Ngày 21/2, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc tại Việt Nam (FAO Việt Nam) cho biết, Tổ chức này sẽ hỗ trợ Cục Thú y kiểm soát dịch tả lợn châu Phi, đảm bảo sinh kế cho người chăn nuôi.
Các chủ trang trại tăng cường phun khử trùng tiêu độc. Ảnh: Đinh Tuấn/TTXVN
Ông Pawin Padungtod, Điều phối viên Kĩ thuật cao cấp, Trung tâm Phòng chống và Khẩn cấp kiểm soát Dịch bệnh động vật lây truyền Xuyên biên giới (ECTAD), FAO Việt Nam cho biết: “Chúng tôi hiện đang huy động các nguồn lực để hỗ trợ Việt Nam. Chúng tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc báo cáo kịp thời các trường hợp nghi ngờ và thực hiện kế hoạch hành động quốc gia để thực hiện kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Sự hợp tác giữa các bên liên quan bao gồm người chăn nuôi, thương lái, cơ quan chính phủ và công chúng là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan gia tăng của dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam”.
Hiện tại, không có vắc xin hiệu quả để bảo vệ lợn khỏi bệnh. Việc kiểm soát dịch tả lợn châu Phi là vô cùng khó khăn, vì vi rút này có thể tồn tại trong thời gian dài ở điều kiện thời tiết rất lạnh và rất nóng, ngay cả trong các sản phẩm thịt lợn sấy khô hoặc đã giết mổ.
“An toàn sinh học nghiêm ngặt trong khu chăn nuôi lợn là rất quan trọng để ngăn chặn sự thâm nhập của dịch tả lợn châu Phi. Nếu không có sự đầu tư và nỗ lực cải thiện an toàn sinh học, sinh kế của người chăn nuôi sẽ bị rủi ro, hiện tại không có cách điều trị hiệu quả khi dịch tả lợn châu Phi thâm nhập vào khu chăn nuôi”, ông Padungtod nói.
Dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm ở lợn và lợn rừng với tỷ lệ tử vong lên tới 100%, gây thiệt hại thương mại và thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn toàn cầu. Tuy nhiên, không giống như cúm lợn, dịch tả lợn châu Phi không lây truyền và gây bệnh cho người.
Chuồng trại luôn được vệ sinh sạch sẽ. Ảnh: Đinh Tuấn/TTXVN
FAO cũng đưa ra khuyến cáo dành cho người chăn nuôi cần khai báo bất kỳ trường hợp nghi ngờ lợn nhiễm bệnh cho cơ quan thú y; tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, vệ sinh khu chăn nuôi và tại các chợ, phương tiện vận chuyển. Đồng thời, không cho khách tới thăm khu vực nuôi, tiếp xúc với đàn lợn; không tặng hoặc bán lợn chết và không dùng lợn bệnh làm thức ăn cho động vật; không vận chuyển lợn hoặc sản phẩm lợn có nguồn gốc từ lợn nhà hoặc lợn rừng ra, vào vùng có dịch.
Đối với người dân, FAO cũng khuyến cáo như: nấu chín thịt lợn trước khi ăn; không tới tham quan khu chăn nuôi lợn, đặc biệt ở vùng dịch và bị ảnh hưởng; báo ngay cho cơ quan thú y khi phát hiện lợn chết.
Kể từ khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại Trung Quốc vào năm 2018, FAO đã hỗ trợ kỹ thuật cho Cục Thú y để xây dựng kế hoạch hành động quốc gia Việt Nam về đáp ứng và kiểm soát khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi, đồng thời tiến hành đánh giá nguy cơ và tổ chức diễn tập đáp ứng dịch khẩn cấp ở tỉnh Lào Cai.
FAO cũng tổ chức hội thảo khu vực về chuẩn bị phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho các cán bộ thú y từ Việt Nam, Lào, Myanmar và Trung Quốc để tăng cường hợp tác nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ở Đông Nam Á.
Thành Trung (TTXVN)
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- bệnh Dịch tả heo Châu Phi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất