Chống dịch như Bắc Giang khác gì… rắc dịch! - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Chống dịch như Bắc Giang khác gì… rắc dịch!

    Lợn chết la liệt. Xác thối trương phềnh nằm chềnh ềnh nhiều ngày ở các chuồng nuôi. Thế nhưng, người dân thôn Yên Sơn, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang chờ mãi mà chẳng thấy cán bộ thú y và cơ quan chức năng đến lấy mẫu bệnh phẩm mang đi phân tích và tiêu hủy.

     

    Thẫn thờ bên vài con lợn đang thoi thóp thở chờ chết, ông Thân Văn Hòa (hộ chăn nuôi thôn Yên Sơn) không giấu được sự tiếc nuối. Dịch bệnh quét qua làng đã cướp mất 70 con lợn của gia đình. 200 triệu đồng đầu tư bỗng chốc tan thành mây khói. Trước lúc chết, lợn có biểu hiện bỏ ăn, ho, sốt cao, hộc máu mồm. Đàn lợn nái chết trước, rồi lan sang đàn lợn thịt. Chúng chết từ từ, rải rác trong cả tháng (những biểu hiện lâm sàng của bệnh có nhiều điểm tương đồng với mô tả của dịch tả lợn Châu Phi – PV).

     

    Mặc dù đã báo cáo lên chính quyền xã, thế nhưng, chẳng có ai đến lấy mẫu bệnh phẩm để gửi đi xét nghiệm. Gần 1 tháng trôi qua, không ai trả lời cho lão nông này và người chăn nuôi thôn Yên Sơn biết lợn chết vì nguyên nhân gì.

    Chống dịch như Bắc Giang khác gì… rắc dịch!

    Một thanh niên ở thôn Yên Sơn chở lợn nhiễm dịch bệnh bằng xe lôi. (Ảnh: Phùng Minh).

    Chống dịch như Bắc Giang khác gì… rắc dịch!

    Không được lực lượng chức năng trợ giúp, người dân tự vận chuyển lợn chết từ nhà ra nghĩa địa. (Ảnh: Phùng Minh).

     

    Một tuần trở lại đây, nhiều đàn lợn tại địa phương đua nhau chết. Từ ngày 11/4, UBND xã thống kê được 85 con lợn nái, 265 con lợn thịt, 44 con lợn con đã chết. Trong khi đó, lực lượng thú y quá mỏng và không có xe chở gia súc chuyên dụng nên tiêu hủy không xuể. Công tác vận chuyển lợn từ chuồng trại chăn nuôi đến hố tiêu hủy gần như được chính quyền phó mặc cho người dân.

     

    Để giải quyết đàn lợn chết, ông Hòa đã chặt những con lợn bệnh ra thành nhiều mảnh, sau đó luộc chín và thả xuống ao cho cá ăn. Tuy nhiên, sau khi “thanh toán” gần 10 con lợn bệnh (trọng lượng ước khoảng 1 tấn), thì nước trong ao bắt đầu chuyển thành màu đen, bốc mùi hôi thối. Những ngày sau, lợn tiếp tục chết, gia đình ông phải vật vã khiêng hơn 50 con lợn chết lên máy cày để vứt ra nghĩa trang thôn Yên Sơn cách đó khoảng 1km (nơi chính quyền đào hố tiêu hủy tập trung).

    Chống dịch như Bắc Giang khác gì… rắc dịch!

    3 con lợn đang chờ chết trong chuồng nuôi của ông Thân Văn Hòa. (Ảnh: Phùng Minh).

    Chống dịch như rắc dịch khắp làng. (Ảnh: Phùng Minh).

     

    Cách đó không xa, một gia đình khác cũng đang vật lộn chuyển những thây lợn nái chết ra khu tiêu hủy. Xác lợn đang phân hủy, da tím tái, ruồi bu đen đặc, miệng rỉ ra máu và dịch vàng chảy thành dòng xuống nền đất. Chúng được ném lên chiếc xe lôi, chẳng có một mảnh bạt che phủ, chẳng được rắc một nắm vôi và cũng không hề được phun thuốc khử trùng. Một thanh niên còn khá trẻ thực hiện vận chuyển lợn bệnh thú nhận rằng: “Chúng tôi chở lợn đi tiêu hủy để phòng dịch, nhưng như vậy chẳng khác nào dong dịch khắp làng.

     

    Khoảng 1 tháng trước, khi dân Yên Sơn kháo nhau chuyện dịch tả lợn Châu Phi đã tràn vào làng, ông Nguyễn Văn Dương lập tức bán chạy 10 con lợn (trong tổng số đàn 51 con). Từ lúc đó, lợn nhà ông bắt đầu có hiện tượng bỏ ăn, sốt, nổi mẩn đỏ trên da, nôn ra máu.

     

    Ban đầu, có 3 con lợn nái và 2 con lợn bột bị chết, ông Dương báo cáo trưởng thôn. Trưởng thôn trả lời là cứ để nguyên lợn chết ở chuồng để cán bộ thú y về lập biên bản, đưa đi tiêu hủy. Nhưng 3 ngày sau (khi lợn đã trương bụng, da chuyển thành màu đen và chuẩn bị nổ) mới có thú y viên và cán bộ huyện về. Sang ngày thứ 4, họ thuê một cái xe cải tiến, đậy lợn bằng một vỏ bao cám mạch, không hề phun thuôc sát trùng và kéo bằng con bò cái chở đi ra khu vực tiêu hủy.

     

    Ông Dương khẳng định: Trước khi lợn được đưa đi chôn, cơ quan chức năng không lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. Quá trình tiêu hủy, tôi thấy không đảm bảo vệ sinh.

    Lợn chết được người dân vứt cạnh hố tiêu hủy. (Ảnh: Phùng Minh).

     

    Những lần lợn chết kế tiếp (tổng số lợn chết nhà ông Dương là trên 30 con), ông Dương tiếp tục gọi điện cho trưởng thôn. Trưởng thôn nói bây giờ chính quyền và các hộ gia đình cùng kết hợp chuyển lên khu vực tập trung để chôn. Không còn cách nào khác, tôi phải tự chuyển đi mà không có sự giúp sức của cán bộ chuyên môn.

     

    Ông Đỗ Văn Hùng – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung, khẳng định: Sau khi đàn lợn tại địa phương có biểu hiện ốm và chết, chúng tôi đã báo cáo cấp trên, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi – Thú y, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện xuống từng hộ kiểm tra, khám nghiệm lâm sàng và xác định cơ bản là dịch tai xanh (đây là dịch bệnh được nhà nước hỗ trợ tiêu hủy), đồng thời động viên người chăn nuôi tiếp tục cứu chữa số lợn còn lại.

    Một con lợn đang thoi thóp thở chờ chết trong chuồng của một hộ dân tại thôn Yên Sơn. (Ảnh: Phùng Minh).

     

    Tuy nhiên, trong những ngày vừa qua, hiện tượng lợn chết tại địa phương tương đối dày. Người nuôi lợn tại xã Nghĩa Trung tỏ ra hoang mang. Do không vận chuyển lợn chết kịp thời, dân sốt ruột nên đã tự vận chuyển lợn đến nơi tiêu hủy.

     

    Cũng theo ông Hùng, nhiều người dân tỏ ra hoài nghi về nguyên nhân thực sự khiến lợn bị chết. Bởi, nếu lợn chết vì bệnh tai xanh thì tỷ lệ chết không quá 30% nếu chữa trị, nhưng nhiều chuồng lợn ở thôn Yên Sơn bị chết hàng loạt. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là cơ quan chức năng của huyện Việt Yên chưa bao giờ lấy mẫu bệnh phẩm đối với cá thể lợn chết để gửi đi phân tích, giám sát sự lưu hành của virus.

    Cách tiêu hủy lợn không giống ai của xã Nghĩa Trung. (Ảnh: Phùng Minh).

     

    Thống kê của Sở NN-PTNT Bắc Giang, tính đến hết 15h30 ngày 3/5/2019, toàn tỉnh có hơn 35.000 con lợn nghi mắc các bệnh dịch tả lợn Châu Phi, tai xanh, lở mồm long móng buộc phải tiêu hủy.

     

    Theo xác nhận của đại diện Phòng NN-PTNT huyện Việt Yên, từ đầu năm đến nay đã có 5.400 con lợn chết tại 19/19 xã được xác định là bệnh tai xanh buộc phải tiêu hủy, chưa phát hiện lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi.

    Một con lợn chết vì dịch bệnh. (Ảnh: Phùng Minh).

     

    MINH PHÚC – KẾ TOẠI

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Từ 4/4 đến nay, một thú y viên đang công tác tại một xã trên địa bàn TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) đã trực tiếp chỉ huy tiêu hủy gần 100 tấn lợn chết vì dịch bệnh. Với trình độ kỹ sư chăn nuôi – thú y, có nhiều năm công tác trong ngành, cán bộ này cho rằng, hầu hết những đàn lợn chết hàng loạt của địa phương mình là do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Tuy nhiên, vì địa phương chưa công bố dịch tả lợn Châu Phi, nên hầu hết lợn chết được xác nhận là nhiễm bệnh tai xanh (đến ngày 3/5, TP Bắc Giang mới chính thức công bố xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi).

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.