Chỉ riêng Bình Dương, mỗi ngày ế đọng 2 triệu quả trứng - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Chỉ riêng Bình Dương, mỗi ngày ế đọng 2 triệu quả trứng

    Mỗi ngày Bình Dương đang tồn hơn 2 triệu quả trứng gà và 200 ngàn quả trứng cút. Trong khi các tỉnh tại khu vực phía Nam cũng ùn ứ, dư thừa hàng chục ngàn tấn nông sản.

     

    Ngày 11/9, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Dương Phạm Văn Bông cho biết, do đứt gãy trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản nên nhiều mặt hàng ở Bình Dương đã rơi vào tình trạng dư thừa. Cụ thể, tại tỉnh này hiện dư thừa khoảng 80 tấn dưa lưới, 70 tấn chuối và 30 tấn chanh không hạt. Đặc biệt, các sản phẩm rau ăn lá cũng thừa nhiều và gặp khó khăn trong tiêu thụ.

     

    Trong chăn nuôi, khó khăn nhất vẫn là tiêu thụ sản phẩm gà công nghiệp lông trắng, các sản phẩm trứng nhu cầu giảm nên khả năng tiêu thụ cũng chững lại. Hiện mỗi ngày Bình Dương đang tồn hơn 2 triệu quả trứng gà và 200 ngàn quả trứng cút, ông Bông cho hay.

    Bình Dương mỗi ngày tồn khoảng 2 triệu quả trứng gà (ảnh: BH)

     

    Tại Đồng Nai, ông Trần Lâm Sinh – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT – cũng cho hay, tỉnh có nhiều nông sản có nguy cơ khó tiêu thụ. Hiện, trái cây dư khoảng 50 tấn bưởi, 200 tấn cam, quýt, 800 tấn củ đậu; rau củ quả dư khoảng 1.000 tấn; gà lông trắng dư thừa 200 ngàn con, vịt dư 80.000 con, dê dư 6.000 con, chim cút dư 300 ngàn con.

     

    Riêng thủy sản tại tỉnh Đồng Nai cũng đang dư khoảng 1.000 tấn, trong đó có 800 tấn cá nước ngọt, 200 tấn tôm.

     

    Theo thông tin từ Sở NN-PTNT Gia Lai, tỉnh này còn khoảng 1.500 ha rau với sản lượng khoảng 25.000 tấn tiếp tục thu hoạch nhưng gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ dù đã có nhiều chương trình kết nối cung cầu.

     

    Ngoài ra, còn có hơn 7.500 ha trái cây chủ yếu là bơ, sầu riêng, nhãn đang vào giai đoạn thu hoạch rộ, nhưng tiêu thụ gặp khó. Hàng ngàn tấn khoai lang tại tỉnh Gia Lai cũng chưa có đầu ra.

     

    Tỉnh Gia Lai cũng còn 30.000 con gà công nghiệp lông trắng đến thời điểm xuất chuồng nhưng chưa lưu thông được do hệ thống nhà hàng ở các thị trường chính đều phải đóng cửa phòng chống dịch.

     

    Tại Sóc Trăng đang tồn khoảng hơn 50 tấn khoai môn và 20 tấn ớt sừng vàng. Đặc biệt là còn tồn tại ao nuôi gần 1.000 tấn cá chẻm, đầu ra đang bị tắc nghẽn, cần được hỗ trợ tiêu thụ tại các thị trường ngoài tỉnh, đặc biệt là thị trường TP.HCM.



    Sở NN-PTNT các tỉnh cũng mong nhận được sự hỗ trợ kết nối tiêu thụ từ Tổ Công tác 970 (Bộ NN-PTNT) để giải quyết tình trạng ùn ứ, dư thừa nông sản hiện nay cho nông dân và các HTX .

    Gà công nghiệp tại các tỉnh miền Nam cũng tồn một lượng lớn (ảnh: IT)

     

    Ông Trần Minh Hải, thành viên Tổ Công tác 970, cho biết, từ 1/9 đến nay có sự ùn ứ bất thường của rau gia vị. Trong đó, rau ngò gai, gừng, riềng cũng dư nhiều. Có khả năng là liên quan đến thông tin về chất EO trong mỳ ăn liền. Song chưa có thông tin chính thức nào cho thấy sự liên quan giữa chất EO và rau gia vị.

     

    Còn về một số tỉnh nói về việc “nông sản ùn ứ, dư thừa, theo ông Hải, một số nơi lấy diện tích nhân với năng suất ra sản lượng, nhưng thực tế lại khác. Thế nên, khi đưa đơn hàng về thì lại không có khả năng cung cấp. Ngay cả khâu đóng gói, sơ chế cũng làm không được.

     

    Ông Hải cũng thông tin, từ lúc Tổ Công tác 970 (Tổ 970) đi vào hoạt động, đến nay đã có hơn 1.430 đầu mối kết nối nông sản. Đáng chú ý, sản phẩm nông sản đăng ký VietGAP, GlobalGAP thì 100% tiêu thụ sau khi đăng ký kết nối.

     

    Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đề nghị, các Sở NN-PTNT tiếp tục duy trì Tổ phát triển thị trường hay Tổ kết nối nông sản, để gắn kết thông tin với Bộ, với doanh nghiệp. Theo đó, tư duy bán hàng phải cụ thể, rành mạch, hàng hóa ở đâu, cung cấp thế nào là phải nắm được.

     

    Còn về combo nông sản, ông cho rằng, trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, các gói combo chỉ đủ lấy thu bù chi, lợi nhuận của nông dân thấp. Vì vậy, các tỉnh không nên cạnh tranh để giành thị phần.

     

    “Đừng cạnh tranh với các tỉnh khác bằng hạ giá nông sản để ‘phá giá’. Đừng thấy khoai lang tỉnh khác bán 100.000 đồng mà mình hạ xuống 70.000-80.000 đồng. Nông sản phải tính theo giá thành, tính các chi phí và cố gắng nâng giá trị bằng thương hiệu, bao bì, mẫu mã, đừng hạ giá làm mất giá trị sản phẩm”, ông nói.

     

    Tâm An

    Nguồn: vietnamnet

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.