[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chiều 22/01/2024, Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Chăn nuôi Hà Nội phát triển ổn định
Ông Nguyễn Đình Đảng – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Đảng – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và thú y Hà Nội Nguyễn Đình Đảng cho biết, trong năm 2023, chăn nuôi trên địa bàn thành phố phát triển ổn định; không xảy ra dịch bệnh lớn trên đàn gia súc, gia cầm; trong đó đàn trâu hiện có 29 nghìn con; đàn bò 129,5 nghìn con; đàn lợn 1,49 triệu con; đàn gia cầm 41,6 triệu con…
Toàn Hà Nội hiện có 130 trang trại quy mô lớn, 1.539 trang trại quy mô vừa; 4.658 trang trại quy mô nhỏ và trên 170.708 hộ chăn nuôi; 1.029 cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong có có 24 cơ sở sản xuất; 587 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y…
Tính chung cả năm 2023, sản lượng các sản phẩm chăn nuôi chủ lực của thành phố tăng mạnh: Thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 2,1 nghìn tấn, tăng 3,9% so với năm 2022; thịt bò 10,6 nghìn tấn, tăng 0,2%; thịt lợn 254 nghìn tấn, tăng 7,2% so với năm 2022; thịt gia cầm 162 nghìn tấn, tăng 1%; trứng gia cầm 2,82 tỷ quả, tăng 3,7%. Ngành Chăn nuôi đã đóng góp phần quan trọng trong tăng trưởng ngành Nông nghiệp thành phố năm 2023; đáp ứng 60-65% nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô.
Bên cạnh đó, hiệu quả chăn nuôi cũng có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng sản xuất con giống, mỗi năm thành phố sản xuất ra khoảng 50 nghìn con giống bò thịt, 2 triệu con giống lợn, trên 200 triệu con giống gia cầm, hàng trăm nghìn liều tinh dịch lợn…phục vụ phát triển chăn nuôi của thành phố và các tỉnh khác, giúp các doanh nghiệp, cơ sở nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội: Làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh và quản lý giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y
Đóng góp vào thành tích của ngành chăn nuôi, thú y thủ đô, phải kể đến đóng góp của Chi Cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Hà Nội.
Năm 2023, Chi cục đã chủ động tham mưu Sở NN&PTNT Hà Nội các văn bản, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; công tác quản lý hoạt động buôn bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi; quản lý tái cấu trúc ngành chăn nuôi; công tác quản lý tái cấu trúc ngành chăn nuôi.
Trong công tác quản lý dịch bệnh, Chi cục đã đã hoàn thành 5 đợt vệ sinh tiêu độc đại trà, tổng số hóa chất Chi cục cấp và sử dụng là: 214.263 (lít, kg), diện tích phun vệ sinh, khử trùng tiêu độc hơn 349 triệu m2. UBND các quận, huyện và thị xã hỗ trợ: 1.207,4 tấn vôi bột với tổng kinh phí là: 2,68 tỷ đồng.
Trong năm 2023, dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định với các bệnh tai xanh, lở mồm long móng gia súc, viêm da nổi cục trâu bò. Đối với bệnh cúm gia cầm: chỉ xảy ra tại 1 hộ thuộc huyện Quốc Oai, số gia cầm tiêu hủy là 985 con gia cầm. Đối với bệnh Dịch tả lợn châu Phi, năm 2023 có xảy ra 2 hộ thuộc 2 huyện Chương Mỹ và Hoài Đức, tổng số lợn phải tiêu hủy là 79 con. Các ổ dịch đều đã được phát hiện, khoanh vùng và xử lý kịp thời, đúng qui định và không để lây lan ra diện rộng, không làm ảnh hưởng tính mạng con người và thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.
Về công tác quản lý giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, Chi Cục cũng triển khai rà soát, quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y… Cụ thể, năm 2023, Chi cục kiểm tra, đánh giá 17 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi; tham mưu cấp 08 giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi; tổ chức 05 lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến nội dung các văn bản hướng dẫn Luật Chăn nuôi cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi;
Chi cục đã kiểm tra, đánh giá, xếp loại để cấp 124 giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y cho các cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc thú y; tiếp nhận, thụ lý hồ sơ, tham mưu cấp 417 chứng chỉ hành nghề trên địa bàn; tổ chức 07 lớp tập huấn phổ biến, hướng dẫn quy định của pháp luật trong hoạt động buôn bán thuốc thú y…
Tại hội nghị các đại biểu cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chăn nuôi trên địa bàn thành phố cũng còn khó khăn do tốc độ đô thị hóa nhanh, việc dự báo tình hình chăn nuôi, đặc biệt việc thực hiện triển khai giảm mật độ chăn nuôi tại các khu vực không được phép chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ cao (52,6%), trong khi nhận thức của người dân về chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh còn hạn chế. Cùng với đó, do không còn hệ thống thú y viên nên một số địa phương khó khăn trong việc bố trí lực lượng tiêm phòng và phun vệ sinh, khử trùng tiêu độc do công chi trả theo định mức thấp…
Lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Kiên, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần giống gia súc Hà Nội kiến nghị hiện nay huyện Gia Lâm đang ngày càng đô thị hóa, chuyển lên thành quận. Và theo lộ trình khi thành quận sẽ giảm dần chăn nuôi, chuyển đổi mô hình tiến tới cấm chăn nuôi trong quận. Do vậy, công ty đề đề nghị Thành phố, Sở, Ban, Ngành các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn xây dựng chính sách, cơ chế rõ ràng để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phù hợp, ổn định sản xuất chăn nuôi; có chính sách và quy định đặc thù riêng cho doanh nghiệp chăn nuôi tập trung quy mô lớn nằm trên địa bàn huyện Gia Lâm khi phát triển thành quận (không được phép chăn nuôi) vẫn đảm bảo và đáp ứng theo quy định của Luật Chăn nuôi để cơ sở ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Trợ lý Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam
Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Tùng, Trợ lý Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết, tại Hà Nội, C.P đã đầu tư: 1 nhà máy thức ăn chăn nuôi từ năm 1996, hàng năm cung cấp 720.000 tấn thức ăn chăn nuôi; 50 trại gà trắng (cung cấp cho nhà máy Food); 56 trại gà đẻ (330.000 con), 85 trại heo thịt (90.000 con và 4.800 heo nái), 1 trại gà giống Sơn Thủy Tiên, 1 nhà máy ấp trứng Xuân Mai. Cùng với đó, công ty còn đầu tư xây dựng 1 nhà máy giết mổ chế biến gà thịt, 1 nhà máy giết mổ heo. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty luôn nhận được sự hỗ trợ tháo gỡ khó khăn kịp thời từ các cơ quan chức năng, đặc biệt là Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã giám sát và làm thủ tục kiểm dịch cả trong các dịp nghỉ lễ.
Ông Nguyễn Thanh Tùng kiến nghị Chi cục nên kiểm soát tốt hơn điều kiện giết mổ, chế biến thực phẩm và vận chuyển sau giết mổ để kiểm soát tốt hơn về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, tránh lây lan dịch bệnh.
“Cùng với đó, chăn nuôi nhỏ lẻ tại Hà Nội vẫn chiếm tỉ lệ lớn và khó khăn lớn nhất vẫn là đầu ra. Các doanh nghiệp lớn như C.P muốn hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho bà con, nhưng hiện nay còn tồn tại bất cập là sản phẩm chưa qua chế biến vẫn bị đánh thuế VAT 5%. Vì vậy, rất mong Sở NN&PTNT và Chi cục quan tâm tháo gỡ để doanh nghiệp thuận lợi hơn, tránh việc cạnh tranh không sòng phẳng giữa các đơn vị’, ông Nguyễn Thanh Tùng nhấn mạnh.
Ông Hoàng Mạnh Ngọc, Giám đốc Công ty Giống gia cầm Ngọc Mừng
Còn ông Hoàng Mạnh Ngọc, Giám đốc Công ty Giống gia cầm Ngọc Mừng cho biết, những năm qua được trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Đông Anh tạo điều kiện, hướng dẫn và thực hiện công tác kiểm dịch tại cơ sở để cung cấp con giống đi các tỉnh. Tuy nhiên, từ đầu năm 2024 đến nay, việc kiểm dịch do Đội kiểm dịch lưu động thực hiện, nên gặp không ít khó khăn. Cán bộ kiểm dịch xa nhà, đơn hàng đôi khi không chủ động, không có thời gian cố định, chủ yếu phục vụ theo khách hàng, vì thế ngoài những đơn hàng theo kế hoạch còn có những đơn hàng phát sinh cần thực hiện công tác cần thực hiện công tác kiểm dịch vận chuyển.
“Vì vậy, để công ty yên tâm hoạt động, mong Chi cục và Đội kiểm dịch tạo điều kiện giúp đỡ trong việc hướng dẫn, đăng ký, khai báo kiểm dịch và thực hiện công tác kiểm dịch vận chuyển động vật”, ông Hoàng Mạnh Ngọc nhấn mạnh.
Cùng với đó, theo ông Ngọc, huyện Đông Anh ngày càng đô thị hóa, chuyển lên thành quận, thì sẽ giảm dần chăn nuôi, chuyển đổi mô hình tiến tới cấm chăn nuôi trong quận. Vì vậy, đề nghị Thành phố, Sở, ban ngành, các cấp chính quyền cơ quan chuyên môn công khai minh bạch các cơ chế, chính sách của Thành phố để các cơ sở chăn nuôi nắm bắt, sớm có kế hoạch phù hợp trong hoạt động chăn nuôi.
Ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại ghi nhận và biểu dương những kết quả mà Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y đạt được trong năm qua góp phần vào sự tăng trưởng của ngành Nông nghiệp. Để bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô dịp trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, trong thời gian tới Chi cục cần tiếp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân về lĩnh vực chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản; tuyên truyền và tập huấn công tác chuyên môn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan và đội ngũ thú y cơ sở; phổ biến, tập huấn các văn bản pháp luật, công tác quản lý giống vật nuôi, giống thủy sản, quản lý thuốc thú y trên địa bàn thành phố…
Cùng với đó, thay đổi cách tiếp cận về phương thức quản lý sản xuất, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra là con giống cung cấp cho sản xuất; tạo điều kiện tốt nhất để các cơ sở sản xuất con giống phát triển, tiêu thụ theo đúng định hướng của thành phố là tập trung nâng cao chất lượng giống mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đối với các doanh nghiệp chăn nuôi theo chuỗi, tạo điều kiện để các doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao, phần mềm quản lý tiên tiến; tăng cường áp lực chọn lọc để nâng cao tiềm năng sản xuất đàn giống, giảm cơ cấu đàn lợn nái, bò cái, gia cầm mái, từ đó giảm giá thành con giống, tăng năng suất thịt, trứng, sữa…
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2023.
Hà Ngân
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất