Với sản lượng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đứng đầu ASEAN và thứ 12 thế giới, có thể nói Việt Nam hiện đã thừa TĂCN.
Vì vậy, cần phải sớm có cơ chế quản lí chặt về điều kiện các DN được phép SX mặt hàng này nhằm siết chặt về chất lượng TĂCN ngay từ ban đầu.
Đây là quan điểm của ông Nguyễn Như So (ảnh), Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty Cổ phần Tập đoàn Dabaco (kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam).
Ông So cho rằng, trong khi số lượng các DN sản xuất TĂCN của Việt Nam hiện đã quá nhiều, thì quy định về điều kiện để DN được phép sản xuất TĂCN còn lỏng lẻo, khiến các nhà máy TĂCN trăm hoa đua nở.
Cơ chế thị trường, càng nhiều DN thì càng phải cạnh tranh và giá TĂCN càng giảm, người chăn nuôi được lợi. Tại sao ông lại cho rằng nên kiểm soát số lượng Cty TĂCN?
Theo Cục Chăn nuôi, tính đến năm 2015, cả nước đã có tới 215 nhà máy TĂCN và 120 NM thức ăn thủy sản, với tổng công suất thiết kế trên 30 triệu tấn/năm cùng trên 250 cơ sở SX thức ăn bổ sung.
Với sản lượng TĂCN năm 2015 khoảng 19 triệu tấn (thức ăn gia súc gia cầm khoảng 16 triệu tấn), Việt Nam đã đứng đầu Đông Nam Á và thứ 12 thế giới về sản lượng TĂCN. Và có thể nói chúng ta đã thừa TĂCN rồi.
Đã 20 năm làm TĂCN nên tôi biết rất rõ. Có NM hiện tôi biết chỉ chạy được 30-40% công suất, thậm chí có NM chỉ chạy 20% công suất vì thị phần đang dần thu hẹp và cạnh tranh khốc liệt.
Trong khi đó, nhiều Cty TĂCN “mini” vẫn cứ đua nhau mọc lên. Có NM mới thành lập, họ rêu rao mỗi năm bán 9 – 10 nghìn tấn để lấy uy tín, nhưng thực ra tôi biết tỏng chỉ bán được 1-2 nghìn tấn là cùng. Bởi thị trường hết rồi! Thực tế thì anh này bán tăng một chút thì anh kia lại giảm đi.
Đúng là cơ chế thị trường, chúng ta khuyến khích tự do cạnh tranh. Nhưng trong bối cảnh của ngành TĂCN Việt Nam đã quá bão hòa như hiện nay, chúng ta chỉ nên khuyến khích các DN đủ tiềm năng về khoa học công nghệ, cho ra sản phẩm TĂCN chất lượng cao, giá thành hạ.
Còn các DN không đủ điều kiện cơ sở vật chất để SX, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, không có đội ngũ chuyên gia khoa học đạt yêu cầu thì phải kiểm soát để hạn chế. Nhất là trong khi quy định về điều kiện SX của chúng ta còn rất lỏng lẻo khiến ai cũng có thể làm TĂCN được. Cơ quan chức năng phải có điều tra, công bố cụ thể về việc chúng ta đã thừa TĂCN để cảnh báo cho các DN mới có ý định tham gia thị trường.
Nhưng chúng ta hiện cũng đã có rất nhiều quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lí TĂCN… rất chặt chẽ. Mấu chốt vấn đề vẫn là chất lượng TĂCN cuối cùng ra sao, chứ không phải DN nhiều hay ít?
Quan điểm của tôi là phải quản lí chất lượng TĂCN ngay từ ban đầu. Trong số hàng trăm nhà máy TĂCN hiện nay, NM hiện đại, công nghệ cao cũng có, nhưng NM cũ kỹ, lạc hậu, thậm chí có quy mô rất bé cũng có. Nếu chúng ta quá dễ dãi về điều kiện SX, số lượng các NM “mini”, lạc hậu sẽ bung ra.
Đã đành là chúng ta có các quy định về chất lượng TĂCN để hậu kiểm, xử lí nếu không đạt chất lượng, nhưng tại sao chúng ta không hạn chế để phòng ngừa nguy cơ về TĂCN kém chất lượng ngay từ ban đầu bằng việc quy định chặt hơn điều kiện SX? Tội gì “thả gà ra đuổi”, nhất là trong khi lực lượng thực thi hậu kiểm về chất lượng TĂCN chúng ta còn mỏng?
Ông nói quy định về điều kiện sản xuất TĂCN còn dễ dàng, lỏng lẻo. Cụ thể thế nào?
Năm 2010, Chính phủ cũng đã có riêng Nghị định số 08/2010/NĐ-CP quản lí TĂCN. Theo đó cũng đã có một số quy định về điều kiện đối với cơ sở SX, gia công TĂCN như: Phải có giấy đăng ký kinh doanh về TĂCN; có nhà xưởng, trang thiết bị, quy trình công nghệ để sản xuất TĂCN đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; có hệ thống xử lí chất thải; có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên về chuyên ngành liên quan…
Mới đây, Chính phủ cũng mới có Nghị định số 66/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và KDTV, giống cây trồng, chăn nuôi, thủy sản…
Theo đó cũng đã có quy định điều kiện đầu tư SX, gia công TĂCN, thức ăn thủy sản như: Có nhân viên kỹ thuật đạt trình độ đại học trở lên; cơ sở phải có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; khu vực SX phải bố trí thiết bị theo nguyên tắc một chiều…
Tuy nhiên, các quy định tại Nghị định này mới chỉ rất chung chung, đơn giản và chưa cụ thể hóa điều kiện SX một NM sản xuất TĂCN cần phải có. Vì vậy theo tôi, chúng ta cần phải sớm có thêm một Nghị định khác (có thể sửa đổi, bổ sung thêm Nghị định số 08/2010/NĐ-CP) theo hướng chi tiết hơn, cụ thể hơn dành riêng về quản lí TĂCN, trong đó có phần quy định theo hướng chặt chẽ hơn về điều kiện để được phép sản xuất TĂCN. Nghị định mới chặt chẽ nhưng cũng không nên quá rườm rà để tạo điều kiện cho DN.
Vậy ở các nước, họ quy định thế nào về điều kiện của một NM sản xuất TĂCN?
Chưa nói tới các nước phát triển cao về ngành sản xuất TĂCN, ngay các nước khu vực như Thái Lan, Trung Quốc…, họ cũng đều có quy định rất chặt chẽ điều kiện SX, chứ không dễ dàng như chúng ta.
Ví dụ Trung Quốc có cả một bộ quy định yêu cầu kỹ thuật của NM sản xuất TĂCN dày cả chục trang giấy. Theo đó một NM được phép sản xuất TĂCN thì phải có tối thiểu bao nhiêu vốn; bao nhiêu chuyên gia có trình độ kỹ thuật về ngành TĂCN được Bộ Nông nghiệp cấp chứng chỉ hành nghề; nhà xưởng tối đa phải bao nhiêu diện tích, chiều cao tối đa thế nào, nhà kho đựng nguyên liệu ra sao; dây chuyền công nghệ tối thiểu phải thế nào, công suất tối thiểu phải bao nhiêu; các điều kiện về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, cách li tránh lây nhiễm vi sinh vật; khu pha chế sản phẩm có kháng sinh phải cách li ra sao; phương án đóng gói, vận chuyển… Thái Lan họ cũng có quy định rất khắt khe tương tự như vậy.
Xin cảm ơn ông!
(Theo báo Nông Nghiệp Việt Nam)
Sản phẩm của chăn nuôi là thực phẩm cho con người, vì vậy xét trong một chuỗi SX, cần phải xem sản xuất TĂCN cũng như một ngành SX thực phẩm, đó là thực phẩm cho vật nuôi.
Bởi thức ăn cho chăn nuôi có an toàn, đạt chất lượng và có kiểm soát tốt thì sản phẩm chăn nuôi mới có thể an toàn cho con người. Khi đã xem sản xuất TĂCN là một lĩnh vực SX thực phẩm, thì rõ ràng nó phải là một ngành SX có điều kiện, có kiểm soát khắt khe chứ không thể nào thả nổi ai muốn làm thế nào thì làm.
Nguyễn Như So
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất