[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Điểm nghẽn lớn nhất trong ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay là dịch bệnh. Dịch bệnh là quan trọng số một, thị trường, năng suất có thể cao thấp, thì chăn nuôi có thể thất thu, thua thiệt một chút thôi, nhưng nếu dịch bệnh thì trắng tay. Khi có dịch bệnh thì đừng nói đi xuất khẩu mà trong nước cũng sẽ không đáp ứng được. Khí hậu Việt Nam nóng ẩm, gió mùa, ẩm độ cao, nguy cơ phát tán dịch bệnh lớn, làm sao có thể sống sót trong bối cảnh khó khăn trên?
Đó là vấn đề được các đại biểu trong nước và quốc tế bàn luận sôi nổi tại Hội nghị Khoa học Chăn nuôi Thú y toàn quốc năm 2019 vừa được tổ chức tại trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Mật độ chăn nuôi cao khiến nhiều dịch bệnh truyền nhiễm và phát sinh
Theo các chuyên gia trong ngành chăn nuôi thú y, sự gia tăng dân số đã và đang thúc đẩy các loại nguồn cung nhằm thỏa mãn nhu cầu về thực phẩm, giao thương, di chuyển và thậm chí tinh thần và đó cũng chính là những thách thức toàn cầu. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có mật độ dân số cao nhất thế giới và cũng là nước phát triển nông nghiệp cung cấp thực phẩm và phát triển kinh tế.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 1/7/2019, tổng đàn lợn của cả nước trên 22,2 triệu con; đối với đàn gia cầm, năm 2018, tổng đàn gia cầm đạt 409 triệu con và một lượng rất lớn nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn Mật độ dân số và chăn nuôi cao làm mối tương giao giữa con người, vật nuôi (động vật) và môi trường sinh thái trở nên mật thiết và phức tạp hơn bao giờ hết, kéo theo hàng loạt những thách thức, nhất là phát sinh nhiều dịch bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm.
Chưa bao giờ ngành chăn nuôi lợn gặp khó khăn như hiện tại
Các bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm khiến ASF trầm trọng hơn
Theo PGS TS Nguyễn Tất Toàn – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, chăn nuôi lợn tại Việt Nam đang chiếm tỉ trọng rất lớn và hiện nay rất đa dạng về quy mô cũng như mô hình chăn nuôi khác nhau từ nông hộ, trang trại gia đình đến trang trại tập trung (nhỏ, trung bình, lớn…) và thậm chí chuỗi trang trại liên kết hay siêu trang trại đã, đang và sẽ tạo ra hệ sinh thái đa dạng và phức tạp không chỉ trong quần thể động vật, con người mà cả về mầm bệnh và rất khó cho công tác quản lý vĩ mô hiện nay.
Chăn nuôi công nghiệp làm con thú thay đổi trạng thái cân bằng về sức khỏe của cơ thể thú nói chung, mà còn thể hiện qua mối liên hệ hữu cơ về sự tương tác của của quần thể vi sinh vật có lợi “microbiome” của cơ thể (Scotti &CTV), 2017; Neieder, 2018). Do đó, nhiều bệnh không truyền nhiễm và truyền nhiễm quan trọng đã được ghi nhận là nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định của đàn heo và năng suất chăn nuôi. Các bệnh không truyền nhiễm thường gặp như: viêm vú, viêm tử cung trên heo nái, rối loạn năng suất sinh sản, rối loạn biến dưỡng, độc tố mycotoxins, ngộ độc hóa chất,… Bênh cạnh đó, bệnh truyền nhiễm vẫn luôn giữ số một, đe dọa thường xuyên đến sức khỏe của lợn nói riêng và kinh tế nói chung. Quản lý dịch bệnh chưa tốt đã làm các mầm bệnh truyền nhiễm quan trọng luôn lưu hành. Các bệnh truyền nhiễm trên heo được phân loại ra làm 3 nhóm chính, nhóm gồm các bệnh phải công bố dịch, nhóm các bệnh liên quan đến sản xuất, và nhóm các bệnh gây bệnh chung giữa lợn và người.
Nhóm dịch bệnh công bố như Lở mồm long móng, Dịch tả cổ điển, Hội chứng rối loạn hô hấp thể độc lực cao vẫn thường xảy ra. Gần đây nhất là ASF – một bệnh được xem là không còn bệnh nào có thể làm thiệt hại kinh tế và tính ổn định trên lợn lớn hơn nữa và chưa từng thấy tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Thú y, từ đầu tháng 02/2019 đến ngày 10/9/2019, ASF đã xảy ra tại 7.459 xã thuộc 639 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là 4.907.107 con; với tổng trọng lượng là 282.426 tấn (chiếm 7% trọng lượng thịt lợn của cả nước.
Cũng theo PGS TS Nguyễn Tất Toàn, nhóm bệnh sản xuất phổ biến (các hội chứng liên quan đến PCV2/PCV3, Hội chứng viêm kết tràng…) được báo cáo trong nhiều khảo sát trong cả nước (Duy &ctv). Các mầm bệnh truyền nhiễm khác nhau (virus, vi khuẩn và kí sinh trùng) có khuynh hướng tương tác với nhau để hình thành nhiều hội chứng bệnh khó phòng, khó điều trị. Các hội chứng bệnh quan trọng cần được quan tâm là Hô hấp (PMWS), Hội chứng suy nhược (PWCS), Hội chứng run bẩm sinh (Congenitor tremor), Hội chứng tiêu chảy cấp do virus (PEDV, TGEV, PdoCV…) và Hội chứng viêm loét hồi kết tràng. Thông tin về các bệnh này đã được công bố trên các tạp chí về khoa học.
Bệnh truyền nhiễm quan trọng xuất hiện mới (mới nổi) và tái nổi xảy ra liên tục hàng năm trong thập kỷ này và sẽ có nguy cơ tăng mạnh trong thời gian tới. Đáng chú ý hơn, các bệnh truyền nhiễm này nguy hiểm xuất hiện mới có khuynh hướng “lây nhiễm chung giữa động vật và người”, mà theo OIE, 75% bệnh mới nổi cho người có nguồn gốc động vật nói chung và vật nuôi nói riêng, do đó, ô nhiễm môi trường là cầu nối để có sự giao thoa này.
Các bệnh truyền nhiễm chung giữa lợn và người đã ghi nhận ở nước ta: do virus (cúm heo, viêm gan siêu vi E, virus Rota Group A), vi khuẩn (Streptococcus suis, Bacillus anthracis, Mycobacterium tuberculosis, Campylobacter jenuni….) và kí sinh trùng (Taenia solium, Trichinella…
Sự đột biển di truyền nhanh dẫn đến sự đa dạng kiểu gen của nhiều mầm bệnh quan trọng trên lợn là một thách thức lớn về sự thay đổi của cơ chế sinh bệnh, thay đổi tính sinh miễn dịch và làm thất bại các quy trình chẩn đoán sinh học phân tử và huyết thanh học thông thường. Điều này, đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra tại đàn lợn của Việt Nam. Sự đa dạng di truyền được ghi nhận nổi bật ở virus gây bệnh cúm (SIV) (Takemae &CTV.., 2017), virus gây bệnh tai xanh (PPRSV (Duy &CTV., 2015), virus lở mồm long móng (FMDV) (Cục Thú y, 2019), virus gây tiêu chảy cấp (FEDV và ProA) (Toàn &ctv., 2013; Ánh và ctv., 2014; Kim và ctv, 2015…
Theo Cục chăn nuôi, chăn nuôi lợn an toàn sinh học đóng vai trò rất quan trọng, mang tính bền vững đặc biệt trong bối cảnh ASF diễn biến rất phức tạp trong phạm vi cả nước, đối với những cơ sở chăn nuôi làm tốt công tác An toàn sinh học cơ bản giữ được an toàn dịch bênh đối với bệnh ASF.
Tuy vậy, tỉ lệ trang trại áp dụng chăn nuôi An toàn sinh học đã tăng nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ quá thấp. Cụ thể, năm 2018, số trang trại chăn nuôi lợn ATSH tăng lên 2.502 trang trại (tăng 0,8% so với năm 2017) và chiếm tỷ lệ 25,6 % số trang trại chăn nuôi lợn của cả nước với tổng đầu con là 2.821.378 con chiếm tỷ lệ 9,9%. Năm 2018, số hộ chăn nuôi lợn ATSH của cả nước tăng với 27.991 hộ, chiếm tỷ lệ 11,1 % số hộ chăn nuôi lợn của cả nước với tổng đầu con là 373.770 con chiếm tỷ lệ 10,0%.
Đức Phúc
Ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục chăn nuôi: Công tác phòng chống dịch bệnh phải đặt lên lên hàng đầu
Giống, thức ăn, chuồng trại không làm được thì có thể nhập khẩu, nhưng hệ thống và quy trình thú y thì phải do nước ta làm. Với trình độ chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay thì ngành thú y cần có trạm chăn nuôi thú y đến xã, đây là mô hình phù hợp với trình độ chăn nuôi nhỏ lẻ của Việt Nam. Hệ thống Thú y giúp người chăn nuôi dự báo, dự tính được tình hình dịch bệnh và giúp họ chủ động phòng chống dịch bệnh, bởi người chăn nuôi chưa thể “đi” một mình được. Sau 10 năm nữa, chăn nuôi trang trại và doanh nghiệp phát triển thì việc phòng, trị bệnh sẽ do họ làm. Chúng ta không nên dập khuôn ngay các hệ thống thú y của các nước phát triển mà bỏ thú y cơ sở được…
PGS.TS. Nguyễn Tất Toàn – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh: Thực hiện nghiêm ngặt trong cả thực hành chăn nuôi và an toàn sinh học
Tại các trang trại, sự hiện diện của nhiều bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm khiến cho bệnh ASF nổ ra trầm trọng hơn. Đối với người chăn nuôi, việc sử dụng thuốc của người chăn nuôi theo kinh nghiệm và lối mòn khiến việc điều trị các bệnh ngày càng khó khăn và dẫn tới nguy cơ kháng khuẩn nhiều hơn. Vì vậy, các biện pháp kiểm soát bệnh phải thực hiện nghiêm ngặt trong cả thực hành chăn nuôi và an toàn sinh học để ngành chăn nuôi: an toàn, bền vững, chất lượng và sạch.
- ngành chăn nuôi lợn li>
- chăn nuôi lợn li>
- dịch bênh li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất