Nuôi heo đen là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi, trong đó có Sông Hinh (tỉnh Phú Yên). Tuy nhiên lâu nay, heo đen nuôi với hình thức thả rông nên tỉ lệ hao hụt nhiều, không đảm bảo vệ sinh môi trường nên kém hiệu quả. Huyện Sông Hinh đang triển khai mô hình nuôi heo đen bán thả rông có đầu tư chuồng trại bài bản và áp dụng khoa học kỹ thuật, đã mở ra hướng mới để người dân phát triển sản xuất nâng cao thu nhập.
Mô hình nuôi heo đen bán thả rông của gia đình Ksor Y Dim ở buôn Ma Sung, xã Ea Bia (huyện Sông Hinh). Ảnh: VĂN THÙY
Năm 2017, huyện Sông Hinh triển khai đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong đó có mô hình nuôi heo đen bán thả rông xuất bán heo sữa. Qua 1 năm thực hiện, mô hình bước đầu đã phát huy hiệu quả. Nhiều người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã tích cực tham gia mô hình này. Ông Ksor Y Dim ở buôn Ma Sung, xã Ea Bia, cho biết: Gia đình tôi đã dành một mảnh đất cuối vườn rộng khoảng 400m2 và xây tường gạch, rào lưới B40 bao quanh để nuôi heo đen. Ban đầu, gia đình tôi thả nuôi 10 con heo giống, trong đó có 9 heo nái và 1 heo đực. Sau 8 tháng nuôi, đàn heo đã sinh sản lứa đầu được 43 con heo sữa. Phần lớn heo sữa được các tư thương mua với giá khoảng 550.000 đồng/con. Chỉ sau thời gian ngắn, trừ chi phí thức ăn, gia đình tôi có lãi khoảng 15 triệu đồng. So với trồng trọt thì số lãi này gần bằng sản xuất 1ha sắn trong vụ vừa qua. Với đàn heo này, nếu chăn nuôi bài bản, cho ăn đầy đủ thì 1 năm heo đẻ khoảng 3 lứa, gia đình tôi sẽ có một khoản thu nhập tăng thêm rất đáng kể.
Giống như gia đình Ksor Y Dim, gia đình chị Hà Thị Thìn ở buôn Thu, xã Ea Trol cũng nuôi 10 con heo đen theo hình thức bán thả rông. Theo chị Thìn, việc nuôi heo không tốn quá nhiều thời gian bởi có thể tranh thủ thời gian rảnh hoặc tận dụng các công phụ trong gia đình là đủ. Chị Hà Thị Thìn cho hay: “Gia đình tôi có một chiếc máy thái rau cho heo, nhờ vậy mà ít tốn công trong quá trình chăn nuôi. Đối với heo đen, lâu nay bà con ở đây chủ yếu nuôi với hình thức thả rông là chính, heo tự kiếm ăn. Nuôi heo đen nhốt trong chuồng sẽ tốt hơn, heo được ăn đầy đủ, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường lại tiện cho việc chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cũng dễ dàng hơn. Nhưng để đảm bảo chất lượng thịt, gia đình tôi nuôi với hình thức bán thả rông. Mô hình này rất phù hợp và nhiều hộ chăn nuôi đã áp dụng rất hiệu quả”.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh, năm 2017, UBND huyện triển khai đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong đó có 11 mô hình được huyện chọn để nhân rộng ở các địa phương. Mô hình nuôi heo đen là một trong những mô hình nói trên, các hộ tham gia được hỗ trợ con giống, máy thái rau, thuốc thú y, kỹ thuật và một phần tiền làm chuồng trại, mua thức ăn. Các hộ tham gia mô hình phải đảm bảo có đất và xây dựng khu chăn nuôi rộng tối thiểu khoảng 400m2. Chuồng nuôi phải phù hợp, có chỗ cho heo ngủ tránh mưa nắng, gió lạnh, có đất trống để heo vận động và chủ động công chăm sóc, theo dõi phòng trừ bệnh tật. Toàn bộ sản phẩm người dân được hưởng 100%. Qua gần 1 năm, mô hình đã mang lại hiệu quả, trong đó trên 50% heo nái đã sinh sản lứa đầu, mỗi heo nái sinh từ 6-9 con/lứa, tỉ lệ heo con sống đạt 97%. Trao đổi về mô hình, ông Đinh Ngọc Dạn, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho biết: “Mô hình này đã khẳng định lại nghề nuôi heo đen cho hiệu quả kinh tế cao khi có sự đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật. UBND huyện đang chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, hỗ trợ và nhân rộng mô hình, đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm giúp bà con có thêm nguồn thu nhập ổn định, góp phần đẩy nhanh thực hiện xây dựng nông thôn mới”.
VĂN THÙY
Nguồn: Báo Phú Yên
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chan nuoi heo li>
- nuôi heo đen li>
- mô hình nuôi heo đen bán thả rông li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất