Chi hội Chăn nuôi – Thú y trường Đại học Hùng Vương: Gần 10 năm hoạt động tích cực và hiệu quả - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Chi hội Chăn nuôi – Thú y trường Đại học Hùng Vương: Gần 10 năm hoạt động tích cực và hiệu quả

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chi hội Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Hùng Vương được thành lập tháng 9/2013, là một chi hội trực thuộc Hội Chăn nuôi Việt Nam, hoạt động theo phương thức các hội viên là giảng viên của trường Đại học tự nguyện tham gia, đại diện cho tiếng nói của những hội viên hoạt động liên quan tới lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản tại nhà trường…

     

    Hiện nay, Chi hội có 17 thành viên, do TS. Nguyễn Tài Năng làm chi Hội trưởng. Sự thành lập Chi hội Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Hùng Vương hướng tới mục tiêu góp phần tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực Nông Lâm Ngư nghiệp thuộc Trường Đại học Hùng Vương nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung; tăng cường tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến, phổ biến kiến thức, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi; tạo công ăn việc làm cho người dân, cải thiện cuộc sống, bảo vệ môi trường góp phần phát triển chăn nuôi bền vững. Trải qua gần 10 năm hoạt động, Chi hội đã có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của nhà trường nói riêng và trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản của tỉnh Phú Thọ và các vùng lân cận nói chung.

     

    Về công tác đào tạo.

     

    Các thành viên của Chi hội Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Hùng Vương đã tích cực thực hiện hoạt động giảng dạy với 02 ngành đào tạo đại học là Chăn nuôi thú y và Thú y, 01 chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ Chăn nuôi. Tính đến nay, nhà trường đã đào tạo gần 1000 lượt sinh viên, học viên ngành Chăn nuôi – thú y và Thú y với gần 500 sinh viên đã tốt nghiệp. Các “sản phẩm” đào tạo của trường được các đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao về kỹ năng nghề, tính cần cù, ham học hỏi. Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo đạt trên 95%.

     

    Thành viên của Chi hội chăn nuôi Trường Đại học Hùng Vương tích cực thực hiện hoạt động giảng dạy, rèn nghề cho sinh viên nhà trường

     

    Về công tác nghiên cứu khoa học

     

    Những năm qua, chi hội Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Hùng Vương đã và đang có nhiều những đề tài, dự án thuộc lĩnh vực Nông Lâm Ngư Nghiệp được nghiên cứu và chuyển giao, đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận. Trong đó thành viên của chi hội đã và đang thực hiện: 02 đề tài cấp nhà nước, 01 đề tài cấp bộ, 9 đề tài cấp tỉnh, 30 đề tài cấp cơ sở của giảng viên và 20 đề tài của sinh viên. Các đề tài, dự án được thực hiện đã giải quyết được nhiều vấn đề cấp thiết của ngành như tập trung vào việc nghiên cứu, thử nghiệm các biện pháp thay thế kháng sinh trong chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học; bảo tồn và phát triển các đối tượng thủy sản đặc hữu góp phần làm đa dạng nguồn tài nguyên thủy sản, phát triển đối tượng nuôi mới; đưa các giống mới, tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất. Điển hình trong đó có các đề tài, dự án đã triển khai như: dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh sản và nuôi thương phẩm cá Chạch sông (Mastacembelus armatus) tại tỉnh Phú Thọ” do PGS.TS. Cao Văn làm chủ nhiệm; đề tài: “Nghiên cứu quy trình nuôi thương phẩm cá Chạch đồng trong ruộng lúa tại tỉnh Phú Thọ” do ThS. Phan Thị Yến làm chủ nhiệm; dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gà thương phẩm HAH-VCN chất lượng cao đạt tiêu chuẩn VietGAHP tại tỉnh Yên Bái” do ThS. Trần Anh Tuyên làm chủ nhiệm và dự án SXTN: “Hoàn thiện quy trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn” do TS. Nguyễn Tài Năng làm chủ nhiệm.

     

    Bên cạnh đó, các thành viên trong Chi hội còn tích cực tham gia viết bài cho tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước, tham gia các hội nghị khoa học chuyên ngành ở trong nước và quốc tế như: Hội thảo chăn nuôi – thú y toàn quốc, Hội nghị Khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học, cao đẳng khối Nông Lâm Ngư Thủy lợi toàn quốc…

     

    Đặc biệt chi Hội đã phối hợp với các phòng ban, Khoa trong trường tổ chức thành công nhiều Hội thảo chuyên ngành và triển khai nhiều hoạt động học tập thực tế cho giảng viên và sinh viên nhà trường. Chi hội Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Hùng Vương thường xuyên phối hợp với thành viên của Chi cục chăn nuôi thú y tỉnh Phú Thọ, các doanh nghiệp chăn nuôi, thú y tổ chức thành công các Hội nghị, Hội thảo chuyên ngành như Hội thảo:“Kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị bệnh ở lợn và gia cầm”; Hội thảo: “Ứng dụng Khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản”; Hội thảo: Nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và tiềm năng phát triển nghề nuôi tôm càng nước ngọt”;  Hội thảo: “Hiệu quả sử dụng thảo dược trong chăn nuôi gia súc, gia cầm”.

     

    Các thành viên của Chi hội tham gia kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài chăn nuôi cấp tỉnh tại Phú Thọ, Yên Bái

     

    Về hoạt động chuyển giao công nghệ

     

    Chi hội Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Hùng Vương luôn tiến hành song song với hoạt động NCKH thuộc lĩnh vực Nông Lâm Ngư nghiệp. Trong gần 10 năm hoạt động, Chi hội đã phối hợp, chuyển giao nhiều kết quả nghiên cứu cho các địa phương phục vụ sản xuất ngành nông nghiệp như chuyển giao công nghệ sinh sản và nuôi thương phẩm cá Chạch sông (Mastacembelus armatus); kỹ thuật chăn nuôi gà chuyên trứng trong nông hộ, kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn, kỹ thuật chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc nhai lại…

     

    Cùng với các chương trình chuyển giao KHKT lĩnh vực Nông Lâm Ngư nghiệp, Chi hội đã phối hợp với Khoa Nông Lâm Ngư của nhà trường thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn khuyến nông cho cán bộ khuyến nông và người dân trong tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận: Tập huấn được cho gần 500 lượt người dân về phương pháp sử thảo dược trong chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi một số giống gà hướng thịt và hướng trứng theo VietGAHP tại Phú Thọ và Yên Bái, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm càng nước ngọt (Macrobrachium nipponensis); kỹ thuật sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi… Qua các lớp tập huấn, cán bộ khuyến nông và người dân đã được thành viên chi hội giàu kinh nghiệm truyền đạt nhiều nội dung phong phú liên quan đến các tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi, thú y, thủy sản; kinh nghiệm trong sản xuất chăn nuôi, các địa chỉ tin cậy trong kinh doanh chăn nuôi thú y và giới thiệu nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi. Cuối các lớp tập huấn, học viên đều đánh giá cao chất lượng của các lớp học và đều mong muốn được tham gia nhiều hơn nữa các lớp tập huấn do Chi hội tổ chức.

     

    Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật gắn liền với NCKH đã và đang góp phần quan trọng cho việc xây dựng thương hiệu của Trường Đại học Hùng Vương nói chung và chi hội Chăn nuôi – Thú y của trường nói riêng. Thành viên của chi hội tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn của Khoa và trường, tăng cường sự trao đổi, phối hợp với doanh nghiệp, địa phương, có nhiều chương trình hỗ trợ về kỹ thuật, con giống được triển khai như chương trình hỗ trợ về kỹ thuật, trao tặng con giống, thuốc thú y, thức ăn cho người dân trên địa bàn xã Thạch Kiệt, huyện Tân sơn.

     

    Thành viên chi hội tham gia Tập huấn về các kỹ thuật chăn nuôi, thú y, thủy sản cho người dân tại một số địa phương các tỉnh Phú Thọ và Yên Bái


    Có thể nói, với các hoạt động hiệu quả trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật, Chi hội Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Hùng Vương đã và đang góp phần tích cực trong việc xây dựng thương hiệu, uy tín của Trường Đại học Hùng Vương nói riêng và sự phát triển trong lĩnh vực Nông Lâm Ngư nghiệp của tỉnh Phú Thọ và các vùng lân cận nói chung.

     

    Chi hội Chăn nuôi – Thú y Trường Đại học Hùng Vương

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.