[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Những năm gần đây, chăn nuôi bò thịt được lựa chọn phát triển tại nhiều đị phương trên cả nước. Đây là hướng đi thay thế mộ phần đàn lợn trong điều kiện Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, giá thứ ăn công nghiệp tăng cao.
Chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Tây Ninh (Ảnh: Quốc Minh)
Ở Việt Nam, việc phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông thôn không những làm tăng sản phẩm cho xã hội mà còn góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (lao động, đất đai, vốn…), tăng thu nhập cho nông hộ, là cơ sở để phát huy triệt để các tiềm năng sẵn có cùng các lợi thế của vùng, đặc biệt là vùng trung du miền núi, làm đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững.
Theo Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT trong 9 tháng năm 2023, tổng sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng của Việt Nam đạt 373 nghìn tấn (tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2022). Tính bình quân cả năm lượng thịt bò mới chỉ đáp ứng được khoảng 45-50% nhu cầu tiêu dùng trong nước, còn lại phải nhập khẩu. Bình quân người Việt Nam tiêu thụ khoảng 65-68kg/người/năm thịt hơi các loại, lượng tiêu thụ thịt bò ở mức rất thấp, khoảng 7-8kg. Mức tiêu thụ này mặc dù cao hơn hầu hết các nước trong khu vực châu Á, nhưng vẫn thấp hơn so với các nước có nền kinh tế phát triển. Trong khi đó, mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm ngày càng được cải thiện, mức tiêu thụ các loại thịt của người tiêu dùng Việt Nam cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là xu hướng tiêu dùng thịt bò. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để phát triển ngành chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam.
Hiện nay, đàn bò thịt của nước ta ước tính khoảng hơn 4 triệu con, đàn bò liên tục giảm so với nhiều năm về trước. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chăn nuôi bò ngày càng ít như tỷ lệ sinh sản của bò giảm, việc chăn nuôi bò không hiệu quả so với chăn nuôi lợn và các loại gia cầm khác. Tỷ lệ chăn nuôi bò thịt cao nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng này có tốc độ chăn nuôi bò khá nhanh, vượt qua Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng. Sản lượng thịt bò Việt Nam không cao là do chúng có tầm vóc bé, sinh trưởng và phát triển chậm, chỉ tầm từ 140-200kg/con.
Bò nuôi thịt ở Việt Nam là bò kiêm dụng, người chăn nuôi có thói quen sẽ vỗ béo bò trước khi giết thịt nên chất lượng thịt không cao, thịt khá dai. Hiện nay, khối lượng bò giết thịt tại đồng bằng sông Cửu Long là cao nhất khoảng 180-220kg/con. Vùng trung du miền núi Bắc Bộ thấp nhất, chỉ từ 140-180kg/ con. Chính vì vậy, đàn bò Việt Nam phát triển không ổn định, hiện nay xuất hiện rất nhiều giống bò lai được nuôi để lấy thịt, chúng sinh trưởng và phát triển nhanh hơn rất nhiều so với bò Việt Nam nên được ưa chuộng.
Chủ động nguồn con giống chất lượng
Cũng như các ngành chăn nuôi gia súc khác, trong chăn nuôi bò thịt “giống” là chìa khoá quyết định sự thành công hay thất bại. Để chăn nuôi bò thịt đạt hiệu quả kinh tế cao, con giống cần có khả năng sinh trưởng nhanh, khối lượng lớn, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh cao, chất lượng thịt tốt.
Hiện nay, những tiêu trí chủ yếu để đánh giá con giống gồm: năng suất, khối lượng, ngoại hình, khả năng tăng trọng, vỗ béo; Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh của con vật. Chọn giống theo ngoại hình rất cần thiết vì khả năng sản xuất thịt của bò được thể hiện rất rõ ở hình dạng cơ thể: cân đối, tầm vóc mập mạp, ngực sâu rộng, da mỏng.
Giống bò chuyên thịt có hình dạng đặc biệt giống khối hộp chữ nhật, trong đó chiều dài thân mình gần gấp đôi chiều rộng. Bò chuyên thịt nhìn chung có ngoại hình phát triển cân đối, chắc chắn, thân rộng vạm vỡ, mình dày, bộ xương kết cấu không thô, thường có đầu cổ không lớn, ngắn và rộng, chân ngắn, các cơ bắp của mông đùi phát triển, ngực nở tròn, ức xệ xuống. Khả năng tăng trọng cao trong thời gian vỗ béo. Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh cao, chất lượng thịt mềm, ngon.
Trong chăn nuôi, người nuôi thường chọn bê nuôi thịt có khối lượng sơ sinh lớn, tốc độ sinh trưởng cao; phàm ăn, khả năng sử dụng thức ăn cao; các cơ bắp trên mình nổi rõ; cơ thể phát triển cân đối, đầy đặn; được sinh ra từ bố mẹ có năng suất cao.
Đối với bò cái sinh sản nên chọn con đầu thanh, nhẹ, mắt sáng, cổ thanh dài vừa phải, đầu và cổ kết hợp cân đối, các góc cạnh rõ nét, miệng rộng, mắt lanh lợi trong sáng. Ngực sâu rộng, vai và cổ kết hợp tốt, lưng thẳng, hông dài rộng, bụng to vừa phải. Hông nở rộng, phẳng, ít dốc, vú phát triển cân đối, da vú mỏng, đàn hồi, 4 núm vú đều. Bốn chân thẳng, khoẻ chắc, tư thế đi lại chắc chắn, móng khít, không chạm khoeo. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngắn, chất lượng sữa tốt, khối lượng bê sơ sinh và cai sữa cao.
Trong công tác nhân giống có hai phương pháp đó là nhân giống thuần và nhân giống lai tạo. Hai phương pháp này có quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau, muốn lai giống tốt thì phải có con giống thuần làm nguyên liệu. Nếu không chọn lọc nâng cao năng suất chất lượng giống thuần thì công tác lai tạo sẽ không đạt được mục tiêu mong muốn.
Nhân giống thuần: Phương pháp dùng con đực (hoặc tinh) và con cái cùng giống cho giao phối (thụ tinh nhân tạo) với nhau nhằm duy trì, củng cố, nâng cao các tính năng sản xuất và ổn định tính di truyền cho thế hệ sau trong phạm vi của giống đó. Khả năng sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh và chất lượng thịt cao làm chỉ tiêu chọn lọc chính để nhân giống thuần.
Nhân giống bằng lai tạo: Phương pháp dùng hai hay nhiều giống khác nhau cho phối giống để tạo ra ưu thế lai và phối hợp được các tính trạng quý của các giống. Lai tạo giống có nhiều phương pháp khác nhau, tuỳ theo mục đích sử dụng mà tiến hành lai kinh tế hoặc lai tạo giống mới.
Lai kinh tế là biện pháp quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao năng suất, khối lượng và chất lượng thịt đáp ứng nhu cầu của con người. Để sản xuất thịt bò chất lượng cao thường có 2 cách làm: Chọn nuôi những giống bò chuyên thịt cao sản như: Brahman, Droughmaster, Red Angus, Charolais, Limousin… Những giống này có tầm vóc to, khối lượng lớn, tốc độ sinh trưởng và tăng khối lượng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh cao, chất lượng thịt ngon, khả năng tăng khối lượng từ 1.450-1.550gram/ con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ 60-70%.
Cho tạp giao giữa 2 hay nhiều giống bò hướng thịt với nhau. Hoặc dùng tinh bò đực giống chuyên thịt cao sản lai với bò cái địa phương nhằm khai thác ưu thế lai về tầm vóc, khối lượng, năng suất, chất lượng thịt do di truyền của bố mẹ truyền cho đời sau.
Cải tiến di truyền trong chăn nuôi bò thịt
Trong những năm qua, Chính phủ đã tổ chức thực hiện nhiều chương trình cải tạo giống bò thịt như: Chương trình gốc giống vật nuôi; Chương trình Sind hóa đàn bò; Chương trình lai tạo bò thịt; Chương trình cải tạo đàn bò vàng Việt Nam; Chương trình cải tạo đàn bò Việt Nam theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng thịt… Bên cạnh đó, tiến hành đồng thời các giải pháp như:
Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp sử dụng bò đực giống lai Zebu F1, F2, F3… để phối giống trực tiếp ở những vùng chăn nuôi chưa phát triển, chăn nuôi phân tán, dân trí chưa cao.
Sử dụng tinh các giống bò cao sản (Red Angus, Droughtmaster, Limousine, Charolaire, Blanc Bleu Belge, Wagyu, Senepol, Blonde d’ Aquitaine…) phối giống bằng thụ tinh nhân tạo với bò cái nền lai Zebu, bò địa phương ở vùng chăn nuôi phát triển.
Chọn lọc và nhân thuần các giống bò Zebu và các giống thịt cao sản nhập khẩu phù hợp với điều kiện dân trí và sinh thái của từng vùng, từng địa phương.
Nhập khẩu nguồn gen: Nhập bò đực giống cao sản để sản xuất tinh bò thịt đông lạnh trong nước, nhập khẩu một số tinh, phôi bò thịt phục vụ cho lai tạo và nhân thuần giống bò thịt.
Tiến hành kiểm tra năng suất đực giống bằng các phương pháp tiên tiến, hiện đại.
Đặt mục tiêu đến năm 2030 sản lượng thịt bò đạt 650 nghìn tấn
Trong những năm qua, nhiều chính sách, chương trình giống vật nuôi đã đượ thực hiện và mang lại kết quả tích cực. Nhiều giống mới đã được nhập, thuần hoá, lai tạo thành công, góp phần tăng năng suất, chất lượng, đóng góp vào tăng trưởng của ngành chăn nuôi. Trong thời gian tới, ngành chăn nuôi nước ta sẽ phát triển theo định hướng từ chiều rộng sang chiều sâu; nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả, bền vững; đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; bảo vệ môi trường sinh thái.
Để đạt các mục tiêu đó cần một chiến lược và giải pháp tổng thể. Trong đó, cần tiếp tục thực hiện chương trình giống vật nuôi quốc gia để đảm bảo tính liên tục, tập trung vào những giống vật nuôi chủ lực là lợn, gia
cầm, bò sữa, bò thịt, trong đó hệ thống thụ tinh nhân tạo cần được chú trọng đặc biệt v đầu tư và quản lý nhà nước.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi có năng suất và chất lượng tốt. Ưu tiên chọn tạo các giống vật nuôi bản địa có ưu thế phục vụ cho phương thức chăn nuôi khác nhau nhằm tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ các cơ sở nuôi giữ giống gốc theo hướng thị trường, trong đó có cơ chế hỗ trợ bình đẳng giữa cơ sở nhà nước và các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác.
Cục Chăn nuôi tiếp tục chọn lọc trong sản xuất các giống bò Zebu, nhập nội bổ sung một số giống bò cao sản. Ở các vùng chăn nuôi phát triển, tương đối tập trung, dân trí phát triển, sử dụng tinh của các giống bò cao sản (Red Angus, Droughtmaster, Limousine, Charolaire, Blanc Bleu Belge, Wagyu, Senepol, Blonde d’ Aquitaine…) phối giống bằng thụ tinh nhân tạo với bò cái nền lai Zebu có tỷ lệ máu lai trên 75%.
Thu Hằng
- chăn nuôi bò thịt li>
- giống bò li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất