Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề nghị xây dựng Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
- Không tiêm phòng vacxin viêm da nổi cục, trâu bò chết không được hỗ trợ
- Quảng Ngãi: Hỗ trợ sinh kế phù hợp, giúp người dân giảm nghèo bền vững
- Chăn nuôi nông hộ chuyển biến tích cực nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất sửa đổi quy định hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định 02/2017/NĐ-CP, các địa phương đã tổ chức thống kê, đánh giá thiệt hại, hướng dẫn các hộ dân lập hồ sơ, gửi cấp có thẩm quyền để được hỗ trợ khôi phục sản xuất. Theo báo cáo của các địa phương, tổng kinh phí đã hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất là 5.210 tỷ đổng.
Chính sách hỗ trợ đã góp phần giúp người dân có một phần kinh phí để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, giúp người dân từng bước ổn định đời sống.
Tuy nhiên, qua báo cáo của các địa phương và các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, khi áp dụng Nghị định số 02/2017/NĐ-CP đã phát sinh những tồn tại, bất cập và cần có những sửa đổi, bổ sung kịp thời về: (1) Đối tượng hỗ trợ; (2) Điều kiện hỗ trợ; (3) Mức hỗ trợ; (4) Trình tự, thủ tục hỗ trợ; (5) Chế độ hỗ trợ người trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch và thống kê, xác nhận thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra.
Cụ thể, về điều kiện hỗ trợ, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, điều kiện được hỗ trợ phải có đăng ký kê khai ban đầu được UBND cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung hoặc có giấy chứng nhận kiểm dịch. Tuy nhiên, nội dung kê khai số lượng chăn nuôi tập trung ban đầu tại mẫu 6 của Nghị định số 02/2017/NĐ-CP chưa thống nhất với nội dung kê khai số lượng chăn nuôi tập trung ban đầu tại Phụ lục III của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi; theo Luật Thú y đã bỏ thủ tục kiểm dịch động vật trong tỉnh. Đồng thời, việc kê khai ban đầu cần phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh thì UBND xã mới xác nhận. Do vậy, dẫn đến khó khăn đối với các hộ hoặc không thực hiện được đăng ký kê khai ban đầu.
Với nuôi trồng thủy sản, do các hộ sản xuất chủ yếu là hộ nhỏ lẻ, sản xuất hộ gia đình nên hầu hết không thực hiện kê khai ban đầu hoặc không có giấy chứng nhận kiểm dịch; người nuôi trồng thủy sản thường chung nhau mua giống, nhưng Giấy chứng nhận kiểm dịch cấp theo lô nên nhiều hộ nuôi không có giấy khi làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ; không có hồ sơ lưu trữ sản xuất… dẫn đến không đủ điều kiện để được hỗ trợ. Chu kỳ nuôi thủy sản đối với lồng, bè trên biển thường kéo dài từ 12 đến 24 tháng; người dân thả giống vào nhiều thời điểm khác nhau; số hộ nuôi trồng lồng bè trên biển của một số tỉnh (Khánh Hòa) là rất lớn và tại các vùng biển cách bờ rất xa (5-15 km), gây khó khăn cho cán bộ cấp xã trong việc kiểm tra, xác nhận vào kê khai theo quy định (thực hiện kê khai và được xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng).
Về mức hỗ trợ, đối với cây trồng, mức hỗ trợ quá thấp (ví dụ hỗ trợ 2 triệu đồng/ha lúa bị thiệt hại trên 70%, tương đương 72.000 đồng/sào). Một số loại cây trồng (ví dụ: cây dược liệu, hoa, cây cảnh,…), nhất là cây trồng hàng năm (chuối, dứa, sắn,…) chưa được quy định trong Nghị định dẫn tới khó khăn trong công tác hỗ trợ khôi phục sản xuất. Chưa có quy định về hỗ trợ diện tích đất nông nghiệp bị bồi lấp, sạt lở. Chưa quy định hỗ trợ với sản xuất công nghệ cao, nhà kính,…
Quy định hỗ trợ với lâm nghiệp bị thiệt hại chưa phù hợp (đối với cây rừng trồng đã đến thời kỳ khai thác không nên hỗ trợ).
Chưa quy định cụ thể về khoảng cách với nuôi ngoài biển. Chưa có quy định hỗ trợ chòi canh trông coi ngao, nghêu bị thiệt hại. Chưa có quy định hỗ trợ đối với một số đối tượng, hình thức nuôi như nuôi hồ chứa, nuôi đăng quầng. Một số loại nuôi trồng thủy, hải sản mới (tôm càng xanh) bị thiệt hại nhưng chưa được hỗ trợ. Chưa có quy định hỗ trợ tàu cá bị thiệt hại do thiên tai…
Đề xuất nâng mức hỗ trợ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị xây dựng Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thay thế Nghị định số 02/2017/NĐ-CP nhằm tháo gỡ những bất cập phát sinh trong thực tiễn thi hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP, tạo hành lang pháp lý thông suốt, thống nhất, đồng bộ và phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Tại dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất nâng mức hỗ trợ cho phù hợp với kinh phí để khôi phục sản xuất hiện nay (1,25-2 lần hiện tại); phân theo giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để có mức hỗ trợ phù hợp. Đồng thời, bổ sung mức hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia công tác thống kê, xác nhận thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và người tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
Tuệ Văn
Nguồn: Báo Chính Phủ
- chính sách hỗ trợ li>
- hỗ trợ thiệt hại li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất