Có nên giảm ăn thịt lợn? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Có nên giảm ăn thịt lợn?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mấy hôm rồi truyền thông rộ lên chuyện thiếu thịt lợn, mà cái Tết con Chuột lại sắp đến. Năm nay hai cái Tết đến rất gần nhau, khoảng cách giữa Tết tây và Tết cổ truyền chỉ không đầy một tháng lại càng làm gia tăng nhu cầu thịt lợn – loại thịt chính trong bữa ăn của dân ta.

    Có nên giảm ăn thịt lợn

    Nói đến Tết cổ truyền, ai cũng nhớ đến câu: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ – Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”.

     

    Thật ra đã có rất nhiều thay đổi trong số sáu cái không thiếu được cho ngày Tết: cây nêu, tràng pháo không còn nữa, câu đối đỏ cũng ít dần. Có lẽ cái thay đổi đáng kể và đáng mừng nhất là sự biến mất của tràng pháo – cái thói quen tưởng đâu không thể bỏ được, mà dân ta đã quyết không cho nó tồn tại để giữ được môi trường an toàn, trong lành. Nhìn sang nước láng giềng, với 1,4 tỉ người mà vẫn không bỏ được thói quen này, thì đủ biết cái lớn lao mà nước ta đã làm được. Có hai thứ là thịt mỡ, bánh chưng thì liên quan rất nhiều đến con lợn, đặc biệt là bánh chưng. Thiếu gì thì thiếu, chứ bánh chưng, bánh tét là không thể thiếu trong dịp Tết, mà nói đến bánh chưng thì phải có thịt lợn, xưa nay chưa thấy ai làm bánh chưng với thịt gà hay thịt bò. Nhiều nhà hiện nay không thích ăn loại bánh nếp này, nhưng chí ít trên bàn thờ cúng tổ tiên ngày tết thế nào cũng phải có cặp bánh chưng.

     

    Nhiều bộ, ban ngành, nhất là Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương đang đau đầu với chuyện thiếu hụt thịt lợn trên thị trường dịp Tết năm nay. Cách đây mấy tháng người ta đã khuyến khích tái đàn lợn nhưng cái bệnh quái ác “dịch tả lợn Châu Phi” vừa mới hoành hành nên người nuôi vừa làm vừa lo và bây giờ thì biết là không kịp. Gần đây người ta nói đến chuyện nhập khẩu thịt lợn đông lạnh từ bên ngoài, với sự phát triển của hệ thống siêu thị toàn cầu, chẳng nói thì các doanh nghiệp lớn cũng sẽ tăng nhập khẩu lúc có cơ hội sinh lời không dễ gặp này.

     

    Nhân chuyện thiếu hụt thịt lợn cung cấp trên thị trường, ta nhớ không lâu, trước thiệt hại của dịch bệnh, Bộ NN&PTNT đã khuyến nghị người nuôi giảm bớt việc nuôi lợn mà tăng dần trâu bò và gia cầm trong cơ cấu chăn nuôi. Có lẽ đây là lúc ta có thể đẩy mạnh xu thế mà rất nhiều nước trên thế giới đã làm. Theo thống kê, năm 2018 ở nước ta bình quân đầu người tiêu thụ 56,4kg thịt hơi trong đó 71% là thịt heo. Nếu so với các nước trên thế giới thì tiêu thụ thịt trên đầu người của nước ta chưa phải là cao (Mỹ, Úc 100kg/năm/người, Tây Âu 80 – 90kg, Trung Quốc 60kg…), thế nhưng cũng đã xuất hiện nhiều hiện đáng lo, điển hình như trẻ em thừa cân béo phì, mà dễ thấy nhất là ở các thành phố lớn như ở TP Hồ Chí Minh là 50%, Hà Nội 41% (kết quả điều tra năm 2014-2015). Tình hình này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe (di chuyển nặng nề, khó khăn, khó thở, tăng nguy cơ mắc các bệnh cao huyết, gan nhiễm mỡ…) mà còn ảnh hưởng đến tâm lý trẻ dễ bị tự ty, chán chường, kéo dài thì có khi dẫn đến trầm cảm.

     

    Tại sao khi chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, người ta nghĩ nhiều đến việc thu hẹp chăn nuôi lợn, có lẽ ngoài chuyện sức khỏe (dư thừa năng lượng) thì chuyện môi trường là đáng lo ngại nhất. Không có nhiều nước mà trong cơ cấu bữa ăn thịt lợn lại chiếm nhiều như nước ta. Trong chăn nuôi, con lợn là một động vật cho sản phẩm nhiều mỡ, tiêu tốn khá nhiều năng lượng cho một đơn vị sản phẩm làm ra so với các loại gia súc gia cầm khác. Ngoài ra, chất thải của nó xả ra môi trường hàng ngày rất lớn, mùi xú uế nồng nặc, không chỉ làm tổn hại sức khỏe con người, gia súc mà còn tạo áp lực lên cuộc sống xã hội.

     

    Trong nông nghiệp từ xa xưa, con lợn thường gắn với cây lúa. Lúa cho cám, cho các phụ phẩm để nuôi lợn, ngược lại lợn cho phân để bón lúa. Vòng năng lượng khép kín tuyệt vời của nông nghiệp dựa trên hộ gia đình đã bị phá vỡ với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn. Trong chăn nuôi hiện đại, với thức ăn công nghiệp, năng suất vật nuôi cao hơn, nuôi nhanh hơn, hiệu quả kinh tế cao  hơn, có khi không cần dựa vào đất nhưng hậu quả ô nhiễm môi trường lại nẩy sinh gay gắt. Lượng phân bón, chất thải thường rất khó xử lý, một gia đình nuôi là cả một khu vực dân cư chịu ảnh hưởng. Nước thải không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước, đất đai mà cả không khí, gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng. Đáng tiếc ở một số nơi sự ô nhiễm đã dẫn đến xung đột xã hội. Thật ra không phải là không có cách xử lý, nhưng với chăn nuôi tập trung, việc xử lý là rất tốn kém, các công trình xử lý nước thải phần lớn là xây dựng để đối phó với các nhà quản lý.

     

    Trên nhiều nước, để giảm mặt tiêu cực của chăn nuôi gia súc, người ta đã nghĩ đến chuyện ăn chay, bớt ăn thịt. Cách đây 15 năm, từ năm 2003, ở châu Âu đã có chiến dịch quốc tế “Ngày thứ Hai không ăn thịt” để giảm sản lượng tiêu thụ thịt, giảm bệnh béo phì, tốt cho sức khỏe, sống lâu, lại tiết kiệm tiền. Ở các trường đại học một số nước, các bếp ăn sinh viên có một ngày ăn chay trong tuần, người ăn chỉ được ăn protein thực vật và hoàn toàn không có protein động vật. Ở nước ta, chuyện ăn chay không xa lạ, nhưng hầu như chỉ là chuyện của cá nhân và liên quan nhiều đến đời sống tôn giáo. Thiết nghĩ thật không hay ho gì với thói quen ăn nhậu, ăn nhiều thịt, nhất là thịt lợn nhiều mỡ. Việc cổ động cho phong trào ăn chay  một ngày trong tuần đáng được sự ủng hộ của toàn xã hội trước hết là ở các thành phố, nơi mức sống đã tương đối cao.

     

    GS Lê Viết Ly

     Hội Chăn nuôi Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.