm xuống dưới mức trung bình so với cùng kì năm ngoái. Tuy nhiên, mức giá này đã chạm đáy vào đầu tháng 5/2020. Sự chênh lệch giữa giá lợn nội địa và giá nhập khẩu tiếp tục thúc đẩy sản lượng thịt nhập khẩu vào Trung Quốc, mặc dù mức chênh lệch giá thịt lợn giữa Mỹ và Trung Quốc là thấp nhất kể từ nửa đầu năm 2020.
Xuất khẩu trong quý 1 của Mỹ sang Trung Quốc/Hồng Kông đã giảm 20% so với năm 2020, nhưng vẫn chiếm 30% khối lượng xuất khẩu của nước này. Giá trị xuất khẩu tháng 3 đạt 200 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn là mức cao nhất trong vòng10 tháng. Mặc dù, 30% là tỷ lệ xuất khẩu cao hơn bình thường của Mỹ dành cho Trung Quốc / Hồng Kông, Mỹ đặt kỳ vọng sẽ “ít phụ thuộc vào Trung Quốc” hơn so với các thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn khác. Để đạt được điều này, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ phải đạt được mức tăng trưởng mạnh ở các nước châu Á tiềm năng, trong thời gian ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc đang đẩy mạnh sản suất và tái đàn. Mặc dù cạnh tranh với các nhà xuất khẩu thịt lợn lớn rất gay gắt, sức sản xuất thịt lợn nội địa của các nước nhập khẩu cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình cơ hội xuất khẩu của Mỹ.
Nhu cầu nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc chủ yếu là do quy mô đàn, sản lượng và sự biến động. Ở các quốc gia châu Á khác, khả năng sản xuất thịt trong nước là một yếu tố quan trọng định hình nhu cầu nhập khẩu thịt lợn:
Nhật Bản
Trước khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại Trung Quốc, Nhật Bản là thị trường lâu năm và có giá trị lớn nhất của Mỹ. Châu Âu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thịt lợn đông lạnh cho Nhật Bản, tuy nhiên trong lĩnh vực này Mỹ phải cạnh tranh chủ yếu với thịt lợn đông lạnh từ Canada, Mexico và thịt lợn đông lạnh sản xuất trong nước. Tại Nhật Bản, sản xuất thịt lợn nội địa cung cấp gần một nửa tổng lượng thịt tiêu thụ và chiếm khoảng trên hai phần ba lượng thịt đông lạnh tiêu thụ của nước này.
Năm 2020, tổng lượng thịt lợn tiêu của Nhật Bản tăng nhẹ do người tiêu dùng ưa thích sử dụng thịt lợn trong chế biến món ăn tại nhà. Kết quả khảo sát thị hiếu người tiêu dùng năm 2020 cho thấy lượng thịt lợn tiêu thụ tại nhà (bao gồm cả giăm bông và xúc xích) đạt 11 kg/hộ, tăng 8% so với năm 2019. Điều này giải thích sự sụt giảm lượng thịt lợn tiêu thụ trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm, vốn chiếm khoảng một nửa lượng thịt lợn tiêu thụ của Nhật Bản so với trước khi có dịch COVID.
Mặc dù sản lượng thịt sản xuất tại Nhật Bản đầu năm 2021 đã có xu hướng giảm nhẹ nhưng sản lượng thịt lợn năm 2020 của Nhật Bản vẫn tăng 2% so với cùng kỳ năm trước đạt khoảng hơn 914.055 tấn. Nhật Bản là một trong số ít quốc gia châu Á vẫn chưa có dịch tả lợn châu Phi, nhưng dịch tả lợn cổ điển đã bùng phát trở lại ở Nhật Bản vào năm 2018. Mặc dù, hai đợt dịch tả lợn cổ điển gần đây đã phải tiêu hủy gần 50.000 con lợn những do Nhật Bản đã áp dụng các chương trình tiêm chủng phòng chống dịch tả lợn cổ điển tại các vùng dịch, do đó dịch tả lợn cổ điển không có tác động lớn đến sản xuất thịt lợn của nước này.
Đặc biệt, đầu năm tài chính, ngày ¼ Chính phủ Nhật Bản đã cắt giảm thuế quan cho tất cả các nhà cung cấp thịt lợn lớn của Nhật Bản. Theo Hiệp định Thương mại Mỹ-Nhật Bản có hiệu lực vào đầu năm 2020, thuế quan đối với thịt lợn của Mỹ được điều chỉnh theo sản phẩm, đã tạo ra lợi thế về thuế quan với các đối thủ cạnh tranh. Trước hiệp định này, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác Kinh tế EU-Nhật Bản đã tạo ra hàng rào thuế quan bất lợn cho thịt lợn Mỹ.
Nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ của Nhật Bản đã tăng mạnh sau khi thực hiện Hiệp định thương mại, đặc biệt là đối với thịt lợn qua chế biến. Thuế quan đối với thịt lợn qua chế biến đã giảm xuống chỉ còn 6,6% vào ngày 1 tháng 4 (giảm từ 20% trước Hiệp định Thương mại Mỹ-Nhật Bản có hiệu lực và giảm từ 10% trong năm đầu tiên của hiệp định). Nhu cầu của Nhật Bản đối với thịt lợn Mỹ là rất cao, nhưng sự chậm trễ trong vận chuyển, hạn chế về lao động (ảnh hưởng đến khả năng sản xuất ra các sản phẩm và gia tăng giá trị sản phẩm của các nhà cung cấp) và giá thành cao hơn của thịt lợn Mỹ đã ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu tới Nhật Bản trong năm 2021. Bất chấp những khó khăn này, xuất khẩu của Mỹ trong tháng 3 là 40.746 tấn, tăng 11% so với năm ngoái và đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất kể từ tháng 4/2015. Vào thời điểm đó, xuất khẩu của thịt lợn Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ trong vận chuyển do sự không thống nhất trong các cuộc đàm phán lao động tại cảng phía Tây.
Đông Nam Á
Dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn ở một số quốc gia Đông Nam Á, bao gồm cả hai quốc gia nhập khẩu thịt lợn lớn nhất của Mỹ là Philippines và Việt Nam. Đầu năm 2021, tổng đàn lợn của Philippines là 9,72 triệu con, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo ước tính của USDA, sản lượng thịt lợn của nước này đã giảm 30%. Mặc dù sự sụt giảm này đã đẩy giá lợn hơi cao lên đáng kể, nhưng việc tăng giá hầu như không có tác dụng khuyến khích tái đàn do các đợt tái bùng phát dịch tả lợn châu Phi tiếp tục tạo ra sự rủi ro cho người chăn nuôi.
Philippines
Philippines áp dụng mức thuế cao nhất đối với tất cả các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới. Cụ thể, thuế xuất trong hạn ngạch ở mức 54.000 tấn đối với thịt lợn là 30% và 40% đối với khối lượng nhập khẩu vượt hạn ngạch. Do đó, Philippine rất khó để có thể thu hút đủ lượng nhập khẩu nhằm bù đắp sự sụt giảm sản lượng thịt lợn trong nước. Trên thực tế, Mỹ là nhà xuất khẩu thịt lợn lớn duy nhất đăng ký tăng xuất khẩu sang Philippines vào năm 2020. Để giải quyết vấn đề này, Tổng thống Duterte đã ra lệnh cắt giảm thuế quan tạm thời. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 7/4 và kéo dài đến tháng 4/2022. Thịt lợn/các sản phẩm từ thịt lợn của Mỹ xuất khẩu sang Philippines đã tăng trong quý đầu năm 2021 lên tới hơn 25.000 tấn, tăng gấp ba so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 86% so với khối lượng xuất khẩu cao nhất đạt được trong quý IV năm 2020. Thuế suất giảm sẽ tạo ra cơ hội tăng trưởng cao trong thị trường nhạy cảm với biến động của giá cả. Tuy nhiên, sự cạnh tranh thị trường Philippines cũng sẽ gay gắt hơn, đặc biệt là từ thịt lợn của Châu Âu và Canada. Xuất khẩu của Canada sang Philippines đã tăng lên 46.000 tấn trong quý đầu năm 2021, tăng 470% so với năm ngoái.
Việt Nam
Mặc dù dịch tả lợn châu Phi vẫn đang có tác động đáng kể đến thị trường Việt Nam nhưng sự nỗ lực tái đàn lợn của Việt Nam đã phát huy đươc hiệu quả và đạt được kết quả cao. Giá lợn hơi của Việt Nam giảm trở lại trong tháng 4 xuống còn khoảng $ 1,45 / lb (0,45 kg), giảm 10% so với năm ngoái, nhưng vẫn ở trên mức giá thấp được ghi nhận gần đây trong tháng 11 và 12. Mức giá tương đối cao, so với mức trung bình hàng năm là 0,94 USD / lb (0,45 kg) vào năm 2019. Điều này cho thấy, sản lượng thịt lợn của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với mức năng lực sản xuất trước khi có dịch.
Chăn nuôi lợn tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang Việt Nam tăng mạnh vào năm 2020, trong đó, thịt cắt miếng tăng gần 500% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 21.676 tấn. Thịt cắt miếng cũng chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều trong cơ cấu sản phẩm thịt lợn xuất khẩu, tổng giá trị xuất khẩu sang Việt Nam tăng gần gấp ba lần, đạt hơn 50 triệu USD. Một trong những yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng này là Việt Nam quyết định giảm mức ưu đãi thuế quan quốc gia (MFN) đối với mặt hàng thịt lợn đông lạnh cắt giảm từ 15% xuống 10% trong nửa cuối năm 2020, điều này đã giúp cân bằng và thuận lợi cho nhập khẩu thịt lợn Mỹ. Nhưng tỷ lệ này đã quay trở lại 15% vào ngày 1 tháng 1/2021, khiến Mỹ rơi vào tình thế bất lợi. Năm 2021, thuế suất của Việt Nam đối với thịt lợn đông lạnh từ Canada và các thành viên khác của CPTPP là 7,5% và tỷ lệ nhập khẩu từ Liên minh châu Âu là 11,3%. Tỷ lệ MFN áp dụng cho các loại thịt lợn của Mỹ là 8%, trong khi tỷ lệ cho các loại thịt của Canada và EU lần lượt là 2% và 6,4%.
Xuất khẩu của Canada sang Việt Nam tăng hơn gấp đôi vào năm 2020 lên khoảng 24.000 tấn, và xuất khẩu trong quý 1/2021 đã tăng 34% đạt 10.740 tấn. Hiện nay, Nga là nhà cung cấp thịt lợn lớn nhất của Việt Nam, xuất khẩu 25.000 tấn trong quý I/2021 – tăng gần 400% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt tổng sản lượng xuất khẩu trong năm 2020 là 63.000 tấn.
Hàn Quốc
Sau khi đạt đỉnh ơ mức hơn 240.000 tấn vào năm 2018, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang Hàn Quốc đã giảm trong hai năm qua. Điều này phần lớn là do sản xuất thịt lợn tại Hàn Quốc tăng và do sự bùng phát của COVID-19 đến đến sự sụt giảm sản lượng thịt lợn sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm tại nước này.
Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở Hàn Quốc từ tháng 9/2019. Nhưng sau làn sóng bùng phát ban đầu được ghi nhận tại các trang trại chăn nuôi, các ổ dịch chủ yếu chỉ giới hạn ở lợn rừng vùng gần biên giới với Triều Tiên, do đó dịch bệnh này đã không ảnh hưởng nhiều đến chăn nuôi lợn. Trên thực tế, năm 2020, sản lượng thịt lợn của Hàn Quốc đạt mức kỷ lục gần 1 triệu tấn, với khả năng tự cung tự cấp tăng trở lại hơn 70%.
Tương tự như Nhật Bản, ngành chăn nuôi lợn của Hàn Quốc được hưởng lợi từ nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tại gia đình. Tuy nhiên không giống Nhật Bản, nhập khẩu thịt lợn đông lạnh của Hàn Quốc vẫn còn tương đối nhỏ và do đó thịt lợn tươi sống trong nước chiếm ưu thế trong lĩnh vực bán lẻ. Thịt lợn muối và thịt thăn của Hàn Quốc cũng cạnh tranh với thịt lợn nhập khẩu dùng làm nguyên liệu trong các sản phẩm chế biến từ thịt lợn. Giá thịt lợn hơi của Hàn Quốc đạt trung bình 2,17 đô / lb (0,45 kg) vào cuối tháng 4, tăng 13% so với năm 2020 và dự báo sẽ cầu tiếp tục tăng mạnh.
Hầu hết các sản phẩm thịt lợn từ các nhà cung cấp lớn của Hàn Quốc – bao gồm Mỹ, Liên minh Châu Âu, Canada và Chile – được nhập khẩu vào nước này với mức thuế bằng 0 thông qua các hiệp định thương mại song phương, nhưng việc được miễn thuế đối với thịt lợn nhập khẩu đã không làm giảm sản lượng thịt lợn nội địa của Hàn Quốc. Mức tiêu thụ thịt lợn nuôi tại Hàn Quốc bình quân đầu người tăng lên, tăng gần 30% từ năm 2012 đến năm 2019. Xuất khẩu của Mỹ sang Hàn Quốc đã đạt mức phục hồi vào tháng 3, đạt khối lượng lớn nhất trong 12 tháng ở mức 17.079 tấn, trị giá hơn 50 triệu đô. Năm 2021, Hàn Quốc đã tang cường nhập khẩu thịt ba chỉ từ Mỹ và các nhà cung cấp khác, tuy nhiên sản lượng nhập khẩu các loại thịt khác vẫn thấp hơn năm 2020.
Điều kiện của đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến xu hướng của thị trường Châu Á
Nhiều thị trường châu Á đã không nhập khẩu thịt lợn Đức sau khi ca nhiễm dịch tả lợn châu Phi được ghi nhận tại nước này vào tháng 9/2020. Mặc dù các quan chức nông nghiệp và thương mại Đức đang thuyết phục các đối tác châu Á tiếp tục nhập khẩu từ thịt lợn từ các khu vực không có dich, chỉ Hồng Kông và Việt Nam đồng ý với thỏa thuận này. Vì vậy, thịt lợn Đức vẫn vắng bóng tại các thị trường chính như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Philippines do các nước này đã đóng cửa đối với thịt lợn Đức kể từ cuối năm 2019 sau khi phát hiện thịt lợn từ Ba Lan có nguồn gốc trong một chuyến hàng đến từ Đức.
Thịt lợn Canada đủ điều kiện để xuất khẩu sang Trung Quốc, tuy nhiên một số nhà máy của Canada đã bị đình chỉ xuất khẩu. Điều này được phản ánh qua sản lượng thịt lợn xuất khẩu trong quý đầu tiên của Canada sang Trung Quốc, giảm khoảng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái, giảm hơn 50.000 tấn. Ngược lại, xuất khẩu của Canada sang Philippines, Việt Nam và Hàn Quốc đã tăng đáng kể.
Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong tháng 3 với gần 295.000 tấn tương đương 795 triệu đô, một phần do sự tăng trưởng mạnh ở một số thị trường châu Á. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ở châu Á đang diễn ra khốc liệt, sự cạnh tranh nay đến từ thị trường thịt lợn nội địa và các nhà cung cấp nước ngoài khác. Để đảm bảo thành công bền vững tại khu vực châu Á, đội ngũ nhân viên phụ trách thị trường của USMEF phải xác định được các cơ hội tăng trưởng trong lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ thực phẩm và chế biến ở cả thị trường đã thành lập và mới nổi, đồng thời nhấn mạnh chất lượng và tính nhất quán của thịt lợn Mỹ đối với các khách hàng tiềm năng.
Ngô Thị Thùy và PGS.TS. Phạm Kim Đăng
Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam sưu tầm và biên dịch từ tài liệu của Liên đoàn Xuất khẩu Thịt Mỹ (USMEF), ngày 12 tháng 5 năm 2021.
- xuất khẩu li>
- chăn nuôi lợn ở châu á li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất