Gần đây, hàng loạt hộ chăn nuôi lợn tại tỉnh Bắc Giang đã chuyển sang nuôi ngan, vịt (vật nuôi ngắn ngày) để bù nguồn thu và lượng thịt lợn thiếu hụt do bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Với tổng gia cầm tăng nhanh trong thời gian ngắn, hiển hiện nguy cơ thừa cục bộ, người chăn nuôi có thể gặp rủi ro.
Tăng đàn nhanh
Như hàng trăm hộ chăn nuôi khác, giữa tháng 4 vừa rồi, bệnh DTLCP làm 35 con lợn của ông Nghiêm Đình Sửu, thôn Bình Dương, xã Ngọc Sơn (Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị chết, tương ứng gần 3 tấn.
Ông Sửu (bên trái) được cán bộ thú y xã Ngọc Sơn hướng dẫn cách nhận biết bệnh dịch ở vịt.
Ông Sửu chia sẻ, để tạo việc làm và nguồn thu cho gia đình, ông đầu tư hơn 50 triệu đồng sửa chuồng lợn, đóng sàn, mua giống… chuyển sang nuôi vịt. Trong chuồng nhà ông hiện có 1,5 nghìn con vịt, chia làm 3 đàn, gối nhau. Đàn lâu nhất được 40 ngày tuổi, một đàn 20 ngày và một đàn mới vào.
Tương trợ hộ ông Sửu, 9 hộ khác trong thôn Bình Dương như hộ ông Nghiêm Đình Quân, bà Hoàng Thị Thực… mỗi nhà cũng vào đàn từ 700 đến 1 nghìn con vịt để chăn nuôi thay thế lợn.
Ông Nguyễn Quốc Mỹ, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ – Kỹ thuật nông nghiệp Hiệp Hòa thông tin, hàng trăm hộ có lợn bị tiêu hủy do mắc bệnh DTLCP của huyện đã chuyển đổi vật nuôi. Trong đó, 170 hộ chuyển sang nuôi vịt với số lượng lớn, vào đàn từ 500 đến 1 nghìn con/hộ (chỉ có 10 gia đình ở xã Hoàng An chuyển sang nuôi gà lông màu).
Điển hình như hộ anh Đặng Hồng Đăng, thôn Bái Thượng (Đoan Bái, Bắc Giang), tận dụng khu chuồng lợn trước đây (đã được trang bị hệ thống làm lạnh), đầu tư thêm hơn 100 triệu đồng chuyển sang chăn nuôi vịt khép kín. Anh Đăng vừa nhập 7 nghìn con vịt thịt, đến nay được hơn 10 ngày tuổi. Theo ông Mỹ, hiện tổng đàn thủy cầm của Hiệp Hòa đạt khoảng 500 nghìn con, tăng 30% so với năm ngoái.
Khảo sát thực tế, đa phần các hộ có lợn chết do mắc bệnh DTLCP trong tỉnh có xu hướng chuyển sang nuôi vịt. Nhiều hộ chăn nuôi vịt thường xuyên, không bị thiệt hại do bệnh DTLCP cũng tăng đàn. Tại xã Tân Liễu (Yên Dũng, Bắc Giang) có hàng chục hộ chăn nuôi thủy cầm với số lượng lớn để lấy trứng và thịt.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, thôn Liễu Nham chia sẻ: “Hiện gia đình tôi nuôi 9 nghìn con vịt thịt, nửa tháng nữa được bán. Năm nay, lợn bị dịch bệnh nên tôi dự kiến tăng thêm khoảng 5 nghìn con vịt so với năm ngoái”.
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và PTNT), tổng đàn thủy cầm của Bắc Giang ước đạt khoảng 2,1 triệu con, tăng 25% so với năm ngoái, tập trung tại các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Thế, Yên Dũng và Lạng Giang.
Trong đó, vịt chiếm khoảng 1,7 triệu con, còn lại là ngan, ngỗng. Riêng đàn gà tăng không đáng kể vì các hộ mới đang chuẩn bị vào đàn để phục vụ dịp Tết Nguyên đán tới.
Một khu nuôi vịt của gia đình ông Tuấn.
Sở dĩ thời gian gần đây tổng đàn thủy cầm tăng mạnh là do sản phẩm được giá. Trung tuần tháng 6, vịt có giá 43 nghìn đồng/kg; ngan 52-54 nghìn đồng/kg; cuối tháng 4-2019, giá ngan có lúc lên tới hơn 60 nghìn đồng/kg, cao hơn so cùng thời điểm này năm ngoái 10 nghìn đồng/kg. Người nuôi lãi khoảng 15 triệu đồng/1.000 con vịt chỉ sau 45 đến 50 ngày.
Trước đây, để nuôi một lứa vịt phải mất 2 tháng, nay với các giống vịt bơ, siêu thịt, thời gian nuôi rút ngắn đáng kể. Thực tế đó khiến các chủ nuôi vào đàn mạnh, quay vòng vốn nhanh. Một nguyên nhân nữa, do nhiều hộ chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy vì bệnh DTLCP nay chuyển sang nuôi thủy cầm, chủ yếu là vịt bởi có chu kỳ ngắn; các giống vật nuôi khác như: Gà, trâu, bò, dê, ngựa… đều có thời gian sinh trưởng từ 3,5 tháng đến vài năm mới cho bán.
Tổng đàn thủy cầm của Bắc Giang ước đạt khoảng 2,1 triệu con, tăng 25% so với năm ngoái, tập trung tại các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Thế, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó vịt khoảng 1,7 triệu con, còn lại là ngan, ngỗng. Riêng đàn gà tăng không đáng kể vì các hộ mới đang chuẩn bị vào đàn phục vụ dịp Tết Nguyên đán tới.
Việc tăng đàn vịt nhanh dễ dẫn tới thừa cục bộ, người nuôi gặp rủi ro. Đơn cử, cuối tháng 6 vừa qua, giá vịt đã xuống còn 36 nghìn đồng/kg; ngan xuống dưới 50 nghìn đồng/kg, khó tiêu thụ. Mới chuyển từ chăn nuôi lợn sang vịt cũng khiến các hộ gặp khó trong khâu chọn giống, chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh vì thiếu kinh nghiệm.
Quan sát đàn vịt (giống bầu lai bơ) nhà ông Nam và ông Mai cùng thôn Liễu Nham, xã Tân Liễu cho thấy, tuy cùng lứa nhưng nhiều con chỉ to bằng già nửa những con khác. Chúng có mỏ dày, ngắn hơn các con còn lại, tỷ lệ này chiếm khá cao.
Ông Nam và ông Mai giãi bày, số vịt này các ông nhờ người quen mua hộ. “Lúc bé, mã vịt rất đẹp, sau 20 ngày tuổi mới có hiện tượng thụt mỏ. Tôi cũng không biết tại giống hay do cách chăm sóc”, ông Nam nói.
Theo ông Lương Đức Kiên, Chi cục Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y, để chăn nuôi gia cầm đạt hiệu quả, các hộ phải chọn mua con giống bảo đảm an toàn dịch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng từ các cơ sở uy tín, có giấy kiểm dịch khi xuất bán. Quá trình nuôi phải tiêm đủ các loại vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là dịch tả vịt…
Như mọi năm, vịt chỉ “hút khách” trong mùa nắng nóng. Do đó, để chăn nuôi hiệu quả, các hộ nên chủ động liên kết với các doanh nghiệp, tổ, hội chăn nuôi, thương lái để có đầu ra ổn định. Ngành nông nghiệp, công thương cần quan tâm thống kê, dự báo, đánh giá tình hình cung – cầu thị trường, cung cấp thông tin cho người nuôi. Nếu để nông dân vào đàn ồ ạt theo phong trào, tự tìm đầu ra, nguy cơ thua lỗ là khó tránh.
Thế Đại
Nguồn tin: Báo Bắc Giang
- Chuyển đổi cơ cấu li>
- giống chăn nuôi li>
- chuyển đổi vật nuôi li>
- chuyển đổi chăn nuôi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất