Chúng tôi vừa có dịp trở lại xã An Bình, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), đến thăm trang trại chăn nuôi gà của ông Đinh Ngọc Khương, ấp Tân Thịnh. Nằm giữa những cánh rừng cao su là khuôn viên trang trại chăn nuôi gà hậu bị, bố mẹ rộng 10 ha của gia đình ông Khương với nhiều thiết bị máy móc hiện đại, tân tiến.
Ông Trịnh Đức Dũng (bên phải), Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Giáo tham quan trại gà hộ ông Đinh Ngọc Khương
Vay vốn đầu tư trại gà…
Sau một vòng quanh trang trại gồm 17 trại gà lạnh ở khu vực ấp Tân Thịnh, chúng tôi trở lại tư gia của ông Đinh Ngọc Khương ở ấp Nước Vàng để nghe ông kể lại câu chuyện khởi nghiệp với nghề chăn nuôi gà từ 11 năm về trước. Theo lời ông Khương, thời điểm năm 2010, khi mô hình chăn nuôi gia công các loại gia súc, gia cầm bắt đầu trở nên phổ biến ở Bình Dương và các tỉnh miền Đông Nam bộ, gia đình ông cũng tìm tham quan và học hỏi. Sau những ngày tháng ngược xuôi đây đó, giữa năm 2010 gia đình ông quyết định vay 300 triệu đồng từ ngân hàng để thuê đất và xây dựng một trại gà hở, chăn nuôi gia công theo phương pháp bán công nghiệp.
Ông Khương cho biết thời điểm đó, sau nhiều năm dành dụm, gia đình ông mới chỉ có một ít vốn trong tay nên khi bàn chuyện vay vốn để mở trại gà khiến mọi người đều khá thận trọng. Trong đó, bản thân ông với vai trò là trụ cột của gia đình đã phải tính toán nhiều phương án, thậm chí cả chuyện phải bán nhà đất để trả nợ trong trường hợp làm ăn thất bại. Đó cũng là lý do khiến gia đình ông tất bật chuẩn bị cho mô hình kinh tế mới này một cách cẩn thận nhất. Mỗi một thành viên trong gia đình đảm nhận một nhiệm vụ, từ thủ tục vay vốn, ngoại giao thuê đất, tìm kiếm công ty cung cấp con giống và hỗ trợ chăn nuôi gia công… Do các khâu chuẩn bị được thực hiện khá tốt nên lứa gà đầu tiên của gia đình ông Khương đã cho kết quả thành công khá mỹ mãn. Chỉ sau hơn 2 tháng chăn nuôi gia công gà thịt, gia đình ông thu về gần 100 triệu đồng.
Nhận thấy đây là mô hình làm kinh tế hiệu quả, khi đã tích lũy được kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình chăn nuôi, gia đình ông Khương tiếp tục vay ngân hàng và người thân một số vốn lớn để mở thêm 7 trại gà. Với việc nắm vững kỹ thuật chăn nuôi và chủ động phòng ngừa dịch bệnh, kịp thời xử lý, chỉ sau vài vụ nuôi thành công, gia đình ông Khương đã trả được gần hết số vốn vay mượn. Thêm vào đó còn dư ra một khoản tiền để mua đất, chuẩn bị cho sự ra đời của một trang trại chăn nuôi gà khép kín, hiện đại trong tương lai. Thời điểm này, trang trại chăn nuôi gà của gia đình ông Đinh Ngọc Khương đã là một trong những đối tác chăn nuôi gia công lớn của các Công ty Thanh Bình, Nhất A…
Đầu tư dây chuyền hiện đại
Tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm thực tiễn và dư ra một khoản vốn, năm 2014 gia đình ông Khương quyết định thoát khỏi “vùng an toàn” để thành lập trang trại chăn nuôi khép kín. Đến năm 2018, khi đã nắm bắt kỹ thuật, quy trình chăn nuôi gà hậu bị, bố mẹ và quy trình chăn nuôi gà thịt gia công, gia đình ông Khương mạnh dạn đầu tư nhập khẩu máy móc, dây chuyền hiện đại để làm trại giống. Tổng số vốn đầu tư cho việc xây dựng 17 trại gà lạnh (7 trại gà hậu bị, bố mẹ và 10 trại gà thịt) với hệ thống máy móc, dây chuyền tiên tiến, hiện đại ước tính lên đến hàng chục tỷ đồng.
Theo quan sát của chúng tôi, khuôn viên trại gà lạnh của gia đình ông Khương được bố trí rất khoa học và bảo đảm an toàn chăn nuôi theo đúng quy trình mà các chuyên gia khuyến cáo. Cụ thể, trước khi bước vào khu vực trang trại, khách tham quan sẽ đi qua khu vực sát khuẩn ở lối vào để bảo đảm an toàn dịch bệnh đối với gà trong trại. Cách đó không xa là khu vực nhà máy phát điện, khu căng tin, khu giải trí sinh hoạt và khu nhà ở của công nhân lao động. Sau khi bước qua khu vực hậu cần dành cho công nhân lao động, là khu vực nhà máy ấp trứng, gồm: Phòng xông trứng, phòng bảo quản trứng, phòng ấp trứng, phòng soi trứng, phòng gà nở ra con và phòng ra gà. Hết thảy những công đoạn này đều được thực hiện bằng các máy móc hiện đại liên tục ngày đêm dưới sự giám sát của công nhân lao động.
Ông Khương cho biết trước đây, khi chưa có dây chuyền tự động này, việc xông trứng, bảo quản trứng, soi trứng và canh gà nở mất khá nhiều thời gian và hiệu quả không đạt như mong muốn. Theo ông, kể từ khi nhập các thiết bị này về, tỷ lệ trứng đạt tăng lên gần như tuyệt đối chứ không còn nằm ở mức 70- 80% như trước. Ngoài những thiết bị máy móc hiện đại ở khu vực nhà máy trứng, các trại lạnh nuôi gà hậu bị, bố mẹ và gà thịt cũng được ông trang bị tự động hóa một cách triệt để. Theo đó, việc cho gà ăn, uống, đo lường nhiệt độ, độ ẩm và thông báo vệ sinh chuồng trại được thiết lập tự động hóa thông qua hệ thống máy tính tại phòng kỹ thuật.
Từ một người chăn nuôi gà gia công, với sự nỗ lực vươn lên, đến nay gia đình ông Đinh Ngọc Khương đã trở thành một đơn vị cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi giúp nhiều nông hộ khác thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Cụ thể, đến nay trang trại đang hỗ trợ chăn nuôi gia công cho 27 nông hộ trong và ngoài tỉnh, trong đó trên địa bàn Bình Dương có 18 hộ. Cùng với việc hỗ trợ nhiều nông hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ nghề chăn nuôi gà gia công, trang trại Đinh Ngọc Khương còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 30 công nhân lao động với mức thu nhập bình quân từ 8 – 12 triệu đồng/người/ tháng. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, ông Đinh Ngọc Khương đã trở thành một tấm gương nông dân tiêu biểu được Hội Nông dân tỉnh vinh danh 2 năm liên tiếp (2019-2020).
Trao đổi với chúng tôi, ông Trịnh Đức Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Giáo, cho biết trang trại gà của hộ Đinh Ngọc Khương là một trong những mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả trên địa bàn huyện. Thời gian qua, Hội Nông dân huyện đã tổ chức nhiều chuyến tham quan, học tập mô hình cho hội viên, nông dân đến đây với mong muốn giúp hội viên, nông dân có thêm một ý tưởng, lựa chọn trong việc phát triển kinh tế gia đình nhằm góp phần tăng thêm thu nhập và hướng tới làm giàu trên chính mảnh đất Phú Giáo nghĩa tình.
ĐÌNH THẮNG
Nguồn: Báo Bình Dương
- trang trại gà li>
- trang trại gà công nghệ cao li> ul>
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất