Mức hỗ trợ khi dịch bệnh xảy ra là 38.000 đồng/kg hơi đối với heo, 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
Gia đình tôi có nuôi đàn gà và hiện tại đang có dịch cúm H5N6 bùng phát. Vậy nếu đàn gà bị tiêu hủy thì tôi có được hỗ trợ, đền bù, nhận tiền đền bù như thế nào?
Bạn đọc Đỗ Ngọc (TP.HCM)
Luật sư Nguyễn Tri Đức, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Cơ chế, chính sách hỗ sợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh sẽ được điều chỉnh tại Nghị định 02/2017.
Theo đó, khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên UBND cấp xã để giải quyết.
Cụ thể, tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 02 quy định mức hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm:
Thiệt hại do thiên tai:
Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 10.000-20.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 21.000-35.000 đồng/con.
Heo đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000-400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000-1.000.000 đồng/con; heo nái và heo đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con.
Bê cái hướng sữa đến sáu tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000-3.000.000 đồng/con; bò sữa trên sáu tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000-10.000.000 đồng/con.
Trâu, bò thịt, ngựa đến sáu tháng tuổi, hỗ trợ 500.000-2.000.000 đồng/con; trên sáu tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000-6.000.000 đồng/con.
Hươu, nai, cừu, dê, hỗ trợ 1.000.000-2.500.000 đồng/con.
Thiệt hại do dịch bệnh:
Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức hỗ trợ cụ thể như sau:
Hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi đối với heo.
Hỗ trợ 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai.
Hỗ trợ 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
Để được hỗ trợ thì các hộ sản xuất bị thiệt hại phải đáp ứng tất cả điều kiện sau:
– Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.
– Có đăng ký kê khai ban đầu được UBND cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi; trong thời gian bảy ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai.
– Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
– Thời điểm xảy ra thiệt hại: Trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch.
ĐẶNG LÊ
Nguồn: Báo Pháp Luật
- cúm gia cầm li>
- tiêu hủy ổ dịch li> ul>
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ninh Thuận: Hướng tới đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính
- ILDEX INDONESIA 2023: Sự kết hợp triển lãm thương mại ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
- Tạo thuận lợi cho chăn nuôi khép kín, hiện đại
- Nghề nuôi trai lấy ngọc ở Khánh Hòa: Bền vững, hiệu quả nhờ cải tiến phương pháp nuôi
- Tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Một số bệnh trên lợn và vacxin HANVET mới sản xuất
- Nuôi 600 con chim câu cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm
- Xuất khẩu thịt lợn của Nga sang Việt Nam tăng mạnh
- Hàng trăm cơ sở chăn nuôi ở Đồng Nai chưa có thủ tục môi trường
Tin mới nhất
T5,21/09/2023
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ninh Thuận: Hướng tới đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính
- ILDEX INDONESIA 2023: Sự kết hợp triển lãm thương mại ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
- Tạo thuận lợi cho chăn nuôi khép kín, hiện đại
- Nghề nuôi trai lấy ngọc ở Khánh Hòa: Bền vững, hiệu quả nhờ cải tiến phương pháp nuôi
- Tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Một số bệnh trên lợn và vacxin HANVET mới sản xuất
- Nuôi 600 con chim câu cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm
- Xuất khẩu thịt lợn của Nga sang Việt Nam tăng mạnh
- Hàng trăm cơ sở chăn nuôi ở Đồng Nai chưa có thủ tục môi trường
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất