Đồng Nai: Nuôi heo bằng... trái cây - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Đồng Nai: Nuôi heo bằng… trái cây

    Ông Bùi Duy Nguyện (ngụ ấp 9, xã Xuân Tây, H.Cẩm Mỹ) đang “nổi” lên như một nông dân có tư duy độc đáo trong nghề chăn nuôi khi hợp tác với các nhà vườn thu mua chuối, thanh long, mít, đu đủ… về làm thức ăn cho heo.

     

    Nhờ cách nuôi này, ông Nguyện không phải lo lắng khi giá thức ăn chăn nuôi tăng phi mã, chất lượng thịt heo ngon hơn và giá bán tốt hơn.

     

    * Heo ăn trái cây, uống nước lọc

    Chuối thải là thức ăn chính của heo rừng tại trang trại của ông Bùi Duy Nguyện (xã Xuân Tây, H.Cẩm Mỹ). Ảnh: B.Mai

     

    Nhiều năm trước, gia đình ông Nguyện là hộ nuôi heo thịt lớn nhất nhì xã Xuân Tây. Sau vài lần heo bị dịch bệnh, giá xuống thấp dẫn đến thua lỗ, ông Nguyện quyết định “treo” chuồng. Được khoảng 3 năm, ông nuôi heo trở lại, nhưng lần này không phải là heo thịt mà là heo rừng. “Lúc nuôi heo trắng, tôi đã nuôi một số con heo rừng. Kỳ lạ là mấy đợt xảy ra dịch lở mồm long móng, heo tai xanh, mấy con heo rừng không hề hấn gì. Vì vậy, tôi chọn loại này nuôi trở lại” – ông Nguyện chia sẻ.

     

    Ông Nguyện phá bỏ toàn bộ vách ngăn trại cũ, lên tận Tây nguyên tìm heo giống. 2 năm đầu, ông tập trung phát triển đàn, sau đó vừa phát triển đàn, vừa nuôi heo thịt, heo giống để bán. Hiện trang trại của ông Nguyện có khoảng 300 con heo bố mẹ, mỗi năm xuất bán khoảng 500 heo giống và 300 heo thịt. Tất cả đều sử dụng chung một loại thức ăn, trong đó 90% là trái cây tươi, 10% là bắp xay hoặc cám gạo. Để không bị “hụt” nguồn thức ăn, ông Nguyện hợp tác với nhiều nhà vườn thu mua trái cây dạt và đầu tư 2 kho mát để bảo quản.

     

    Theo tính toán của ông Nguyện, trung bình 1 con heo từ 2 tháng tuổi đến khi xuất chuồng tiêu thụ khoảng 1 tấn trái cây, với mức giá trung bình 700-900 đồng/kg, cộng cả cám tốn khoảng 1,2 triệu đồng chi phí thức ăn. Nếu bán giá 110 ngàn đồng/kg heo hơi thì lời khoảng 3 triệu đồng/con heo thịt, bán giá 1 triệu đồng/con heo giống thì lời khoảng 800 ngàn đồng.

     

    Theo ông Nguyện, vài năm nay, tại Đồng Nai có nhiều người nuôi heo rừng, nhưng nuôi heo rừng số lượng lớn và heo ăn trái cây thì chỉ có mình ông. Cách nuôi này không chỉ đảm bảo chất lượng thịt, chất lượng con giống sinh sản mà hạn chế tối đa dịch bệnh. “Heo rừng trên 10 tháng ăn trái cây, uống nước lọc, chuồng trại sạch nên rất hiếm bị bệnh” – ông Nguyện khẳng định.

     

    Vài năm đầu, ông Nguyện phải nhờ các con, các cháu và mối bán heo trước đây giới thiệu sản phẩm đến các nhà hàng, lò mổ, mối chuyên tiêu thụ thịt heo rừng. Nhưng hiện tại, trại heo của ông Nguyện luôn không đủ hàng bán, khách phải hẹn trước.

     

    * Xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi hữu cơ

     

    2 năm trở lại đây, nhiều trại heo gặp khó vì giá cả bấp bênh, thức ăn chăn nuôi liên tục tang giá, nhưng trang trại của ông Nguyện không bị tác động nhiều. Thậm chí, thời điểm dịch bệnh Covid-19 căng thẳng, trái cây bị ùn ứ do không xuất khẩu được, ông đầu tư thêm kho mát vừa để bảo quản được thức ăn, vừa giúp nhà vườn tiêu thụ thêm nông sản. Thịt heo rừng nuôi ở trang trại của ông Nguyện được đánh giá là ít mỡ, thịt thơm, không bị ra nước.


    Bà Trương Thị Kim Nương, cán bộ phụ trách chăn nuôi Phòng NN-PTNT H.Cẩm Mỹ cho rằng, nuôi heo rừng ở H.Cẩm Mỹ thì nhiều nhưng heo rừng ăn trái cây như ông Nguyện thì chưa có. Nguồn thức ăn gần như hoàn toàn là trái cây tươi, không chỉ cải thiện chất lượng thịt mà còn góp phần giải quyết lượng lớn trái cây thải loại, tồn đọng trên địa bàn huyện, mang lại giá trị kinh tế cao. Phòng NN-PTNT huyện đang hướng dẫn trang trại xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi hữu cơ.

    Ông Bùi Duy Nguyện giới thiệu sản phẩm thịt heo rừng hữu cơ

     

    Theo ông Nguyện, thức ăn chăn nuôi chiếm đến 80% giá thành. Heo của ông ăn các loại trái cây từ các nhà vườn thải loại với giá chưa đến 1 ngàn đồng/kg nên bán chỉ 110-120 ngàn đồng/kg heo hơi là đã có lợi nhuận tốt. Ngoài ra, do chế độ dinh dưỡng khác biệt, chất lượng và mùi vị thịt heo rừng cũng khá đặc biệt so với các sản phẩm trên thị trường. Ông Nguyện cho rằng, nhiều hộ mua heo giống chỗ ông về nhưng nuôi không đạt vì cho ăn cám nhiều, heo lớn nhanh, thịt nhiều mỡ. Về chất thải chăn nuôi, ông phơi khô, ủ hoai rồi bán lại cho các nhà vườn bón cây theo mô hình khép kín, tuần hoàn.

     

    Tác giả: Ban Mai

    Nguồn: Báo Đồng Nai

    Heo rừng được người nuôi thuần chủng, lai tạo nhiều lần. Hiện ở Đồng Nai có khá nhiều hộ, trang trại nuôi heo rừng nhưng nuôi heo rừng quy mô lớn và ăn trái cây như của ông Bùi Duy Nguyện chưa có ai làm. Nhờ tận dụng được nguồn thức ăn thải loại là trái cây nên thịt heo ngon, giá thành thấp.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.