Với số lượng đàn lợn đến 1,5 triệu con, gần 15 triệu con gà, đàn vịt hàng chục triệu con…, Đồng Nai được coi là “thủ phủ” của ngành chăn nuôi cả nước. Thế nhưng, liệu ngành chăn nuôi Đồng Nai có tận dụng được cơ hội từ TPP?
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã cơ bản được ký kết giữa Việt Nam và 11 quốc gia còn lại, trong đó có những nền kinh tế lớn như Mỹ, Úc, Canada, Singgapore… Hiệp định đã mở ra một chương mới trong thực hiện chính sách hội nhập và phát triển của cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế đây là thành quả lớn nhất trong 20 năm hội nhập, thậm chí hơn cả diễn đàn kinh tế thế giới (WTO).
Đồng Nai được coi là “thủ phủ” của ngành chăn nuôi cả nước
Một quy tắc bất di bất dịch của kinh tế nếu muốn giành được phần thắng trong cạnh tranh thì phải làm sao giảm đến mức thấp nhất hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra sản phẩm đó so với đối phương, hay nói đơn giản hơn là phải giảm chi phí đầu vào để hạ giá thành sản phẩm.
Một điểm quan trọng đáng lưu ý là Hiệp định TPP quy định ngặt nghèo về nguồn gốc xuất xứ đầu vào của sản phẩm, có nghĩa là hàng hóa lưu thông trong khối phải có nguồn gốc đầu vào từ TPP chứ không được xuất phát từ bên ngoài. Trong bối cảnh Đồng Nai phải nhập ngoại con giống, giống bò nhập khẩu từ Úc, lợn nhập từ Trung Quốc, vịt nhập từ công ty của Pháp…
Rõ ràng nguy cơ nhãn tiền là những sản phẩm này không thể lọt vào thị trường TPP. Anh Hoàng Mạnh Hà, người chăn nuôi trên địa bàn chia sẻ: “Đợt 3 năm trước, nhà tôi nuôi gà bị dịch bệnh chết hết, mọi người nói do con giống kém chất lượng. Có người mách mua con giống của 1 công ty nước ngoài, tôi nghe theo. Rồi họ (công ty nước ngoài) xuống tư vấn để con giống khỏe phải chích thuốc này, dùng thức ăn kia, kỹ thuật nuôi nọ, kêu đâu phải xây dựng trại lạnh cả tỷ đồng để nuôi gà. Tôi đâu có vốn, thế là lần hồi, tôi chuyển qua nuôi gia công cho họ cho khỏe”.
Một khi không kết nối được với chuỗi lợi nhuận trong TPP thì liệu tham gia khối này có còn nhiều ý nghĩa hay là thị trường nội phơi “cờ trắng” cho doanh nghiệp ngoại hoành hành? Bằng chứng, danh sách các nước xuất khẩu sản phẩm chăn nôi vào Việt Nam ngày càng dài ra, trong khi sản phẩm chăn nuôi của Đồng Nai lại “vắng bóng” trên thị trường khu vực và quốc tế, người chăn nuôi nhỏ lẻ tiếp tục thua lỗ.
Hiệp định TPP cũng quy định khắt khe về vệ sinh an toàn dịch tễ, tham gia TPP đa số là các thị trường “khó tính” như Nhật, Úc, hay Hoa Kỳ, họ dựng lên hàng rào kỹ thuật cao ngất ngưỡng cho các sản phẩm chăn nuôi từ các quốc gia khác. Ngược lại, vấn nạn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở Đồng Nai gây đau đầu các nhà quản lý. Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho hay: “Mới phát hiện 15 cơ sở chăn nuôi, giết mổ có sử dụng chất cấm (Beta – agonis) tại 5 địa phương là Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành và TP. Biên Hòa” một số sản phẩm chăn nuôi đã bị người tiêu dùng trong nước “tẩy chay” thì việc xuất khẩu phải nói là khó hơn lên trời!
Hội nhập là xu thế tất yếu, trong hội nhập thời cơ và thách thức luôn song hành nhưng hình với bóng, thời cơ đã hiện rõ, thách thức cũng đã và đang đến. Mục tiêu đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp không thể thiếu sự đóng góp đáng kể của ngành chăn nuôi. Đồng Nai sẽ gỡ rối sao đây?
Trương Khắc Trà
(Theo Chăn Nuôi Việt Nam)
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất