Hà Lan: “Bí quyết” chăn nuôi bò sữa - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Hà Lan: “Bí quyết” chăn nuôi bò sữa

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mỗi năm, ngành công nghiệp chăn nuôi bò sữa Hà Lan sản xuất được 1,3 triệu tấn sữa, chiếm 17% giá trị sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu 1,4 tỉ USD.

    Hà Lan: “Bí quyết” chăn nuôi bò sữaƯu thế về tự nhiên kết hợp với công nghệ đã mang lại hiệu quả cao cho ngành chăn nuôi bò sữa Hà Lan

     

    Làm tất cả để bò “vui”

     

    Ở Hà Lan, một “cô bò” sản xuất được 8.000 – 10.000 lít sữa/năm, mang lại nguồn tài chính dồi dào cho các chủ nông trại.

     

    Tại miền Đông, trang trại của ông Choren có 120 con bò và đang được nuôi trong chuồng, dù gia đình anh có tới 3 ha đất trồng cỏ. Ngoài trời nhiệt độ thay đổi liên tục, đàn bò phải di chuyển nhiều, rất khó kiểm soát. Không những thế, mỗi ngày phải vắt 3 lần sữa cho 120 con, rất tốn công… Chừng ấy lí do khiến Choren chọn cách chăn nuôi trong chuồng. Ngoài đồng, chất lượng cỏ thay đổi theo thời tiết, trong khi đàn bò cần lượng dinh dưỡng đều đặn để sữa ra nhiều và chất lượng tốt. Vì thế, từng con bò sẽ được máy tính phân tích xem chúng thiếu loại dinh dưỡng gì, thông qua chip điện tử gắn trên thân. Thức ăn bổ sung cho bò được nén dưới dạng viên có mùi vị hấp dẫn, kích thích bò ăn ngon miệng. Nuôi bò sữa trong chuồng như Choren không tốn diện tích chăn thả; việc quản lý, chăm sóc đàn bò đơn giản hơn; bò ít nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nuôi nhốt thì tốn công cắt cỏ, vận chuyển cỏ, dọn dẹp chuồng trại. Ở Hà Lan chỉ 20% nông trại chọn phương thức này để nuôi bò, còn lại đều áp dụng phương thức chăn thả.

     

    Ông Halenggrat ở miền Nam Hà Lan đưa đàn bò sữa của mình đi ăn ở đồng cỏ, cách chuồng vài chục mét, theo con đường đã lập sẵn. Ông nói: “Chăn thả ngoài đồng khiến chúng tôi vất vả hơn, vì thường xuyên phải đi xa, nhưng không ai ngại. Chúng tôi gắng cho bò luân phiên gặm mỗi diện tích cỏ trong 2 – 3 ngày rồi di chuyển ra chỗ khác”. Đang mùa hè nên đàn bò của Halenggrat được đi gặm cỏ từ 7 giờ sáng. Tới 15 h, đàn bò được đưa về chuồng, chuẩn bị cho vắt sữa. Tại trại của Halenggrat, mỗi con bò sữa cho 30 kg sữa/ngày.

     

    Nhiệm vụ của người nông dân tại Hà Lan là giúp đàn bò thật vui vẻ và có thời gian ra sữa càng dài càng tốt. Ông Halenggraat dành những điều kiện tốt nhất cho bò, từ hệ thống mát-xa tới những thiết bị khoa học – công nghệ hiện đại nhận biết được cảm xúc của bò. Những chiếc máy mát-xa này sẽ làm sạch vùng lưng cho bò, loại bỏ lông rụng và xoa bóp cho chúng khi chúng ở trong chuồng. Chúng được hài lòng, dễ chịu thì lượng sữa sẽ chất lượng hơn và nhiều hơn.

     

    Trang trại của ông Paul Schoten ở miền Bắc Hà Lan áp dụng quy trình vắt sữa tự động đã 15 năm cho hơn 100 con bò. Mỗi con bò có thể vắt sữa 4 lần/ngày, kéo dài 4 – 5 phút và luôn tạo được cảm giác thoải mái nhất. Chúng có thể đến vắt sữa bất cứ lúc nào chúng thích. Nhờ hệ thống vắt sữa tự động này, những hộ gia đình như Paul đạt lượng sữa cao hơn 10% và tiết kiệm cả nghìn giờ lao động mỗi năm. Ông Paul kể: “Tôi thường nói với mọi người rằng chiếc máy đã cướp mất công ăn việc làm của tôi, vì tôi chẳng phải làm gì ngoài khởi động máy”.

     

    Phần lớn người làm chính sách từng đi nuôi bò…

     

    Anh Jan Huitema thuộc Ban Nông nghiệp & Môi trường – Nghị viện châu Âu. Cách đây 4 năm, anh là nông dân chăn nuôi bò sữa, với trang trại rộng 80 ha và 130 con bò sữa nên anh hiểu về nông trại, cách thức vận hành, những chi phí, điều gì cần thiết, và luật pháp ảnh hưởng thế nào đến nông dân.

     

    Tại Ban Nông nghiệp & Môi trường, có nhiều người làm chính sách xuất thân từ nông dân nên các luật đưa ra sát thực tế và gắn với lợi ích người chăn nuôi bò sữa; từ đó tạo nên sự gắn kết giữa nhà quản lý và người nông dân.

     

    Ông Dirk Gottnk, trưởng ban Chính sách & Truyền thông CDA – Nghị viện châu Âu, nói: “Chúng tôi không tạo ra những chính sách mà không thảo luận trước với đối tượng liên quan. Chúng tôi có quy trình tạo chính sách khá dài. Mọi người có thể cùng thảo luận, đưa ra luận điểm riêng. Cuối cùng, tất cả gặp mặt để đưa ra quyết định dựa trên ý kiến nông dân và các bên liên quan. Chúng tôi hỗ trợ nông đân bằng cách tác động vào chính sách liên quan cấp độ EU. Cần thiết phải liên hệ các đại diện nông nghiệp để mọi người cùng gặp nhau ở trung tâm Brucxen (Bỉ) khi có dự báo luật mới. Chúng tôi giúp họ hiểu luật mới và là trung gian giữa người nông dân và Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu và các nhà làm luật”.

     

    “Không chỉ tác động tạo chính sách phù hợp nông dân mà còn giúp nông dân đưa ra kế hoạch, tạo được uy tín đối với chính phủ của họ” – Ông Kees Blokland, giám đốc diều hành tổ chức Nông nghiệp Agrriterra, cho biết. Và nữa: “Một anh nông dân có kế hoạch chăn nuôi nhưng ngân hàng không tin tưởng và chưa cho vay vốn. Chúng tôi làm việc 2 – 3 năm với nông dân, giúp họ cải tiến bản kế hoạch, cải thiện trang trại, kế hoạch làm việc, quản lý, tài chính… Vì vậy, việc vay vốn ngân hàng dễ dàng hơn. Chúng tôi cho rằng việc tạo ra các tổ chức nông dân mạnh có vai trò quan trọng. Chúng tôi mở rộng HTX nông dân không chỉ ở Hà Lan mà còn ở Việt Nam, Nepan….

     

    Nông dân kiến tạo tương lai

     

    Friesland Campina là HTX chăn nuôi bò sữa lớn nhất Hà Lan, với 16.000 thành viên. Cứ 3 ngày một lần, người của HTX mang xe bồn tới chở sữa cho các trang trại. Mỗi lần mua, nhân viên HTX đều lấy mẫu sữa chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích, kiểm tra từ mùi vị, màu sắc đến độ kháng sinh thừa trong sữa. Mỗi lô sữa được gắn định vị toàn cầu với các tiêu chí từ xuất xứ, thành phần dinh dưỡng… Nếu sữa không đạt quy chuẩn thì không đến được nơi tiêu thụ. Theo quy định của HTX Frieshland Campina, sữa không đạt thì bị tiêu hủy; nhưng thực tế chưa bao giờ có trang trại sữa nào bị tiêu hủy sản phẩm. Điều đó chứng tỏ sữa của HTX luôn đạt chất lượng tốt. Có được điều đó là do những người nông dân khi tham gia HTX đều có ý thức cao về quyền lợi và trách nhiệm của mình.

     

    Ông Atze Schaap, giám đốc phát triển Frieshland Campina tại Trung Quốc cho rằng lợi ích lớn nhất của thành viên HTX là mối liên kết, ổn định lâu dài. HTX giúp người dân bán được sữa với mức giá hợp lí. Nếu là thành viên HTX mà HTX hoạt động hiệu quả thì người nông dân cũng có những lợi nhuận.

     

    Nhưng đó cũng chưa phải yếu tố quyết định thành công của HTX này 140 năm nay. Yếu tố quan trọng nhất là người nông dân được làm chủ. Họ có tầm ảnh hưởng trong mọi khâu, từ sản xuất, chế biến đến tiếp thị sữa trên thị trường. Mọi thứ bắt đầu từ chất lượng sữa đầu vào. Đó cũng là cách thức để thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa bền vững tại Hà Lan. Tự tay làm việc và tham gia các công việc cũng là cách hình thành trách nhiệm trong toàn bộ quy trình sản xuất. Nông dân tự kiến tạo tương lai cho mình.

     

    Với lượng thành viên đã 16.000 và lượng bò sữa hàng triệu con, HTX xây dựng hệ thống chỉ tiêu sao cho chất lượng sữa ở các trang trại không quá khác nhau khi bán ra thị trường. Việc kiểm soát chất lượng sữa liên quan nhiều khâu trong suốt quy trình. Các trang trại phải bàn thảo luận cùng nhau, xác định mục tiêu, tầm nhìn, để có nguồn sữa chất lượng cao nhất. Từ đó xây dựng nên một bộ chỉ tiêu.

     

    Khoa học & công nghệ gắn với sản xuất

     

    Trong quy trình sản xuất sữa ở Hà Lan không thể thiếu vai trò nhà khoa học. Họ là những người cải thiện chất lượng đàn bò sữa nơi đây. Trung tâm nghiên cứu & phát minh quốc gia Dairy Campus là nơi có nhiệm vụ kết nối: hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu; chính quyền địa phương, trung ương; các nông trại…, nhằm tạo ra chuỗi cung ứng sữa bền vững.

     

    Ông Kees de Koning, giám đốc điều hành Dairy Campus, kể: “Chúng tôi phân tích các phương pháp chăm sóc bò sữa khác nhau để xem tác động của chúng tới sản lượng, chất lượng sữa thế nào. Các thí nghiệm được dựa trên tập tính có sẵn của bò và đặt chúng trong điều kiện thực tế, để tăng độ chính xác. Mỗi tuần 2 lần, chúng tôi đưa mẫu sữa tới phân tích xem thành phần chất béo, protein, cấu trúc sữa của chúng khác biệt ra sao và giúp người nông dân lựa chọn phương pháp chăm chăn nuôi sao cho hiệu quả nhất cho trang trại của mình”.

     

    Sau đó, những nghiên cứu được chuyển tới nông dân kịp thời nhất. Đó là đăng bài viết trên các tạp chí chuyên ngành chăn nuôi, tổ chức các buổi hội thảo để trao đổi với nông dân, giúp họ sử dụng thông tin hiệu quả, ứng dụng vào công việc của mình. Trước những diễn biến bất thường của thời tiết do biến đổi khí hậu, thông tin nghiên cứu khoa học đó giúp nông dân có thể chủ động nâng cao sản lượng sữa.

     

    Trần Ngân

    Áp dụng thành tựu khoa học & công nghệ; người chăn nuôi có lòng nhiệt huyết với nghề; chính sách nông nghiệp thiết thực, gắn liền với lợi ích nông dân; ngành thú y với mạng lưới rộng khắp, chủ động phòng bệnh… Đó là những điều cốt yếu khiến ngành chăn nuôi bò sữa Hà Lan có được vị thế hàng đầu thế giới.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.