[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đối với người miền xuôi, câu chuyện cúng bằng thịt chuột thật lạ lẫm, nhưng với người Dao Tiền ở huyện vùng cao Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, thì cỗ cúng trên bàn thờ ba ngày Tết phải có thịt chuột khô mới thể hiện hết tấm lòng của con cháu với tổ tiên.
Xóm Sưng miền sơn cước
Cuối năm 2019, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình đã tổ chức đoàn Presstrip mời các cơ quan thông tấn báo chí, các đơn vị lữ hành từ Hà Nội đến khảo sát tiềm năng du lịch Hồ Hòa Bình. Đi theo đoàn Presstrip, chúng tôi đã được trải nghiệm rất nhiều bản làng đang phát triển du lịch cộng đồng ở các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Đà Bắc, Mai Châu. Trên hành trình điền dã Hồ Hòa Bình, chúng tôi được khám phá một điểm du lịch cộng đồng mới, nằm giữa núi rừng mang đậm đà bản sắc văn hóa của người dân tộc Dao. Đó là xóm Sưng ở huyện Đà Bắc nằm ở độ cao khoảng 530m so với mặt nước biển, phía sau lưng là dải núi Biều hùng vỹ, dưới chân là cánh đồng ruộng bậc thang uống lượn trải dài theo sườn đồi thơ mộng. Dù mới phát triển du lịch cộng đồng, nhưng nhờ sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, hùng vỹ của núi rừng, xóm Sưng đã và đang là điểm đến hấp dẫn các du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan, trải nghiệm.
Phụ nữ Dao Tiền ở xóm Sưng đan vải thổ cẩm
Xóm Sưng có 73 hộ, 100% là người dân tộc Dao, hiện còn lưu giữ được giá trị văn hóa truyền thống của người Dao Tiền và đang được đầu tư để phát triển du lịch cộng đồng. Điểm đặc biệt là tất cả hộ dân ở đây vẫn giữ nguyên nhà đất trệt, lợp lá cọ truyền thống của người Dao. Người dân nơi đây vẫn giữ gìn, bảo tồn nghề dệt truyền thống từ việc nhuộm chàm, dệt, thêu hoa văn váy, áo, in hoa văn trên váy bằng sáp ong…
Hiện tại xóm Sưng có 3 hộ kinh doanh home Stay, gồm Thành Chung; Xuân Lan và Nhất Quý và một quầy trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm của gia đình bà Lý Thị Tiến. Chúng tôi dừng chân tại homestay Thành Chung, ngôi nhà nằm xen lẫn với những nếp nhà mái lá đơn sơ của các hộ dân trong xóm, được bao phủ bởi màu xanh tươi mát của cây rừng. Ngôi nhà vẫn giữ nguyên tường gỗ, mái tranh nhưng đã được cải tạo, nền nhà lát gạch, phòng ngủ, bếp, bàn ghế uống nước và nhiều vật dụng được làm từ gỗ, tre nứa, tạo sự gần gũi. Anh Lý Văn Thu, chủ hộ homestay Thành Chung cho biết: Là hộ đầu tiên của xóm làm du lịch cộng đồng, gia đình được dự án AFAP, Công ty Du lịch cộng đồng Đà Bắc, Sở VH-TT&DL tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện để chúng tôi được học tập, thăm quan các hộ homestay trong và ngoài tỉnh, được tập huấn nâng cao kiến thức về kỹ năng, nghiệp vụ làm du lịch cộng đồng. Tuy mới hoạt động nhưng gia đình đã đón nhiều lượt khách, có đợt cuối tuần khách đông, không đủ chỗ nghỉ.
Đến xóm Sưng du khách không những được khám phá văn hóa bản địa, tìm hiểu phong tục tập quán truyền thống, kiến trúc nhà ở và cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương mà còn được thưởng thức ẩm thực dân tộc như: gà đồi, cá suối, măng rừng; rượu cần, rượu hoẵng… Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng cây Trò cổ thụ vài trăm năm tuổi, hoặc đi bộ khoảng 30 phút qua rừng già lên khám phá hang Sưng. Hang có chiều dài vài trăm mét, vòm hang cao và rộng, trong hang có dòng suối chảy qua là nơi cho du khách được lội suối dọc trong hang để trải nghiệm, chiêm ngưỡng những nhũ đá muôn hình, muôn vẻ hiện ra đẹp lấp lánh.
Chị Lý Sao Mai, điều phối viên Công ty Du lịch cộng đồng Đà Bắc tại xóm Sưng chia sẻ, từ đầu năm 2019 đến nay, xóm Sưng đã đón khoảng 120 đoàn khách với gần 1.300 khách quốc tế. Trong thời gian tới, xóm sẽ thành lập thêm tổ dệt thổ cẩm, tắm thuốc chữa bệnh, khôi phục nghề làm giấy dó của dân tộc Dao… và phát triển thêm một số hộ tham gia kinh doanh hoạt động dịch vụ du lịch để đáp ứng khách du lịch ngày càng tăng đến tham quan, khám phá và trải nghiệm.
Độc đáo đặc sản thịt chuột rừng
Tại xóm Sưng, chúng tôi được thưởng thức món thịt chuột rừng. Người Dao Tiền ở Đà Bắc rất thích ăn thịt chuột, coi đây là một trong những món ẩm thực khoái khẩu. Do ở núi rừng, nên nơi đây không có chuột đồng mà chỉ có chuột rừng. Thịt chuột rừng được xem như đặc sản của vùng cao, phân biệt với chuột đồng ở chiếc đuôi dài, thịt thơm ngon như thịt sóc. Theo quan niệm của bà con ở xóm Sưng, đầu chuột là quý nhất được dành cho người cao tuổi nhất trong gia đình.
Thịt chuột ở xóm Sưng
Theo ông Phạm Minh Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đà Bắc, tổ tiên xa xưa của người Dao Tiền khi đến vùng núi cao Đà Bắc, thường xuyên phải chịu đói, chịu rét, thức ăn vô cùng khan hiếm, nhưng chuột rừng ở đây rất nhiều. Do vậy nhiều người trong làng lấy thịt chuột làm bữa ăn hằng ngày. Thịt chuột trở thành lương thực cứu đói cho dân làng những lúc khó khăn, trong những ngày giáp hạt, dần dà trở thành thức ăn chính không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Sau này khi đã khấm khá, người dân trong bản không quên thuở xưa đói rét nên vào những ngày làm lễ cơm mới, hội làng hay cúng tổ tiên trên mâm cơm cúng dứt khoát phải có thịt chuột khô.
Đối với người miền xuôi, câu chuyện cúng bằng thịt chuột thật lạ lẫm, nhưng với người Dao Tiền ở huyện vùng cao Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, thì cỗ cúng trên bàn thờ ba ngày Tết phải có thịt chuột khô mới thể hiện hết tấm lòng của con cháu với tổ tiên. Hằng năm, người Dao Tiền có 3 ngày lễ lớn: Lễ cầu mùa vào Rằm tháng 5, lễ ăn cơm mới sau vụ thu hoạch vào tháng 9 và lễ Tết Nguyên đán. Ngày Tết bát hương của gia đình Dao nhà nào cũng có ba tờ tranh, ba cây vầu, ba cây nứa, bánh trôi nặn hình rắn, hình hươu, hình khỉ, hình gấu để cúng. Con cháu cúng cho tổ tiên bằng quần áo, lợn gà, rượu gạo và không thể thiếu thịt chuột khô để cho người chết no đủ, phù hộ mình cả năm làm ăn thuận lợi, sức khỏe nhiều nhiều. Trước lúc Giao thừa, gia chủ là đàn ông để thịt chuột lên bàn thờ khấn các cụ tổ tiên về ăn Tết thịt chuột. Nhà nào có nhiều thịt chuột nhất trong ngày Tết thì gặp nhiều may mắn trong năm mới. Thịt chuột thờ phải tự tay gia chủ đi bắt, không được mua ở ngoài về thì mới thể hiện sự thành kính. Những người dân ở đây khẳng định, không có loại thịt gì có thể thay thế được thịt chuột để cúng trong đêm Giao thừa. Các ma làng và những người đã khuất chỉ chấp nhận loại đặc sản “truyền thống” này của dân mình. Đến mồng Hai Tết, mỗi hộ trong bản cúng hai con chuột khô (chuột làm sạch, sấy trên gác bếp), một cái bánh chưng, một chai rượu, một mảnh giấy cầu đầu năm làm nương được mùa, làm tiền được tiền, nuôi vịt nuôi gà đừng cho diều hâu bắt, chăn trâu, chăn bò không bị lăn dốc, rắn rết độc cắn, dịch bệnh không lây lan, người người khỏe mạnh, làng xóm yên ổn. Người Dao Tiền quan niệm, đầu năm không ai được dùng thịt chuột tươi, nếu giết mổ chuột là điềm không lành. Do vậy, Tết đến nhà nào cũng sử dụng chuột sấy khô từ trước. Để có thịt chuột cho những ngày lễ tết, vào tháng 11, tháng 12, các gia đình thường đi săn chuột ở trong rừng nứa, nương sắn, nương ngô. Để bắt được chuột rừng, người ta phải làm bẫy rất công phu bằng càm nứa. Chuột săn được dem thui rồi mổ bụng và làm sạch nội tạng, tẩm ướp gia vị, rồi đem gác bếp để sấy khố. Đợi đến khi thịt đượm khói vàng ươm mới đem xuống chế biến món ăn. Rửa thịt với nước nóng, cạo hết bụi bếp bám trên thịt rồi đem chặt thành từng miếng nhỏ. Sau đó đem xuống chảo xào với mỡ nóng, thêm gia vị tùy thích rồi đảo đến khi thịt chín mềm là ăn được. “Người ở đây, từ già để trẻ ai cũng thích ăn thịt chuột gác bếp, vì miếng thịt vừa giòn vừa dai, mùi thơm của khói bếp tỏa lên mũi thơm nức. Nhà nào có thịt chuột gác bếp khách bước chân vào nhà là biết ngay, vì thịt đượm khói có mùi thơm rất đặc trưng”, anh Lý Văn Thu nói.
Chu Khôi
- thịt chuột li> ul>
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất