[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Gần 10 năm triển khai Chiến lược phát triển chăn nuôi (2010 – 2020), chăn nuôi Việt Nam trở thành một ngành sản xuất quan trọng. Song, một số định hướng, chỉ tiêu đề ra trong chiến lược chưa bắt kịp xu thế phát triển của thị trường, hội nhập…
Những thành tựu sau khi có chiến lược
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020” theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008, các địa phương đồng loạt triển khai nội dung. Theo Cục chăn nuôi, trong giai đoạn 2006-2010, ngành chăn nuôi luôn duy trì tăng trưởng bình quân 6,0-7,0%/năm, tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ) đạt 27-28%; giai đoạn tiếp theo từ 2011 – 2015, ngành chăn nuôi luôn duy trì tăng trưởng ở mức bình quân 4,5-5,0%/năm, tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ) đạt 30,5% năm 2015 tăng lên 32% năm 2016, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp.
Cần thiết phải điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm chăn nuôi gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu
Chăn nuôi đã tạo sinh kế cho 6 – 7 triệu hộ trong 9,58 triệu hộ nông nghiệp (số liệu Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 của Tổng cục Thống kê). Bên cạnh đó, có một số bộ phận người dân đã làm giàu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực chăn nuôi.
Việc triển khai, thực hiện đồng bộ những chính sách hỗ trợ, khuyến khích từ Trung ương đến địa phương đã từng bước hoàn thiện cơ chế và tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi gần 10 năm, sản lượng thịt, trứng tăng 3 lần, sữa tươi gấp 4 lần. Việt Nam từ chỗ thiếu thực phẩm (thịt, trứng, sữa) đến nay đã cung cấp đủ và dư thừa cho tiêu dùng trong nước; một số sản phẩm đã được xuất khẩu.
Chăn nuôi đã hình thành một số ngành công nghiệp nền tảng như: Ngành TĂCN đứng đầu trong ASEAN. Năm 1993 mới có 430.000 tấn công nghiệp quy đổi, 2016 đạt 23 triệu tấn (3 triệu tấn TĂCN thủy sản). Các hãng TĂCN lớn trên thế giới đều có mặt ở Việt Nam. Song, mỗi năm nước ta cũng nhập vài tỷ USD nguyên liệu TĂCN .
Chúng ta đã hình thành công nghiệp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa sau 10 năm mà không không ai có thể tưởng tượng. Hiện nay, ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa đã xuất khẩu đi 43 nước. Chăn nuôi bò sữa sẽ về đích trước so với chiến lược đề ra.
Những điểm yếu của chiến lược
Ông Nguyễn Xuân Dương cũng khẳng định, chăn nuôi sản xuất tốt nhưng dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, liên kết và kết nối sâu, công nghiệp chế biến còn rất yếu.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành chăn nuôi không đạt so với chỉ tiêu đề ra trong chiến lược.
Sản lượng thịt xẻ không đạt so với mục tiêu (đến năm 2016 chỉ đạt 4,2 triệu tấn so với kế hoạch 4,3 triệu tấn năm 2015 của chiến lược), tỷ trọng thịt lợn trong tổng sản lượng thịt giảm chậm (năm 2016 đạt 72,6% so với kế hoạch 65,0% năm 2015 của chiến lược). Sản lượng trứng gia cầm, sữa tươi nguyên liệu đạt thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra trong chiến lược. Công tác giết mổ, chế biến còn rất nhiều yếu kém.
Có thể thấy rằng, các chỉ tiêu của chiến lược đưa ra đều cao hơn so với thực tiễn diễn biến sản xuất của ngành chăn nuôi từ năm 2008 đến nay.
Đồng thời, có một thực tế phải thẳng thắn nhìn nhận trải qua gần 10 năm triển khai kể từ khi “Chiến lược Phát triển chăn nuôi đến năm 2020” được ban hành, một số định hướng, chỉ tiêu đề ra trong chiến lược chưa bắt kịp xu thế phát triển của thị trường, hội nhập… từ đó ngành chăn nuôi đã bộc lộ những hạn chế: Chất lượng của một số vật nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước và thị trường xuất khẩu; Tổ chức chăn nuôi còn còn rời rạc, giá thành chăn nuôi cao, không có khả năng cạnh tranh…; Chính sách tác động đến ngành chăn nuôi còn ít,…
Định hướng chăn nuôi tới năm 2030
Cục Chăn nuôi cũng khẳng định, tiếp tục phát triển chăn nuôi đa dạng theo hướng phát triển bền vững, sản xuất hàng hoá đáp ứng các loại nhu cầu thực phẩm cho thị trường tiêu dùng trong nước và thị trường xuất khẩu. Trong đó, tập trung xuất khẩu những sản phẩm có thị trường tiêu thụ lớn như: thịt lợn, gia cầm, trứng và các sản phẩm chế biến.
Điều chỉnh lại cơ cấu các sản phẩm chăn nuôi gắn với sức tiêu dùng của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Đối với chăn nuôi lợn, sản lượng thịt lợn hơi từ 72,7% (2016) giảm xuống còn 68,2% (2020) và duy trì ở mức 60-65% thời điểm năm 2030. Thịt gia cầm từ 19,1 % (2015) lên 22,9% (2020) và tăng lên 25-28% thời điểm năm 2030. Thịt trâu bò từ 8,3% (2015) lên 8,9% (2020) và đạt trên 10% thời điểm năm 2030.
C
ụ thể, đối với đàn lợn giảm quy mô từ 28,5-30,3 triệu con tùy theo diễn biến, nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu (Chiến lược đến năm 2020 là 34,75 triệu con). Quy mô đàn lợn nái từ 3,0-3,3 triệu con. Điều chỉnh cơ cấu giống: từ 60-70% đàn lợn nái là các giống cao sản cho nhu cầu phát triên chăn nuôi công nghiệp, còn lại là các giống lai, giống bản địa đặc sản.
Về tổ chức sản xuất, phần lớn chăn nuôi lợn trang trại, công nghiệp, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi ở vùng an toàn dịch bệnh thì thực hiện theo chuỗi liên kết, bao gồm các chuỗi: Doanh nghiệp – Trại chăn nuôi gia công; Doanh nghiệp – HTX – Nông hộ. Ưu tiên phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học gắn sản xuất theo chuỗi sản phẩm.
Với chăn nuôi gia cầm, quy mô đàn từ 370,0 – 410,0 triệu con (theo nhu cầu thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Sản lượng trứng đạt từ 10,0-12,0 tỷ quả; tăng dần sản lượng thịt, trứng gia cầm xuất khẩu). Tổ chức chăn nuôi gia cầm theo các chuỗi liên kết, vùng chăn nuôi có lợi thế bằng các giống gà màu, gà đặc sản, gà địa phương. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh gắn giết mổ chế biến, xuất khẩu.
Chăn nuôi trâu, quy mô đàn đến năm 2020 là 2,6 triệu con giảm khoảng 400.000 con so với quy hoạch định hướng trong Chiến lược; đến năm 2030, quy mô đàn trâu duy trì trong khoảng 2,8-3,0 triệu con. Quy mô tổng đàn bò khoảng 5,5-8,0 triệu con. Trong đó, bò sữa từ 500-700 ngàn con.
Về định hướng quản lý nhà nước về chăn nuôi, cần thiết phải xây dựng Luật Chăn nuôi kèm theo các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn, sớm trình Quốc hội và các cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
Quản lý giống bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn kèm theo các điều kiện cụ thể về sản xuất để nâng cao chất lượng giống.
Quản lý chăn nuôi trang trại bằng điều kiện sản xuất gắn với bảo vệ môi trường có truy xuất nguồn gốc; đảm bảo mật độ chăn nuôi hợp lý để phát triển bền vững.
Quản lý TĂCN bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn; tăng cường công tác quản lý điều kiện sản xuất, kinh doanh và hậu kiểm chất lượng sản phẩm. Có cơ chế quản lý việc cân đối sản lượng thức ăn chăn nuôi trong nước với tốc độ phát triển của đàn gia súc, gia cầm; tiến tới xuất khẩu thức ăn chăn nuôi đi một số nước trong khu vực. Nghiên cứu đẩy nhanh sản xuất thức ăn cho đại gia súc bằng quy vùng trồng cỏ, sử dụng sản phẩm từ trồng trọt; chế biến thức ăn TMR, thức ăn bổ sung nâng cao năng suất, chất lượng thịt, sữa.
Đức Phúc
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất