[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nửa đầu năm 2021, mọi hoạt động xã hội, kinh tế trên Thế giới và Việt Nam đều bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp. Công tác phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trên địa bàn Hà Nội cũng trực tiếp bị ảnh hưởng, gặp nhiều khó khăn. Chi Cục Chăn nuôi Thú y Hà Nội đã kịp thời có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trước tình hình mới.
Trang trại lợn tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội (Ảnh: Nguyễn Ngọc Sơn)
Ngành chăn nuôi, thú y gặp nhiều khó khăn
Trước hết về giá thức ăn chăn nuôi nhiều lần tăng giá (tại thời điểm tăng khoảng trên 30 %) do nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu làm giá đầu vào tăng mạnh, người chăn nuôi không có lãi.
Việc vận chuyển lưu thông gia súc gia cầm cơ nơi có lúc phải tạm dừng, hoặc chậm lại do địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, do kế hoạch nhập, xuất gia súc gia cầm phải thay đổi, từng nơi, từng lúc khó chủ động.
Việc tiêu thụ động vật và sản phẩm động vật bị tác động trực tiếp, tiêu thụ chậm, khó tiêu thụ do lượng người sử dụng giảm bởi sinh viên, học sinh phải nghỉ ngọc, các nhà hàng, bếp ăn tập thể phải tạm dừng hoạt động.
Hơn nữa trong tình hình dịch bệnh phức tạp, khó lường, người chăn nuôi rất khó tính toán việc xây dựng kế hoạch chăn nuôi (kể cả các chủ hộ chăn nuôi lớn) do không dự báo được những biến động bất thường, giá đầu vào sản xuất và giá đầu ra của sản phẩm.
Về công tác phòng chống dịch bệnh, 06 tháng đầu năm cũng gặp không ít khó khăn do thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp. Nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao, nhiều bệnh mới xuất hiện (như Cúm AH5N8 đã xảy ra ở một số nơi), bệnh Viêm da nổi cục tiếp tục xuất hiện ở một số tỉnh, thành, bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa có vắc xin phòng bệnh.
Công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, an toàn thực phẩm đều bị tác động trực tiếp do tiêu thụ, do kiểm soát lưu thông từ cùng này sang vùng khác bị ảnh hưởng. Mặt khác công tác quản lý, đào tạo, tập huấn triển khai đến mạng lưới thú y cơ sở thời gian qua cũng gặp quá nhiêu khó khăn do không được tổ chức đông người.
Bên cạnh đó năm 06 tháng đầu năm 2021, hệ thống ngành Thú y cũng có biến động: lực lượng thú y phường không còn để Thành phố tuyển dụng đưa vào trạm Kiểm dịch đầu mối giao thông và chẩn đoán xét nghiệm.
Xác định khó khăn chung, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã kịp thời có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trước tình hình mới. Chi cục đã đổi mới phương thức hoạt động, trước hết việc quản lý chuyên ngành, họp trực tuyến, đưa công nghệ thông tin vào các hoạt động tuyên truyền, xử lý thông tin, báo cáo dịch bệnh, thanh tra, kiểm tra, giám sát dịch bệnh; quán triệt sâu rộng đến cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong ngành các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là các cán bộ hàng ngày làm công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, an toàn thực phẩm.
Kết quả sau tháng đầu năm 2021, hoạt động chuyên môn tiếp tục có chuyển biến được các cấp các ngành ghi nhận, cụ thể đó là:
Chủ động tham mưu Sở NN& PTNT các văn bản chỉ đạo, quản lý công tác phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; tổ chức thống kê đàn gia súc gia cầm.
Đến nay, tổng đàn trâu, bò là 164 ngàn con, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2020; đàn lợn 1.576.672 con tăng 46,6% so với cùng kỳ năm 2020; đàn gia cầm 38, 6 triệu con giảm 8,7%; đàn dê 14.370 con, giảm 0,5; đàn chó mèo 462 ngàn con, tăng 0,8% so cùng kỳ năm 2020.
Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn là 1.063, trong đó gồm 26 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp và thức ăn bổ sung; 1.037 cơ sở kinh doanh thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc cho động vật.
Tổng số cơ sở buôn bán thuốc thú y 692. Có 732 cơ sở, điểm, hộ giết mổ, trong đó 84 cơ sở có giết mổ trâu bò, 208 cơ sở có giết mổ lợn, 439 cơ sở có giết mổ gia cầm.
Hiện có 7238 trang trại chăn nuôi quy mô lớn vừa và nhỏ. Tổng số trang trại chăn nuôi thuộc các quy mô lớn, vừa, nhỏ là 7.528, bao gồm 110 trang trại lớn, 1.609 trang trại vừa, 5.809 trang trại nhỏ.
“Chung cư lợn” của HTX Hoàng Long (Thanh Oai – Hà Nội)
Quản lý dịch bệnh trên gia súc, gia cầm
Trong 06 tháng đầu năm dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố cơ bản ổn định với các bệnh Tai xanh lợn, Lở mồm long móng trên gia súc; bệnh Dại chó mèo.
Bệnh Cúm gia cầm đã xảy ra tại 33 hộ/21 thôn/18xã/10 huyện, tổng số gia cầm tiêu hủy là 67.239 con gia cầm.
Bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xảy ra tại 11 hộ/07 thôn/ 07 xã/ 04 huyện, số trâu bò mắc bệnh là 21 con, số tiêu hủy là 05 con, tổng trọng lượng tiêu hủy là 1.277kg.
Bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 15 hộ/12 thôn/10 xã/ 07 huyện, tổng số lợn tiêu hủy 446 con, trọng lượng 17.490,5 kg.
Chi cục cũng tổ tổ chức tốt tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch: tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng đạt 100,4 %, dịch tả lợn cổ điển 102,8 %, Tai xanh đạt 167 %, Cúm gia cầm đạt 63,3 %, vắc xin dại đạt 83 % so kế hoạch.
Lực lượng Thú y Hà Nội tiêm vắc xin cho vật nuôi
Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y gặp nhiều khó khăn do vận chuyển lưu thông có lúc, có nơi bị gián đoạn do giãn cách xã hội. Đặc biệt, việc kiểm dịch vận chuyển động vật sống, kết quả kiểm dịch với trâu bò tăng 49,3 %, lợn tăng 20 %, gia cầm tăng 10 % so cùng kỳ, kiểm soát giết mổ với trâu bò giảm 19 %, lợn tăng 41 %, gia cẩm giảm 9 % so với cùng kỳ.
Về lĩnh vực An toàn thực phẩm, trong 06 tháng đầu năm đã tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện An toàn thực phẩm 08 cơ sở sơ chế, bảo quản kinh doanh sản phẩm động vật; lấy 15 mẫu thịt xét nghiệm các chỉ tiêu An toàn thực phẩm; tổ chức kiểm tra, cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho 33 người tham gia, kết quả 33/33 người đạt. Phối hợp các ban ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, thông tin tuyên truyền các quy định của pháp luật về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong hoạt động chăn nuôi, giết mổ động vật, sơ chế, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật.
Công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường, tổ chức thực hiện 03 đợt vệ sinh, khử trùng và tiêu độc môi trường trên địa bàn toàn thành phố, tập trung ở nơi chăn nuôi lớn, nguy cơ lây nhiễm cao, chợ, các khu vực bãi rác với tổng diện tích tiêu độc khoảng 276 triệu m2; các quận, huyện và thị xã hỗ trợ 904 tấn vôi và cho việc xử lý môi trường các khu vực có dịch và nơi có nguy cơ lây nhiễmdịch bệnh cao. Tiếp tục thực hiện việc xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, đến nay có 42 cơ sở chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh; 04 quận (Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình) được cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh Dại động vật.
Về hoạt động quản lý giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, tiếp tục triển khai Chỉ đạo của UBND Thành phố về quản lý, tái cấu trúc ngành chăn nuôi trên địa bàn Thành phố.Triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác quản lý giống gia súc gia cầm, tham mưu xây kế hoạch cơ cấu lại chăn nuôi giai đoạn 2021-2025 định hướng năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Thành lập đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất Giống vật nuôi, cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ sở buôn bán thuốc thú y, giám sát việc lấy mẫu đánh giá môi trường trong chăn nuôi tại các trại chăn nuôi lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021.Tiếp tục triển khai kế hoạch, chương trình công tác quản lý thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn các quy định của Pháp Luật trong hoạt động buôn bán thuốc thú y, hành nghề thú y cho các hộ sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, cá nhân hành nghề thú y, cán bộ phụ trách quản lý thuốc thú y tại cơ sở.
Với chức năng quản lý nhà nước, 06 tháng đầu năm Chi cục đã giải quyết 316 hồ sơ ở mức độ 3, mức độ 4 (gồm các lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Hành nghề thú y, Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi thuốc thú y…). Số hồ sơ đã giải quyết 296 hồ sơ; số hồ sơ đang giải quyết, chưa đến hạn 20 hồ sơ; thực hiện tốt việc quản lý cấp phát vật tư, hóa chất đáp ứng công tác phòng chống dịch bệnh cho các quận huyện. Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, Thanh tra sở, công an, quản lý thị trường xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y. Làm tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhất là tuyên truyền về Luật Chăn nuôi, Thú y, ATTP để người dân, người chăn nuôi thực hiện tốt các quy định cửa pháp luật.
6 tháng cuối năm: Thực hiện đồng bộ các giải pháp
Dự báo cuối năm 2021 tình hình phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn do diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp, nhiều vùng, nhiều nơi tiếp tục bị giãn cách xã hội. Bên cạch đó thời tiết khí hậu biến đổi bất thường, khó lường, bệnh Dịch tả lợn châu Phi chưa có vác xin phòng bệnh nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia súc gia cầm là rất cao. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp đó là:
Làm tốt hơn công tác tham mưu UBND Thành phố, Sở NN&Hà Nội thực hiện tốt công tác tham mưu, tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến luật chăn nuôi và các Thông tư hướng dẫn Luật chăn nuôi; phổ biến các văn bản mới liên quan đến lĩnh vực quản lý giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội; xây dựng kế hoạch triển chăn nuôi, tái cấu trúc ngành chăn nuôi, chính sách đặc thù hỗ trợ chăn nuôi theo sự phân công của Sở NN&PTNT Hà Nội; hướng dẫn chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển các chuỗi liên chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm phòng chống dịch bệnh; thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo phân công phân cấp đối với lĩnh vục chứng chỉ hành nghề thuốc thú y, đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y; đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi; đủ điều kiện chăn nuôi theo quy định.
Lực lượng Thú y Hà Nội kiểm dịch sản phẩm thịt động vật hoang dã tại huyện Chương Mỹ (Ảnh tư liệu)
Triển khai công tác Quản lý dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, đặc biệt chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tiếp tục tăng cường giám sát và thực hiện các biện pháp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm.Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra VSTY, ATTP trên địa bàn Thành phố.Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị triển khai tiêm phòng đại trà đợt 2/2021và tiêm bổ sung hàng tháng đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt từ 80% tổng đàn trở lên; lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng để đánh giá hiệu quả tiêm phòng; triển khai công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh theo kế hoạch.
Triển khai, hướng dẫn xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn Thành phố 08 quận còn lại theo kế hoạch.Phối hợp các đơn vị, ban ngành có liên quan trong công tác kiểm tra, xử lý vị vạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh; kiểm dịch, kiểm soát giêt mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, ATTP, duy trì hoạt động các Chốt kiểm dịch liên ngành, Trạm kiểm dịch đúng theo quy định.
Làm tốt công tác quản lý công chức, viên chức, người lao động, công tác thi đua khen thưởng cuối năm. Kịp thời động viên người lao đông thực hiện nhiệm vụ kép vừa chủ động phòng chống Covid-19 vừa thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Những giải pháp trên được triển khai đồng bộ cùng sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các cấp các ngành, sự đồng thuận của người dân, người chăn nuôi, chắc chắn công tác phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố tiếp tục có chuyển biến tích cực./.
Nguyễn Ngọc Sơn
Chi cục trưởng – Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội
Ghi chú ảnh: Trang trại Chăn nuôi lợn ở huyện Chương Mỹ
Đàn lợn tăng 46,6% so với cùng kỳ năm 2020
Đến nay, tổng đàn trâu, bò là 164 ngàn con, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2020; đàn lợn 1.576.672 con tăng 46,6% so với cùng kỳ năm 2020; đàn gia cầm 38, 6 triệu con giảm 8,7%; đàn dê 14.370 con, giảm 0,5; đàn chó mèo 462 ngàn con, tăng 0,8% so cùng kỳ năm 2020.
- hoạt động chuyên môn li>
- Chi cục Chăn nuôi Thú y Hà Nội li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất