Từ năm 2021 đến nay chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Trong khi đó, nguy cơ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh, lây lan diện rộng là rất cao.
- Lấp lỗ hổng trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi và viêm da nổi cục
- Bình Ðịnh: Thí điểm tiêm vacxin Navet ASFvac phòng dịch tả lợn châu Phi
- Chủ động giám sát chặt, phát hiện sớm, xử lý các ổ dịch tả lợn châu Phi
Lực lương chức năng phun hóa chất khử trùng chuồng trại. Ảnh: TTXVN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình dịch bệnh và đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian tới nguy cơ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh, lây lan diện rộng là rất cao. Tổng hợp báo cáo của các tỉnh, thành phố cho thấy, dịch bệnh động vật ngày càng diễn biến phức tạp, cơ chế, chính sách về phòng chống dịch bệnh động vật còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tiễn.
Điển hình, dịch bệnh động vật thường xuyên biến động, xuất hiện các dịch bệnh mới xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam, tái xuất hiện đã có trong nước, nhất là trong điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng lớn, cần tổ chức phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Luật Thú y.
Bên cạnh đó, nhiều quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh bao gồm các quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp và Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Trong khi đó, từ năm 2021 đến nay chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Để kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm; trong đó, bệnh dịch tả lợn châu Phi, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, có thêm nguồn lực khôi phục sản xuất và chi hỗ trợ cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh, các tỉnh, thành phố đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi năm 2021 và thời gian tiếp theo.
Ngày 08/6/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn số 3646/BNN-TY gửi Bộ Tài chính về việc đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi và bệnh viêm da nổi cục. Ngày 25/7/2022, Bộ Tài chính có công văn số 7217/BTC-NSNN về việc tham gia ý kiến cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi và bệnh viêm da nổi cục.
Theo đó, Bộ Tài chính thống nhất đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép áp dụng cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP để hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn phải tiêu hủy bắt buộc do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi và trâu, bò phải tiêu hủy do mắc bệnh viêm da nổi cục trong năm 2021 và năm 2022 tại các địa phương.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2021, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 2.623 xã thuộc 418 huyện của 60 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 299.878 con.
Từ đầu năm 2022 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 841 xã thuộc 246 huyện của 48 tỉnh, thành phố, số lợn tiêu hủy 41.804 con. Hiện nay, cả nước có 117 ổ dịch tại 49 huyện của 16 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày./.
Bích Hồng/BNEWS/TTXVN
- Lấp lỗ hổng trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi và viêm da nổi cục
- Bình Ðịnh: Thí điểm tiêm vacxin Navet ASFvac phòng dịch tả lợn châu Phi
- Chủ động giám sát chặt, phát hiện sớm, xử lý các ổ dịch tả lợn châu Phi
- chính sách hỗ trợ li>
- hỗ trợ thiệt hại li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất