[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là thực tế sau 9 năm thực hiện quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hiện trạng chăn nuôi gà, heo vẫn rải rác và còn lắm bộn bề.
Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi cuối tháng 11 tại TP. Biên Hòa, Sở NN&PTNT Đồng Nai đánh giá công tác phát triển chăn nuôi tại các vùng quy hoạch và kế hoạch di dời các cơ sở chăn nuôi vào vùng quy hoạch có tiến triển nhưng vẫn còn rất chậm.
Nhiều hộ chăn nuôi vẫn không mặn mà việc di dời vào vùng quy hoạch tập trung
Theo ông Phan Minh Báu, Phó giám đốc Sở NN&PTNT; sản xuất chăn nuôi là ngành nghề của một bộ phận dân cư có tính ổn định lâu dài, đã có trước khi có quy hoạch. Bản thân công tác di dời cũng chưa được thực hiện quyết liệt, chính sách hỗ trợ còn thấp, chưa phù hợp thực tế sản xuất nên số lượng trang trại di dời còn thấp.
Theo báo cáo, ngoài một số khu vực như Tây Bạch Lâm, Đông Đức Long, (huyện Thống Nhất), Tân Lập II (Trảng Bom), Xuân Thành, Suối Cao (Xuân Lộc) có số lượng trang trại phát triển khá mạnh; các khu vực còn lại số lượng trang trại có tăng nhưng ít. Đặc biệt, vùng phát triển chăn nuôi ở ấp Trung Tâm (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom) đã hoàn chỉnh hạ tầng nhưng chưa có trang trại nào đầu tư.
Theo ông Trần Quang Mậu, hộ chăn nuôi heo ở huyện Thống Nhất, vướng mắc trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong chăn nuôi là một trong những khó khăn lớn.
“Thời gian qua giá đất tăng nhanh. Đất trong vùng quy hoạch thuộc sở hữu của những hộ dân không thuộc đối tượng thu hồi đất. Nhiều hộ có đất thì không chịu chuyển nhượng nên việc chuyển nhượng, liên kết để xây dựng trang trại gặp khó khăn”, ông Mậu nói.
Vốn đầu tư chăn nuôi lớn nhưng thế chấp bằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có giá trị rất thấp; thế chấp bằng đàn vật nuôi thì không thể do rủi ro cao; kinh phí hỗ trợ từ ngân sách hầu như không có… Đó cũng là các ngyên nhân khiến nhiều hộ chăn nuôi vẫn không mặn mà việc di dời vào khu tập trung.
Ở góc độ quản lý, ông Báu cho rằng mặc dù đã tính toán đầy đủ sự phù hợp các quy định khi xây dựng báo cáo quy hoạch, nhưng vẫn chưa lường hết được thực tế phát sinh trong sản xuất.
Do phải thực hiện các quy hoạch có nhu cầu đầu tư bức thiết hơn như phát triển công nghiệp, đô thị đã làm điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn thay đổi; từ đó mục tiêu quy hoạch ban đầu khó đạt được.
Đơn cử như xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom) là vùng người dân có truyền thống canh tác cây trồng nên việc di dời, phát triển các trang trại chăn nuôi tại vùng Ấp Trung Tâm rất khó thực hiện.
Đại diện Sở NNPTNT cũng thừa nhận các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi chưa đủ mạnh, chưa sát thực tế, công tác quản lý chăn nuôi thực hiện chưa tốt.
Ông Báu nêu ví dụ cụ thể là Quyết định số 36 của UBND năm 2013 về chính sách hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh di dời vào vùng phát triển chăn nuôi chưa được sự đồng thuận của đối tượng phải di dời nên hầu như chưa áp dụng được vào thực tế.
Hiện vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi tập trung từ cấp Trung ương, và do tính đặc thù nên chưa thực hiện được quy hoạch chi tiết. “Với 139 vùng và diện tích hơn 15.700 ha, nếu lập quy hoạch chi tiết cho toàn bộ diện tích trên thì kinh phí sẽ rất lớn, ước khoảng 450 tỷ đồng”, ông Báu nói.
Kết quả là dù đã xác định được khối lượng đầu tư đường trục giao thông, lưới điện theo quy hoạch; tuy nhiên kết quả triển khai rất chậm, thiếu đồng bộ. Khoảng cách giữa các trại hiện không có quy định, khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh trong vùng.
Thống kê từ sau quy hoạch đến nay tại 139 vùng được quy hoạch (trên địa bàn các huyện, thị xã Long Khánh) có 2.291 trang trại. Trong số này chỉ mới có 655 trang trại trong vùng quy hoạch, chiếm 28,59% với tổng đàn khoảng 710.000 con heo (38,58% tổng đàn heo của tỉnh) và khoảng 6 triệu con gà (38,96% tổng đàn gà của tỉnh)
Tính đến thời điểm tháng 10.2017, tổng đàn heo 1.978.125 con; tổng đàn gà khoảng 19,4 triệu con, trong đó chăn nuôi trang trại chiếm 81,57%, với 463 trang trại; chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 18,43%.
Khánh Chương
- quy hoạch chăn nuôi li>
- chăn nuôi đồng nai li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất