[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bằng cách áp dụng các nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn, Việt Nam có thể tạo ra một ngành chăn nuôi bền vững hơn và có khả năng chống chịu tốt hơn với ngoại cảnh, góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo phúc lợi xã hội.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị Chăn nuôi – Thú y toàn quốc (AVS) 2023
Đó là thông điệp được truyền tải tại Hội nghị Chăn nuôi – Thú y toàn quốc (AVS) 2023, được tổ chức từ 5-7/10/2023, nơi quy tụ hơn 1000 nhà quản lý, chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp, nhà chăn nuôi.
Tính tất yếu của chăn nuôi tuần hoàn trong kỷ nguyên số
Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, tại Việt Nam chăn nuôi là cực tăng trưởng quan trọng của ngành Nông nghiệp. Để tái cơ cấu ngành chăn nuôi, khoa học công nghệ là yêu cầu, đòi hỏi quan trọng. Nếu các doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi vào Việt Nam, thì phải hướng đến chăn nuôi công nghệ cao, theo chuỗi giá trị, tuần hoàn, chuyển đổi số, để hướng đến xuất khẩu, chứ đừng đừng nghĩ ở “ao làng” – thị trường nội địa mà thôi.Ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề trong việc xử lý chất thải trong chăn nuôi. Do vậy, chăn nuôi theo hướng khép kín, hữu cơ, tuần hoàn là một đòi hỏi tất yếu. Tuần hoàn từ giống, thức ăn dinh dưỡng, quy trình nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh, cho đến vận chuyển sơ chế, chế biến giết mổ, bày bán đều phải được triển khai một cách chặt chẽ.
Còn theo GS TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề trong việc xử lý chất thải trong chăn nuôi. Mỗi năm ngành chăn nuôi Việt Nam tạo ra khoảng 386 triệu tấn chất thải (trong đó, 62,2 triệu tấn chất thải rắn, 323,5 triệu tấn chất thải lỏng) nhưng các công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi hiện nay phần lớn chỉ chú trọng vào nâng cao lợi nhuận, chưa hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi bền vững.
Vì vậy, phát triển chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn là việc triển khai các loại hình, phương thức, công nghệ chăn nuôi gắn với giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, hạn chế phát thải đầu ra, xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi làm đầu vào cho trồng trọt, thủy sản và lâm nghiệp. Đây là hướng đi chủ đạo để ngành chăn nuôi nước nhà phát triển bền vững thời gian tới, nhất là trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nguồn tài nguyên dần hạn hẹp và nguy cơ ô nhiễm môi trường chăn nuôi vẫn hiện hữu. Thực tế đã chứng minh rằng nhiều địa phưương đã thành công trong việc áp dụng mô hình chăn nuôi tuần hoàn 4F (Feed, Farm, Food, Fertilizer).
Chăn nuôi tuần hoàn thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế
Theo PGS.TS Sử Thanh Long, Giảng viên cao cấp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nêu quan điểm, chăn nuôi tuần hoàn đại diện cho sự chuyển hướng từ mô hình chăn nuôi tuyến tính thường dẫn tới suy kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm và không bền vững (von Braun, 2018). Thay vì coi chất thải trong chăn nuôi là một vấn đề, chăn nuôi tuần hoàn thay đổi góc nhìn coi đây là một nguồn tài nguyên giá trị. Chất thải hữu cơ được hình thành trong quá trình chăn nuôi, phân và chất độn chuồng, có thể được tái sử dụng thông qua quá trình ủ phân compost hoặc phân huỷ yếm khí (Kafle & Chen, 2016) để tạo ra phân bón giàu dinh dưỡng và khí sinh học (biogas) cung cấp năng lượng. Điều này không chỉ giải quyết vấn đề chất thải mà còn khép kín vòng tuần hoàn dinh dưỡng, góp phần giúp đất màu mỡ hơn và giảm sự phụ thuộc vào phân bón hoá học (Rodias & cs., 2020). Đặc biệt ở một quốc gia như Việt Nam, nơi sản lượng nông nghiệp liên quan chặt chẽ tới độ màu mỡ của đất, vòng tuần hoàn dinh dưỡng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng sản xuất nông nghiệp bền lâu.
Một trong những khía cạnh thu hút nhất của chăn nuôi tuần hoàn nằm ở khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, đặc biệt ở khu vực nông thôn (David & Ian, 2019). Hệ thống tuần hoàn có thể dẫn tới sự ra đời của các chuỗi giá trị và cơ hội kinh doanh mới, thúc đẩy đổi mới và khởi nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp. Bằng cách chuyển đổi chất thải thành các sản phẩm có giá trị như phân bón hữu cơ, khí sinh học và các vật liệu sinh học, chăn nuôi tuần hoàn có tiềm năng tiếp thêm sinh lực cho kinh tế địa phương và trao thêm quyền cho các cộng đồng nông thôn. Hơn nữa, việc thích ứng chăn nuôi tuần hoàncó thể làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam trên thị trường quốc tế, nơi tính bền vững và khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm ngày càng được người tiêu dùng coi trọng.
Chăn nuôi trong bối cảnh chuyển đổi số
Theo ThS Lê Hải Yến, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần GREENFEED Việt Nam, trong những năm gần đây, chuyển đổi số dần trở thành một động lực chuyển đổi chính trong ngành chăn nuôi, giúp tái định hình các mô hình chăn nuôi truyền thống và tạo ra những cơ hội tăng tưởng theo hướng bền vững (Banhaz & cs., 2012; Lovarelli & cs., 2020).
Bà Yến cho rằng, chuyển đổi số trong chăn nuôi tại Việt Nam chủ yếu diễn ra với việc thích ứng công nghệ chăn nuôi chính xác. Cảm biến, thiết bị đeo và công nghệ IoT được triển khai giúp giám sát và theo dõi sức khoẻ, phúc lợi của vật nuôi (Banhaz & cs., 2012., Berckmans, 2014.
Các công nghệ số đóng vai trò thiết yếu trong quản lý dinh dưỡng đàn gia sức. Các hệ thống cho ăn tự động có thể kiểm soát chính xác khẩu phần dinh dưỡng của vật nuôi, đảm bảo vật nuôi hấp thụ đúng nguồn dinh dưỡng với mức độ cần thiết (Berckmans, 2014; Pomar& Remus, 2019). Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khoẻ vật nuôi, mà còn giảm chất thải từ chăn nuôi – mối lo ngại chính từ chăn nuôi (Tullo & cs., 2019; Han & cs., 2022).
Chuyển đổi số trao quyền cho người chăn nuôi Việt Nam để có khả năng đưa ra các quyết định chăn nuôi dựa theo dữ liệu. Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn, bao gồm cảm biến, dự báo thời tiết và xu hướng thị trường, người chăn nuôi có thể hình thành các lựa chọn về phối giống, phòng ngừa dịch bệnh và thời điểm trên thị trường (Niloofar & cs., 2021). Điều này giúp cải thiện hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính bền vững của ngành chăn nuôi. Có khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ động vật.
Trong bối cảnh gia tăng lo ngại về tính minh bạch và an toàn thực phẩm, chuyển đổi số cho phép truy xuất nguồn gốc các sản phẩm hình thành từ ngành chăn nuôi Việt Nam. Công nghệ khối chuỗi (blockchain) là một ví dụ điển hình, giúp nâng cao tính bảo mật và minh bạch trong chuỗi cung ứng sản phẩm thịt và sữa (Giersberg & cs., 2021).
“Chuyển đổi số cũng góp phần nâng cao phúc lợi động vật. Các hệ thống tự động giúp giám sát các điều kiện chuồng nuôi, giúp đảm bảo sự thoải mái và sức khoẻ vật nuôi (Hackfort & cs., 2021). Điều này không chỉ quan trọng về đạo đức, mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi (ví dụ thịt, trứng, sữa) (Hackfort & cs., 2021)”, bà Lê Hải Yến khẳng định.
Còn PGS.TS Nguyễn Tất Toàn, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, thì cho rằng, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain được hoạch định là một giải pháp tiềm năng trong ngành công nghiệp chăn nuôi và an toàn thực phẩm nhằm tăng tính minh bạch trong sản xuất và quản lý chất lượng. Công nghệ AI giúp cảnh báo dịch bệnh cũng như nhận diện các mối nguy, sản phẩm không an toàn. Công nghệ blockchain tăng cường khả năng truy suất nguồn gốc, hỗ trợ cho việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Ngoài ra công nghệ blockchain còn được áp dụng để nghiên cứu về khả năng và hệ số di truyền, từ đó tăng cao năng xuất và làm giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm (Poppy, 2020). Nhìn chung, công nghệ số hiện nay mang lại nhiều ứng dụng không chỉ cho chăn nuôi mà còn quản lý an toàn thực phẩm. Cần có những nghiên cứu kết hợp để tối ưu hóa khả năng ứng dụng của các công nghệ này.
Cách tiếp cận toàn diện
Cũng theo PGS TS Sử Thanh Long, tuy nhiên, cuộc hành trình hiện thực hoá các tiềm năng của chăn nuôi tuần hoàn tại Việt Nam không thiếu những thách thức. Để thực hiện hiệu quả chăn nuôi tuần hoàn đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện bao gồm hỗ trợ chính sách, đổi mới công nghệ và phát triển nhân lực. Các nhà làm chính sách đóng một vai trò chính yếu trong việc tạo ra một môi trường thích ứng với chăn nuôi tuần hoàn. Các ưu đãi, quy định và cơ chế hỗ trợ có thể khuyến khích người chăn nuôi chuyển đổi sang chăn nuôi tuần hoàn và đầu tư vào các công nghệ năng lượng tái tạo. Hơn nữa, nâng cao trao đổi kiến thức và hợp tác giữa các nhà khoa học, các nhà chăn nuôi và nhà làm chính sách có thể thúc đẩy sự hình thành của các giải pháp đặc thù cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Việc tích hợp các thành tựu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư vào thực hành chăn nuôi tuần hoàn sẽ giúp hướng tới mục tiêu bền vững, hiệu quả và đổi mới trong ngành Nông nghiệp. Công nghiệp 4.0 đặc trưng bởi công nghệ điện tử, các quy trình hoạt động dựa trên dữ liệu và tự động hoá, giúp đem lại những lợi ích chiến lợc phù hợp với các mục tiêu của chăn nuôi tuần hoàn.
Phát triển nhân lực đóng vai trò nền tảng cho sự thành công của quá trình chuyển đổi sang chăn nuôi tuần hoàn. Các chương trình giáo dục và đào tạo có thể trao quyền cho người chăn nuôi bằng kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện các quy trình tuần hoàn một cách hiệu quả. Các nền tảng hợp tác, hội thảo và các mạng lưới chia sẻ kiến thức có thể hỗ trợ việc trao đổi những phương pháp thực hành và kinh nghiệm trong thực tế.
“Các trường đại học Chăn nuôi – Thú y tại Việt Nam có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang chăn nuôi tuần hoàn bằng cách tập trung vào đào tạo, nghiên cứu, hợp tác và hỗ trợ cộng đồng”, PGS.TS Sử Thanh Long chia sẻ thêm.
Hà Ngân
PGS.TS NGUYỄN TẤT TOÀN, PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH: Tận dụng những ưu thế công nghệ nhằm mục tiêu quản lý an toàn thực phẩm
Chăn nuôi và thú y có vai trò quan trọng với sức khỏe con người thông qua việc cung cấp thực phẩm dinh dưỡng. Tuy nhiên thực phẩm từ động vật cũng có nhiều mối nguy cho con người, do đó quản lý thú y cần thực thi tốt để bảo đảm an toàn thực phẩm. Vấn đề quản lý này mặc dù đã được thực hiện từ trước đến nay, tuy nhiên trong bối cảnh ngày nay, việc quản lý cần phải đặt trong sự phát triển công nghệ để tận dụng những ưu thế công nghệ nhằm mục tiêu quản lý an toàn thực phẩm ngày càng nhanh, tiện ích và hiệu quả.
PGS.TS SỬ THANH LONG, GIẢNG VIÊN CAO CẤP, HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: Tín chỉ carbon là cơ chế mạnh mẽ cho các hoạt động bền vững
Trong mô hình chăn nuôi tuần hoàn, tín chỉ carbon (carbon credits) đóng vai trò như một cơ chế mạnh mẽ để khuyến khích và tặng thưởng cho các hoạt động bền vững giúp giảm thải khí nhà kính (Borner & cs., 2017). Tín chỉ carbon là các tín chỉ có thể dùng trong giao dịch thương mại cho phép chủ sở hữu có quyền thải các khí nhà kính ra môi trờng trong một giới hạn nhất định. Hệ thống chăn nuôi tuần hoàn, với sự nhấn mạnh vào giảm thải, chu kỳ dinh dưỡng và cô lập carbon, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiếm được các tín chỉ carbon. Ví dụ như thông qua việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp yếm khí để tạo ra khí sinh học, không những giúp tiết kiệm năng lượng, đồng thời giảm thải khí methane vào môi trờng, còn giúp chủ trang trại tăng thêm thu nhập thông qua việc tham gia vào trị trường giao dịch tín chỉ carbon.
ThS. LÊ HẢI YẾN, PHÓ TGĐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM: Chuyển đổi số đang mở ra một cơ hội nâng tầm ngành chăn Việt Nam theo hướng hiệu quả, bền vững và phúc lợi động vật
Thông qua công nghệ chăn nuôi chính xác, quy trình đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và cải thiện quản lý dinh dưỡng, người chăn nuôi có thể nâng cao năng suất và giảm tác động môi trường. Hơn nữa, khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm và cải thiện phúc lợi động vật nâng cao tính an toàn và đạo đức trong thực hành quy trình chăn nuôi. Việt Nam đang nỗ lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về các sản phẩm chăn nuôi, đồng thời, đối phó với những thách thức như giới hạn nguồn tài nguyên và biến đổi khí hậu, chuyển đổi số có tiềm năng trở thành một trụ cột trong chiến lược phát triển của ngành chăn nuôi quốc gia trong tương lai..
Hà Ngân ghi
- chăn nuôi tuần hoàn li>
- AVS li>
- chăn nuôi tuần hoàn khép kín li>
- Chăn nuôi tuần hoàn trong kỷ nguyên số li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất