Trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, an toàn, chất lượng sản phẩm cao và thân thiện với môi trường ngày càng được chú trọng, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng chăn nuôi hữu cơ. Nhiều trang trại đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn theo phương pháp hữu cơ, với mục tiêu hướng tới sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Bá Thắng, Giám đốc Công ty Cổ phần trang trại Bảo Châu, huyện Sóc Sơn cho biết, chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ từ việc sinh sản theo phương pháp tự nhiên, cho đến sử dụng thức ăn chăn nuôi hoàn toàn theo lối truyền thống như ngô, cám ủ lên men, bổ sung thêm thức ăn xanh là cỏ VA06 và chuối, rau xanh. Hiện quy mô của trang trại có 250 lợn nái sinh sản và 3.000 lợn thương phẩm. Để bảo đảm chất lượng từ sản xuất đến tiêu thụ, hiện công ty đã xây dựng hệ thống giết mổ, sơ chế, bảo quản sản phẩm khép kín; 100% thịt cấp đông được bán tại các cửa hàng tiện ích trên cả nước. Đến nay, toàn bộ sản phẩm đã có hệ thống mã vạch để nhận diện, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Sản lượng của chuỗi thịt lợn hữu cơ Bảo Châu đạt 1.200kg/ngày. Để cung ứng đủ số lượng thịt cung cấp ra thị trường, công ty đã hợp tác với các tỉnh xây dựng trang trại chăn nuôi vệ tinh ở Thanh Hóa, Thái Bình, Lào Cai, Tây Ninh…
Phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ để phát triển bền vững, hiệu quả. Ảnh: VGP/TT.
Chăn nuôi hữu cơ là một phần trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên, không sử dụng thức ăn có thành phần biến đổi gen, thức ăn tăng trọng, kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng, đồng thời bảo đảm cho động vật có một môi trường sống thoải mái nhất và bảo vệ môi trường sinh thái.
Mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ sẽ kiểm soát được toàn bộ nguồn gốc xuất xứ từ chất lượng đầu vào tới đầu ra. Hiện trên địa bàn thành phố có một số mô hình như trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ Bảo Châu (Sóc Sơn); chăn nuôi lợn rừng hữu cơ Yên Bình (Thạch Thất)… đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập hàng tỷ đồng/trang trại/năm.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, theo định hướng phát triển đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt từ 1% – 2% tổng sản phẩm chăn nuôi. Đến năm 2030, con số này sẽ tăng, đạt khoảng 2% – 3% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi. Vùng chăn nuôi hữu cơ được Hà Nội xác định tập trung vào hai nhóm gia súc (bò, lợn) và gia cầm. Cụ thể, tại huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Gia Lâm (bò); huyện Sóc Sơn, Chương Mỹ (lợn); huyện Quốc Oai (gia cầm)… Mục tiêu đến năm 2030, số lượng bò thịt hữu cơ đạt 3.500 con, bò sữa hữu cơ đạt 650 con; lợn hữu cơ đạt 13.600 con, cùng với đó là khoảng 77.400 con gia cầm hữu cơ.
Hiện, Sở NN&PTNT Hà Nội đang phối hợp cùng các địa phương rà soát, đánh giá, tổng hợp thực trạng, nhu cầu và điều kiện đáp ứng chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hữu cơ; làm căn cứ triển khai định hướng phát triển chung của TP. Sở NN&PTNT Hà Nội cũng sẽ đánh giá dự báo về tiềm năng sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ trên địa bàn thành phố và liên vùng.
Trước mắt, Hà Nội sẽ đẩy mạnh phong trào chăn nuôi hữu cơ xa khu dân cư. Triển khai thí điểm các mô hình chăn nuôi hữu cơ gắn với chuỗi giá trị cho 3 nhóm sản phẩm chủ lực gồm bò, lợn và gia cầm, để từng bước nhân rộng mô hình.
Để mô hình này phát huy hiệu quả, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người chăn nuôi, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp an toàn, thân thiện với môi trường đề nghị các sở ngành quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp về vốn để mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm tới tay người tiêu dùng; thông qua các hội chợ để ký kết hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm sạch. Các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm bán trên thị trường, đối với những cơ sở trà trộn sản phẩm không rõ nguồn gốc, gây mất niềm tin cho người tiêu dùng cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, chính quyền địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong lựa chọn thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng, để tạo điều kiện cho trang trại chăn nuôi hữu cơ tăng số lượng bán hàng ra thị trường…
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, TP. Hà Nội là địa phương điển hình của cả nước, tuy là Thủ đô nhưng có tổng đàn gia súc, gia cầm thuộc tốp đầu. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề xử lý môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn sao cho phù hợp.
Hà Nội có diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 197 nghìn ha, chiếm 58,9% tổng diện tích đất tự nhiên; tổng đàn trâu hiện có 28,7 nghìn con, đàn bò 128,4 nghìn con, đàn lợn 1,5 triệu con, đàn gia cầm 38,7 triệu con, đàn chó mèo 438 ngàn con; có 6515 trang trại chăn nuôi và 730 cơ sở, điểm, hộ giết mổ. Chính từ số lượng, quy mô này đã tạo một lượng chất thải lớn (chất thải rắn (phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa…) ước khoảng 4,35 triệu tấn/năm; chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng, sân chơi….) ước khoảng 2640,05 triệu lít/năm. Chất thải từ các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, tiêu huỷ gia súc mắc bệnh, từ các dụng cụ hoá chất sử dụng trong chăn nuôi, phòng trị bệnh.
Vì vậy, để xử lý vấn đề môi trường và phát triển tuần hoàn trong chăn nuôi, theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Hà Nội cần phát triển chăn nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp, đây là giải pháp đặt lên hàng đầu.
Hiện tại Hà Nội đã có định hướng và các giải pháp phát triển chăn nuôi từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Theo đó định hướng sản xuất chăn nuôi theo tiểu vùng như vùng gò đồi (gồm các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Sơn Tây, Quốc Oai) phát triển tập trung các sản phẩm chăn nuôi chủ lực là bò thịt, bò sữa, lợn thịt, gà thả vườn, các loại con nuôi đặc sản. Vùng đồng bằng đối với vùng có địa hình cao như (Chương Mỹ, Gia Lâm, Quốc Oai, Mê Linh, Thanh Oai …) tập trung phát triển chăn nuôi gà, lợn; đối với vùng thấp trũng (như Ứng Hòa, Phú Xuyên, một phần huyện Mỹ Đức) tập trung nuôi thủy cầm theo hướng trang trại chăn nuôi kết hợp với thủy sản. Vùng bãi ven sông (sông Hồng, sông Đáy, sông Đà, sông Tích..) phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại gắn với việc bảo vệ vành đai xanh của Hà Nội, các loại vật nuôi chủ yếu bò thịt, bò sữa, lợn, gà.
Thiện Tâm
Nguồn: Báo Chính Phủ
- chăn nuôi hữu cơ li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất