Đồng Nai vừa phê duyệt xây dựng thêm vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm và bệnh Newscastle (còn gọi là bệnh dịch tả) tại 7 xã thuộc 2 huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ, tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi ở đây mở rộng thị trường xuất khẩu trứng gia cầm.
Trước đó, tỉnh đã xây dựng và chứng nhận an toàn dịch bệnh cho 10 xã xung quanh trại gà của Công ty TNHH Koyu & Unitek (TP.Biên Hòa) phục vụ cho xuất khẩu gà vào thị trường Nhật Bản.
Dây chuyền giết mổ gà xuất khẩu tại Công ty TNHH Koyu & Unitek
Đi đầu xây dựng vùng an toàn dịch
Ngoài việc ưu tiên xây dựng 17 xã an toàn dịch bệnh phục vụ cho thị trường xuất khẩu gia cầm và trứng gia cầm, Đồng Nai cũng là địa phương duy nhất của cả nước xây dựng thành công 2 vùng an toàn dịch bệnh ở huyện Trảng Bom và Thống Nhất. 27 xã của 2 huyện trên đã khống chế được bệnh cúm gia cầm và bệnh Newscastle ở quy mô nông hộ và trang trại. Đến nay, toàn tỉnh có 556 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm được công nhận an toàn dịch.
Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – thú y Đồng Nai, việc xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch và vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh là điều kiện cần để sản phẩm chăn nuôi tham gia được thị trường xuất khẩu. Và thực tế tổng đàn gia cầm, gia súc của tỉnh tăng trưởng nhanh thời gian qua đã khẳng định hiệu quả của công tác dịch tễ của tỉnh được thực hiện rất tốt.
Bày tỏ niềm vui khi huyện Xuân Lộc có vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, ông Lâm Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất và chăn nuôi Thanh Đức (huyện Xuân Lộc) chia sẻ, có vùng chăn nuôi an toàn dịch thì sản phẩm trứng gà của Thanh Đức mới đủ điều kiện tham gia thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư trên 100 tỷ đồng để xây dựng quy trình sản xuất trứng tự động, khép kín từ khâu nuôi gà, thu hoạch trứng đến xử lý chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Tuy nhiên, việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh mới chỉ là điều kiện “cần” chứ chưa phải “đủ”. Để có thêm nhiều trang trại nuôi gia cầm đạt chuẩn xuất khẩu, các cơ sở chăn nuôi mong địa phương có thêm những điều chỉnh hợp lý hơn về quy hoạch và quản lý trong lĩnh vực chăn nuôi.
Vẫn khó về quy hoạch
Hiện nay, các cơ sở chăn nuôi gia cầm vẫn gặp nhiều khó khăn do quy hoạch đầu tư chăn nuôi vẫn còn chênh với nhu cầu thực tế. Ông Lâm Thanh Đức lo ngại: “Hiện phong trào xây dựng nhà nuôi yến phát triển khá rầm rộ. Bên cạnh đó, mô hình nuôi vịt thả đồng đang được các hộ nông dân đầu tư nhiều. Mong các cơ quan có chức năng có quy hoạch chăn nuôi, nhất là quản lý về vấn đề dịch bệnh với các vật nuôi này để không trở thành nguồn lây lan”.
Hiện bình quân mỗi tuần các trang trại đang cung cấp từ 120-140 ngàn con gà cho Công ty TNHH Koyu & Unitek xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, tăng gấp đôi về sản lượng so với thời điểm bắt đầu xuất khẩu gà vào cuối năm ngoái. Ông Nguyễn Minh Kha, một trong những trang trại đang cung cấp gà xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, chia sẻ: “Tôi đang có kế hoạch đầu tư thêm trang trại vì nhu cầu gà thịt xuất khẩu sang Nhật Bản ngày càng tăng. Khó khăn hiện nay là chưa tìm được quỹ đất thích hợp để đầu tư trang trại mới”. Theo ông Kha, yêu cầu gắt gao nhất của thị trường Nhật Bản là không có dư lượng kháng sinh trong thịt gà xuất khẩu. Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, trang trại nuôi gà phải đảm bảo sự cách ly phù hợp với các trại nuôi khác điều không dễ với quy hoạch chăn nuôi hiện nay.
Nói về bất cập trong quy hoạch chăn nuôi, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ Lê Văn Quyết chỉ ra: “Quy hoạch cho chăn nuôi khó làm theo mô hình quy hoạch tập trung như quy hoạch các khu công nghiệp. Thực tế, rất nhiều bất cập đã phát sinh như: giá đất bị đẩy lên cao; trong vùng quy hoạch chưa có quy hoạch chi tiết cụ thể về cách thức đầu tư trang trại, quy định về cách ly giữa các trang trại. Vì vậy, đầu tư trang trại trong khu quy hoạch nhưng vẫn mạnh ai nấy làm nên chưa đảm bảo về an toàn dịch bệnh.”
Bình Nguyên
Nguồn: Báo Đồng Nai
- xuất khẩu thịt li>
- xuất khẩu thịt gà li>
- vùng an toàn dịch bệnh li> ul>
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Kinh nghiệm quản lý và đầu tư phát triển chăn nuôi của một số quốc gia phát triển và bài học cho Việt Nam (kỳ i)
- Lãi trăm triệu đồng từ nuôi gà đẻ trứng
- Trung Quốc điều tra việc nhập khẩu thịt bò vì tình trạng cung vượt cầu khiến giá thịt giảm mạnh
- Phát triển chăn nuôi gắn với tiêu dùng xanh tại Việt Nam: Hiện trạng, thách thức và giải pháp
- Hiệu quả của việc bổ sung bổ sung 25-hydroxycholecalciferol (25-OH-D3) ở gà đẻ nuôi mật độ cao
- Lĩnh vực sản xuất vacccine của Việt Nam ở đâu trong thị trường trị giá 14 tỷ USD?
Tin mới nhất
T3,31/12/2024
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Kinh nghiệm quản lý và đầu tư phát triển chăn nuôi của một số quốc gia phát triển và bài học cho Việt Nam (kỳ i)
- Lãi trăm triệu đồng từ nuôi gà đẻ trứng
- Trung Quốc điều tra việc nhập khẩu thịt bò vì tình trạng cung vượt cầu khiến giá thịt giảm mạnh
- Phát triển chăn nuôi gắn với tiêu dùng xanh tại Việt Nam: Hiện trạng, thách thức và giải pháp
- Hiệu quả của việc bổ sung bổ sung 25-hydroxycholecalciferol (25-OH-D3) ở gà đẻ nuôi mật độ cao
- Lĩnh vực sản xuất vacccine của Việt Nam ở đâu trong thị trường trị giá 14 tỷ USD?
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất