Tinh thần “chống dịch như chống giặc” mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh cho thấy sự cấp bách, cần thiết của cả hệ thống chính trị đối với vấn đề này, nhưng hiện tại, Bộ NN&PTNT đang kêu ca về chuyện kinh phí phục vụ công tác chống dịch tả lợn châu Phi.
Hiện 34 địa phương đã có dịch tả lợn châu phi với 1,5 triệu con lợn bị tiêu hủy
Có tỉnh mới hỗ trợ được… 1 hộ dân!
Tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, mức hỗ trợ đối với lợn bị tiêu hủy do dịch bệnh được xác định là 36.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) lan rộng, giá lợn hơi xuống thấp nên Chính phủ giao cho Bộ NN&PTNN sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế.
Doanh nghiệp bị thiệt hại có được hỗ trợ?
Hiện DTLCP gây thiệt hại không chỉ đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mà còn đối với cả các doanh nghiệp. Nhưng đang còn nhiều tranh cãi và chưa thống nhất giữa các bộ, ngành và địa phương. Trong khi nhiều địa phương có dịch thì cho rằng, cần phải hỗ trợ cho doanh nghiệp nhưng không ít địa phương, mà điển hình là tỉnh Đồng Nai lại cho rằng, quan điểm này không khả thi bởi doanh nghiệp trên địa bàn này có số lượng lợn bị tiêu hủy nhiều, địa phương không có nguồn kinh phí.
Theo Nghị quyết số 16 ngày 7/3/2019 của Chính phủ, Chính phủ thống nhất UBND cấp tỉnh sử dụng ngân sách dự phòng của địa phương và nguồn kinh phí hợp pháp khác hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy để phòng, chống dịch lây lan.
Cụ thể, đối với lợn con, lợn thịt các loại, hỗ trợ với mức tối thiểu 80% giá thị trường tại thời điểm và tại địa phương có dịch bệnh xảy ra. Đối với lợn nái, lợn đực giống đang khai thác, hỗ trợ với mức từ 1,5 đến 2,0 lần so với mức hỗ trợ các loại lợn khác tại thời điểm có dịch bệnh.
Chủ trương như vậy, nhưng hiện nay các địa phương còn chậm trong hỗ trợ kinh phí tiêu hủy lợn cho người dân. Vì điều này, nhiều người chăn nuôi khi phát hiện bệnh, nghi lợn mắc bệnh đã không khai báo, bán chạy lợn, tự ý giết mổ lợn nên dịch lây lan nhanh.
Nguồn tin từ Cục Thú y cho hay, tại Hưng Yên – tỉnh xảy ra dịch sớm nhất cả nước, đến nay mới chỉ tổ chức hỗ trợ được cho 68 hộ dân và cả tỉnh mới cấp kinh phí cho công tác phòng chống dịch bệnh được 2,9 tỷ đồng.
TP Hải Phòng mới hỗ trợ được 6 hộ dân và chỉ mới cấp cho công tác phòng chống dịch bệnh 4,8 tỷ đồng (riêng phần chi hỗ trợ cho 6 hộ dân 138 triệu đồng). Đáng nói, ở Hải Dương, mới hỗ trợ được… 1 hộ và toàn tỉnh mới chỉ cấp 3,6 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch bệnh.
Ông Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, kinh phí phòng chống dịch bệnh, hàng năm từ tháng 9 – 10, Bộ NN&PTNT đã có văn bản xây dựng kế hoạch đề nghị các tỉnh xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản.
Theo đó, các tỉnh hầu hết đều có kế hoạch, nhưng nhiều tỉnh dù có kế hoạch được phê duyệt nhưng lại không có kinh phí. Bên cạnh đó, khâu xác định mức giá hỗ trợ tiêu hủy lợn hiện nay cũng đang thiếu nhất quán và gặp nhiều vướng mắc. Cụ thể, một số tỉnh hỗ trợ theo mức 80% giá trị trường tại từng thời điểm (Nam Định 30 – 45.000 đồng/kg, Hải Dương 32.000 – 52.000 đồng/kg…).
Chính vì thế, nhiều địa phương đang đề xuất chỉ hỗ trợ một giá, không tính 80% theo thời giá hoặc thấp hơn và không phân loại lợn. Bởi việc điều chỉnh giá theo thị trường từng thời điểm đang gặp nhiều vướng mắc, do theo Luật Giá thì phải đi lấy 200 phiếu có xác nhận, sau đó hợp với nhau ở các sở, ban, ngành, trình lãnh đạo tỉnh xét duyệt, mất từ 8 – 10 ngày, trong khi giá thị trường thì thay đổi từng ngày.
Bộ Tài chính có chậm trễ?
Tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/2/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đề xuất kinh phí phục vụ công tác phòng, chống DTLCP; đề xuất phương án hỗ trợ kinh phí trong trường hợp phát hiện lợn và các sản phẩm lợn dương tính với bệnh DTLCP và buộc phải tiêu hủy; rà soát mức hỗ trợ kinh phí và cơ chế, thời gian hỗ trợ để người chăn nuôi tích cực hợp tác, báo cáo dịch bệnh và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Đặc biệt, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc hôm 12/5, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nhắc lại yêu cầu với Bộ Tài chính trong phối hợp với Bộ NN&PTNN về việc xem xét kinh phí phòng chống DTLCP khi dịch lan rộng. Đáng nói, tại cuộc họp quan trọng với sự tham dự của nhiều lãnh đạo bộ, ngành liên quan, thì Bộ Tài chính chỉ cử ông Nguyễn Trường Giang – Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp tham dự.
Tinh thần “chống dịch như chống giặc” mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh cho thấy sự cần thiết, cấp bách của cả hệ thống chính trị đối với vấn đề được xem là “nóng” này cần phải có sự vào cuộc của nhiều cơ quan, trong đó có nhiệm vụ cấp phát kinh phí phòng chống dịch mà Bộ Tài chính là cơ quan tham mưu.
Trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Văn Long – Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y) cho biết, ngày 12/9/2018, Thủ tướng có Công điện 1194 giao cho Bộ Tài chính xem xét việc hỗ trợ kinh phí phòng chống dịch bệnh cho Bộ NN&PTNT. Liên quan vấn đề này, Bộ Tài chính cũng đã có Công văn số 11265 gửi Bộ NN&PTNN đề xuất kinh phí.
Sau đó, Bộ NN&PTNT có văn bản trả lời về việc đề nghị mức kinh phí cho phòng chống dịch bệnh trong hai năm (2018 và 2019) là 40 tỷ đồng. Khi xảy ra DTLCP, Bộ Tài chính đã có văn bản vào cuối năm 2018, thống nhất mức hỗ trợ bổ sung cho Bộ NN&PTNT là 2 tỷ đồng.
Trưởng phòng Nguyễn Văn Long nói với PLVN, hiện lực lượng thú y tại các địa phương rất mỏng, trong khi DTLCP lây lan rộng, lợn tiêu hủy lớn, mức hỗ trợ 100.000 đồng/ngày/người là không đủ và không tương xứng với công việc. Trong khi chi phí xét nghiệm mẫu bệnh phẩm từ lợn nghi bị DTLCP lại cao nên đến thời điểm này, khi dịch lan rộng khắp cả nước, kinh phí cho phòng, chống dịch bệnh đang gặp nhiều khó khăn.
Ngọc Trìu
Nguồn: Pháp luật Việt Nam
Liên quan đến tình hình phòng chống DTLCP, Bộ NN&PTNT vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Hải Dương khẩn trương kiểm tra, xác minh nội dung báo chí phản ánh về trục lợi từ dịch tả lợn châu Phi tại xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ; xử lý nghiêm những trường hợp “trục lợi” từ việc tiêu hủy dịch tả lợn châu Phi (nếu có). Kết quả kiểm tra, xác minh, xử lý, đề nghị báo cáo bằng văn bản về Bộ NN&PTNT trước ngày 27/5/2019.
Trước đó, báo chí phản ảnh, tại xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ, nhiều hộ dân dù không có chuồng trại hoặc có chuồng trại để nuôi gà, nuôi thỏ… cũng khai báo nhà có lợn chết để được hỗ trợ. Thậm chí, còn đánh tráo hoặc dùng một đàn lợn khai báo nhiều lần để trục lợi trên chính những con lợn bệnh. Hiện tượng này khiến nhiều người dân địa phương không khỏi bức xúc.
- hỗ trợ tiêu hủy li>
- chống dịch tả lợn châu Phi li>
- ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất