Thời điểm bước vào mùa mưa là giai đoạn dễ xuất hiện các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nhất là với những địa phương có nhiều hộ chăn nuôi.
Hậu Giang phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi. Ảnh minh họa: Lê Đức Hoảnh-TTXVN
Nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, lực lượng chức năng và người dân tỉnh Hậu Giang đang thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ.
Theo thống kê mới nhất, tỉnh Hậu Giang có hơn 15.000 hộ nuôi lợn với tổng đàn hơn 173.000 con và có tới trên 42.000 hộ nuôi gia cầm trên tổng số trên 2 triệu con.
Vì vậy công tác điều tra, rà soát đàn gia súc, gia cầm mới phát sinh được tỉnh thực hiện thường xuyên để làm cơ sở cho công tác chuẩn bị vắc xin tiêm phòng và giám sát dịch bệnh.
Từ đầu năm đến nay, lực lượng thú y tỉnh Hậu Giang và người dân đã tổ chức tiêm phòng cho hơn 1,9 triệu con gia cầm, tiêm phòng dịch tả cho hơn 61.800 con lợn, tiêm phòng bệnh lở mồm long móng cho hơn 6.300 con lợn; thực hiện công tác tiêu độc, khử trùng cho hơn 2.000 xe tải, hơn 1.000 xe mô tô vận chuyển gia súc, gia cầm; giám sát việc vệ sinh tiêu độc, khử trùng 793.000 m2 tại các cơ sở giết mổ, hơn 481.000 m2 tại các trại chăn nuôi tập trung.
Ngoài ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hậu Giang còn kiểm dịch được gần 823.000 con gia súc, gia cầm; thực hiện 608 lượt kiểm tra các cơ sở giết mổ, ấp trứng.
Cùng đó, thực hiện nhiều đợt lấy mẫu các lồng nhốt gia cầm tại các chợ trên địa bàn thành phố Vị Thanh nhằm giám sát sự lưu hành của vi rút cúm gia cầm.
Bên cạnh các biện pháp của các cơ quan chức năng, người chăn nuôi cũng có ý thức chủ động thực hiện công tác tiêm phòng, tiêu độc khử trùng thường xuyên cho chuồng trại nhằm phòng ngừa dịch bệnh.
Anh Nguyễn Văn Triều (ấp Phú Trí B1, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành) cho biết, gia đình anh bắt đầu chăn nuôi gia cầm cách đây 3 năm. Hiện nay, đàn gà của gia đình anh có hơn 1.000 con.
Trong quá trình nuôi, anh thường xuyên kiểm tra đàn gà, tiêm ngừa đúng lịch, khử trùng chuồng trại với khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày/lần.
Đến khi tái đàn, anh tiếp tục thực hiện tiêu độc, khử trùng đúng quy trình đã được lực lượng thú y hướng dẫn.
Mặt khác, anh Nguyễn Văn Triều còn thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo dịch bệnh trên các phương tiện thông tin.
Không chỉ những hộ dân chăn nuôi gia cầm nhiều năm mới chủ động thực hiện phòng chống dịch bệnh mà cả những hộ vừa mới bắt đầu nuôi cũng có ý trong phòng chống dịch bệnh.
Theo anh Bùi Văn Sang, cũng ở ấp Phú Trí B1, xã Phú Hữu – một hộ mới bắt đầu nuôi 1.000 con gia cầm, khoảng 3 tháng nay, do mới gây đàn nên anh chưa có kinh nghiệm nhận biết các loại bệnh thường gặp.
Vì vậy, anh thường liên hệ chặt chẽ với lực lượng thú y tại địa phương, thực hiện tiêm phòng, tiêu độc khử trùng đúng theo hướng dẫn của lực lượng thú y.
Bà Lâm Lan Anh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hậu Giang khuyến cáo, người chăn nuôi cần áp dụng tất cả các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm; thường xuyên vệ sinh tiêu độc môi trường chuồng trại, tiêm phòng đầy đủ.
Ngoài ra, người chăn nuôi cần lưu ý, đối với riêng bệnh cúm gia cầm, ngày trước thường xảy ra vào lạnh.
Tuy nhiên, gần đây thời tiết thay đổi thất thường nên bệnh có thể xảy ra vào bất cứ thời gian nào trong năm nếu người chăn nuôi chủ quan lơ là.
Thời gian tới, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hậu Giang tiếp tục triển khai công tác giám sát tình hình dịch bệnh tại các địa phương nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời khi xảy ra dịch; lấy mẫu giám sát vi rút cúm gia cầm tại chợ.
Trước đó, vào ngày 12/5, trên địa bàn xã Phú Tân, huyện Châu Thành xảy ra dịch cúm gia cầm chủng H5N1 với tổng đàn 1.300.000 con.
Sau khi có thông tin về dịch bệnh, trạm chăn nuôi và thú y huyện Châu Thành đã chủ động tiêu hủy gia cầm bệnh, thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch, tiêm phòng bao vây, thực hiện công tác tiêu độc, khử trùng.
Tính từ ngày tiêu hủy cuối cùng đến nay đã qua 30 không có gia cầm chết và tiêu hủy do dịch bệnh.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn xảy ra một số bệnh trên gia súc, gia cầm như tụ huyết trùng, phó thương hàn, E. Coli trên heo và bệnh tả trên vịt.
Tuy nhiên, các ổ bệnh đã được khống chế, không phát triển thành dịch.
Hồng Thái
Nguồn: TTXVN
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- phòng chống dịch bệnh li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất