[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chưa bao giờ, ngành chăn nuôi Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay như: giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh bủa vây, sự cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu… Để tồn tại và phát triển được, người chăn nuôi chuyên nghiệp phải tiếp tục nhìn lại mình, đánh giá lại, rà soát lại từng chút một, tiếp thu kiến thức mới, công nghệ mới và đặc biệt là tăng cường năng lực kiểm soát rủi ro để nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm.
2022 – MỘT NĂM ĐẦY “SÓNG GIÓ” VỚI NGÀNH CHĂN NUÔI…
Năm 2022, những biến động mạnh của tình hình địa, chính trị trên thế giới đã khiến cho giá nguyên liệu trên thế giới lập đỉnh, kéo theo giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng cao. Cùng với đó, tình hình dịch bệnh: Dịch tả lợn châu Phi, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục,…diễn biến ngày càng phức tạp khiến cho rủi ro của ngành chăn nuôi lớn, kéo giá thành chăn nuôi tăng cao.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNT) trong 11 tháng của năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu trên 3 tỷ USD về mặt hàng thịt và các sản phẩm chăn nuôi. Trong đó, thịt lợn tươi chiếm thị phần lớn nhất, tiếp đến là các loại thịt khác và phụ phẩm gia cầm.
Trong bối cảnh đó, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi. Xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Việt Nam giảm mạnh trong những tháng cuối năm đã khiến sức tiêu thụ thịt, trứng càng về cuối năm càng giảm, và… đẩy người chăn nuôi vào cảnh thua lỗ.
Năm 2023 được dự báo tiếp tục là một năm khó khăn hậu đại dịch Covid-19 của ngành chăn nuôi do nền kinh tế nói chung gặp nhiều bất lợi.
Ghi chú:
– Giá bán: Các yếu tố phụ thuộc thị trường không can thiệp được
– Năng suất, con giống, thuốc, thức ăn, rủi ro: Các yếu tố này có thể can thiệp và cải thiện
RỦI RO DO DỊCH BỆNH LÀ NGUY HIỂM NHẤT
Có vài chục năm gắn bó với ngành chăn nuôi Việt Nam, trải qua nhiều vị trí, ông Nguyễn Thanh Hương – Phó Tổng giám đốc Công ty Gold Coin Miền Nam cho rằng: trong các rủi ro thì dịch bệnh là nguy hiểm nhất. Vì một khi trại chăn nuôi bị nhiễm bệnh, thì chi phí cám, thuốc tăng cao, và năng suất tổng đàn cũng bị đàn ảnh hưởng rất nhiều. Ví dụ trại heo bị ASF thì người chăn nuôi sẽ “bay” 90 – 100% đàn. Ông cũng đưa ra một thực trạng, có nhiều bảo hiểm nhà, xe hơi, nhân thọ, rủi ro chỉ khoảng 1/1000, nhưng trong chăn nuôi, rủi ro có thể lên tới 30 – 40%, thậm chí đến 50%. Nhưng còn rất nhiều người chăn nuôi chưa ý thức cao vấn đề này, cũng như chưa biết cách để nhận biết, đánh giá phân tích, lập kế hoạch giảm thiểu và duy trì quản lý rủi ro.
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Hương, trong vài năm gần đây, ngành chăn nuôi đã có những chuyển đổi mạnh mẽ từ phương thức nhỏ lẻ, sử dụng chuồng hở sang phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, chăn nuôi nhà lạnh; nhưng tư duy, ý thức của người chăn nuôi chưa cao, chưa đồng bộ theo chuỗi. Có thể chủ trại ý thức cao nhưng người thân và công nhân chưa ý thức hết được.
Gold Coin Feedmill Đồng Nai thường xuyên tổ chức các hội thảo kỹ thuật
Và để giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh, chủ trại chăn nuôi, người thân của họ và ngay cả công nhân cần có ý thức cao trong đảm bảo an toàn sinh học. Khi thực hiện tốt an toàn sinh học thì dịch bệnh cũng giảm, năng suất chăn nuôi tăng và giá thành giảm. Ông ví von, như trong doanh nghiệp, từ ông giám đốc, công nhân ý thức đồng bộ thì doanh nghiệp đó mới có thể tồn tại được.
Cụ thể, tại sao nhiều trại quy mô lớn, chuồng kín, áp dụng kỹ thuật cao mà vẫn xảy ra dịch bệnh. Đó là người chăn nuôi họ ỷ lại vào mô hình trại lạnh có thể quản lý được rủi ro về dịch bệnh; hoặc chủ trại có ý thức nhưng công nhân không có ý thức đó. Có một câu hỏi rất lớn: Còn ở nhiều trại chăn nuôi chuồng hở, từ năm 2019, mà trại của họ vẫn tồn tại được trong khi dịch tả heo châu Phi bùng phát dữ dội? Đó là do họ làm tốt an toàn sinh học trong trại. Vấn đề ý thức, xây dựng ý thức trong chăn nuôi cực kỳ khó, vì đó là thói quen. Điều này cũng giống như nhiều danh nghiệp mua máy móc nhưng quản trị rủi ro không tốt thì cũng không có hiệu quả như mong muốn.
ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI CHĂN NUÔI
Ở góc độ doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, ông Nguyễn Thanh Hương – chia sẻ, Gold Coin cam kết đồng hành cùng khách hàng là đại lý và người chăn nuôi, giúp họ nâng cao năng suất chăn nuôi, nâng cao ý thức kiểm soát dịch bệnh và tăng cường năng lực quản trị rủi ro trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Bởi, trong chăn nuôi, lỗ lãi là quan trọng nhất, làm sao nhà chăn nuôi tạo ra sản phẩm chăn nuôi có giá thành thấp nhất để tồn tại. Lợi giá Chăn nuôi = Năng suất Chăn nuôi x Gía bán – Chi phí (Con giống + Thuốc + Thức ăn + Nhân Công…) – Rủi ro
Cụ thể, Gold Coin đã đưa ra những cải tiến về sản phẩm thức ăn chăn nuôi có thể rút ngắn nhất quy trình chăn nuôi. Heo từ lúc sinh ra đến khi xuất chuồng (98 +/- 2) kg chỉ cần nuôi trong 155 ngày. Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty được chuẩn hóa để tối ưu hệ tiêu hóa, giảm bệnh tật và giúp hấp thu tối đa dinh dưỡng đạt năng suất cao, từ đó rút ngắn chu kỳ chăn nuôi.
Cùng với đó, công ty đưa ra quy trình giúp khách hàng là đại lý thức chăn nuôi và chủ trại chăn nuôi quản trị rủi ro bằng quy trình: Nhận biết rủi ro (sai sót nào có thể xảy ra); Đánh giá và Phân tích (đánh giá xác suất xảy ra và tác động); Lập kế hoạch giảm thiểu rủi ro/dự phòng rủi ro; Duy trì quản lý rủi ro…
Nhân viên kinh doanh của công ty với 100% là bác sĩ và kỹ sư chăn nuôi thú y có thể hỗ trợ người chăn nuôi về quy trình chăm sóc; hướng dẫn cho người chăn nuôi quản lý rủi ro, để tiết kiệm từng chút chi phí, nâng cao năng suất từng chút, giảm thiệt hại. Bên cạnh đó, họ hướng dẫn người chăn nuôi ghi chép cụ thể sau từng lứa heo xuất chuồng và cần phải xử lý như thế nào để giảm bớt chi phí sau mỗi lứa nuôi. Nếu lứa này 07 triệu thuốc/1000 gà, thì lứa sau muốn xuống còn 06 triệu thì phải thế nào? Gold Coin cũng thường xuyên tổ chức các hội thảo kỹ thuật về giải pháp an toàn sinh học, sử dụng men vi sinh, sử dụng thảo dược (sẵn có, rẻ tiền, dễ trồng trong chính trại chăn nuôi), các giải pháp sát trùng chi phí rẻ nhất. Bởi Gold Coin quan niệm, khi đã tư vấn giúp đỡ người chăn nuôi, làm sao để họ giảm được rủi ro và thành công, có lợi nhuận, chứ không chỉ hô hào họ đầu tư.
Đội ngũ kỹ thuật của Gold Coin Feedmill tận tình hỗ trợ nhà chăn nuôi cho quý đại lý và nhà chăn nuôi
Ông Hương chia sẻ thêm, có nhiều trại chăn nuôi hỏi, có cần sử dụng thêm thuốc bổ sung trong chăn nuôi không? ông cho rằng, nó chỉ bổ niềm tin và không khuyến cáo dùng thêm. Cái gì bớt được trong chăn nuôi thì cố gắng tối đa, nhưng cái không cắt giảm là an toàn sinh học. Hiện nay, tình trạng lờn thuốc trong chăn nuôi đang ở mức báo động và một bộ phận không nhỏ người chăn nuôi đang ỷ lại vào kháng sinh để điều trị mà không chú trọng an toàn sinh học. “Thời điểm khó khăn này, nếu đam mê trong nghề nghiệp, người chăn nuôi phải xem xét lại tất cả yếu tố khiến cho trại chăn nuôi của mình lỗ/lãi, đừng đem kiến thức cũ, giải pháp cũ không giúp mình thành công, mà cần phải thu nhận lại kiến thức mới và liên tục học hỏi’’, ông Hương khẳng định.
Hà Ngân
Hiện nay, tại Việt Nam, Gold Coin đang có 5 nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Hải Dương, Hà Nam, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp; đang xây dựng một nhà máy thứ 06 tại tỉnh Long An, dựa kiến đưa vào hoạt động quý 1.2024. Năm 2023, Gold Coin tiếp tục chú trọng vào chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ và đồng hành cùng người chăn nuôi, giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững hơn nữa.
- thức ăn chăn nuôi li>
- rủi ro li>
- gold coin li>
- gold coin feedmill li>
- rủi ro chăn nuôi li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất