Hội Chăn nuôi Việt Nam: Kiến nghị Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ “gỡ khó” cho ngành chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Hội Chăn nuôi Việt Nam: Kiến nghị Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ “gỡ khó” cho ngành chăn nuôi

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trước thực trạng ngành nông nghiệp nói chung, trong đó có chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi lợn thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, Hội Chăn nuôi Việt Nam đã có công văn CV 114/HCN-CV ngày 27/10/2017 về việc Phát triển chăn nuôi bền vững gửi tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

     

    Trong bối cảnh hiện nay, trước sức ép của hội nhập quốc tế, nông sản Việt Nam đang và sẽ chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt mà tự nội tại của ngành nông nghiệp và nông dân thì không thể tự giải quyết được và thế mạnh về thiên nhiên, sự cần cù và số đông người dân tham gia sản xuất nông nghiệp sẽ là những hệ lụy về xã hội, kinh tế và môi trường mà trong thực tiễn đã xuất hiện, như: nông sản không tiêu thụ được, hoặc tiệu thụ với giá rất thấp thậm chí dưới giá thành, mà phần thua thiệt này chủ yếu vẫn thuộc về người sản xuất, nhất là người nông dân.

    Hội Chăn nuôi Việt Nam: Kiến nghị Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ “gỡ khó” cho ngành chăn nuôiKhủng hoảng lợn vừa qua đã làm mất đi phần lãi trên 100.000 tỷ đồng của người chăn nuôi lợn mà đáng lẽ họ hoàn toàn được hưởng.

     

    Thực trạng của ngành hàng thịt lợn và người chăn nuôi lợn vừa qua là những minh chứng điển hình, mặc dù đã có sự vào cuộc rất tích cực của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT đã làm giảm thiểu đáng kể sự thua lỗ cho người chăn nuôi lợn trong nước lên tới trên 3.000 tỷ đồng mỗi tháng thời gian vừa qua. Nhưng điều đáng nói là khủng hoảng về cung cầu thị trường thịt lợn vừa qua, đã làm mất đi phần lãi trên 100.000 tỷ đồng của người chăn nuôi lợn trong nước mà lẽ ra họ hoàn toàn được hưởng.

     

    Để phát triển nông nghiệp bền vững, trong đó có việc làm và thu nhập cho nông dân nói chung, nhất là người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, Hội Chăn nuôi Việt Nam xin kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ một số nội dung cần thống nhất chỉ đạo ở tầm vĩ mô như sau:

     

    1. Cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhưng phải lựa chọn những khâu mà nông dân không làm được, như: giống, vật tư đầu vào và chế biến nông sản, kết nối thị trường. Riêng khâu nuôi, trồng, sơ chế thì cần tạo điều kiện để người nông dân làm dưới hình thức mô hình hợp tác xã, hoặc gia công, sản xuất nguyên liệu cho các doanh nghiệp. Nội dung này cần được luật hóa trong Luật Chăn nuôi để bảo vệ quyền tự vệ cho người nông dân và doanh nghiệp Việt Nam.

     

    2. Kiểm soát tốt chất lượng và an toàn nông sản, thực phẩm bằng các quy trình quy phạm. Phải quyết tâm cao để thay đổi thói quen, tập quán canh tác của nông dân, trong đó có không ít các doanh nghiệp trong nước không còn phù hợp để sản xuất được các nông sản chất lượng, an toàn, thân thiện với môi trường. Không nhất thiết phải sản xuất ra thật nhiều nông sản có chất lượng thấp mà không tiêu thụ được (có thể cho đất nghỉ, để tái tạo còn hơn sản xuất ra nhiều nông sản mà không bán được hoặc bán dưới giá thành). Điều này vừa gây lãng phí tài nguyên, tốn kém chi phí sản xuất, làm ô nhiễm môi trường và méo mó thị trường nông sản Việt Nam.

     

    Hiện nay, nhiều loại nông sản của nước ta đang có dấu hiệu dư thừa, thiếu thị trường tiêu thụ, do nhiều nước thuộc nhóm nước đang phát triển như Việt Nam đã đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nên cạnh tranh ngày càng quyết liệt với nông sản của nước ta. Nông sản Việt Nam muốn nâng cao sức cạnh tranh trong thời gian tới, chỉ còn giải pháp hiệu quả nhất là nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường. Do vậy đề nghị Quốc hội và Chính phủ thống nhất chỉ đạo quản lý sản xuất, kinh doanh chăn nuôi là ngành kinh doanh có điều kiện, đương nhiên là bỏ những điều kiện rườm rà, nhưng không thể bỏ những điều kiện có liên quan đến an toàn dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm và môi trường được.

     

    3. Phải giữ và mở rộng không gian cho thị trường nông sản Việt Nam, trong đó cần coi trọng thị trường các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc phải được khai thông và khai thác thực sự có hiệu quả. Chính thị trường này mới là tiềm năng rất lớn cho chăn nuôi và thủy sản nước ta. Do vậy, ngoài việc phải nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm và hạ giá thành sản xuất của nông sản phù hợp với yêu cầu của thị trường này, thì vấn đề kiểm soát, hạn chế tối đa việc tạm nhập tái xuất đối với mặt hàng thực phẩm đông lạnh của các nước trên thế giới qua Việt Nam đưa vào Trung Quốc là vô cùng quan trọng. Việc làm này vừa được Nhà nước Trung ương Trung Quốc ủng hộ vừa giữ được không gian thị trường nông sản cho Việt Nam. Hiện nay khối lượng mặt hàng này (Tạm nhập vào Việt nam tái xuất sang Trung Quốc) là rất lớn, khoảng trên 5 triệu tấn/năm (tương đương toàn bộ sản lượng thịt các loại của cả ngành chăn nuôi nước ta sản xuất ra, thí dụ như năm 2016 sản lượng thịt hơi các loại của nước ta sản xuất ra là 5,3 triệu tấn).

     

    Mặt khác, sản phẩm các loại thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất này đều là thứ phẩm của các nước phát triển với giá rất rẻ, do người tiêu dùng ở các nước này ít sử dụng làm thực phẩm, nên sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam không thể cạnh tranh nổi, như: cổ, cánh, chân, đầu, phủ tạng gia súc, gia cầm của các nước phát triển và thịt trâu, bò của các nước có tôn giáo không dùng thịt mà chỉ dùng sữa như Ấn Độ…

    Hội Chăn nuôi Việt Nam: Kiến nghị Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ “gỡ khó” cho ngành chăn nuôiSản phẩm tạm nhập tái xuất gây khó khăn cho ngành chăn nuôi trong nước.

     

    Qua phản ánh của các doanh nghiệp và những người dân chuyên buôn bán nông sản ở các tỉnh vùng biên giữa hai nước Việt – Trung, trong đó có cả phản ánh của phía nước Bạn là mặt hàng thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất gia tăng bao nhiêu thì nông sản Việt Nam càng khó sang Trung Quốc bấy nhiêu, nhất là các mặt hàng xuất khẩu tiểu ngạch, trong đó đặc biệt là với mặt hàng lợn thịt. Vì ngoài giá rẻ, thậm trí có thông tin là không ít cơ sở chế biến của nhiều nước phát triển còn “bán như cho không”. Điều quan ngại hơn là những mặt hàng này được nhập lậu vào Trung Quốc, do các tổ chức buôn lậu là người  Trung Quốc mượn đất Việt Nam để đưa vào thị trường Trung Quốc, hoàn toàn trốn thuế, trốn kiểm dịch, nên khả năng cạnh tranh về giá cũng như “thủ tục” với những sản phẩm chăn nuôi, thủy sản của Việt Nam là vô cùng lợi thế. Cũng không loại trừ  khả năng được “giữ lại một phần” tiêu thụ ngay trong nước gây xáo trộn, lũng đoạn thị trường Việt Nam và là nguồn dịch bệnh và thực phẩm không an toàn.

     

    Kính đề nghị Quốc hội và Chính phủ cho điều tra, giám sát, đánh giá đầy đủ về bản chất của hoạt động tạm nhập tái xuất mặt hàng thực phẩm đông lạnh này và cân nhắc tới lợi ích quốc gia, lợi ích lâu dài cả về kinh tế và ngoại giao của đất nước so với lợi ích trước mắt khi chỉ có một nhóm người được hưởng lợi, mà hưởng nhiều vẫn là các “thương lái” Trung Quốc, còn nguồn thu từ phần phí dịch vụ của các tỉnh vùng biên là không đáng kể, nếu so với những tổn thất về hạ tầng cầu cảng, giao thông của nhà nước đã đầu tư và nông sản trong nước không tiêu thụ được.

     

    4. Trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng gia tăng, nhưng Việt Nam vẫn nhập siêu. Theo báo cáo của phía Bạn, năm 2016 tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều qua Hữu Nghị Quan là 18 tỷ USD, trong đó hàng hóa của phía Trung Quốc chiếm tới 85%, chỉ có 15% là hàng hóa của Việt Nam và các nước Asean. Vần đề mất cân đối về trao đổi thương mại này, chính phía các cơ quan chức năng và các đối tác thương mại của phía Bạn cũng không thấy hài lòng và họ cũng rất mong muốn thúc đẩy tạo sự cân bằng để các bên cùng có lợi thì mới bền vững được.

     

    Hiện nay, phía Trung Quốc đã có cơ chế thí điểm để Myanma được xuất bán thực phẩm tươi sống, trong đó có gia súc, gia cầm sống vào Trung Quốc qua cửa khẩu thuộc tỉnh Vân Nam, trong khi tỉnh Quảng Tây cũng đang xúc tiến và rất muốn được sự cho phép của hai Nhà nước Trung Quốc và Việt Nam để triển khai mô hình này, vì so với các đối tác trong Asean,  thì Việt Nam có tiềm năng và lợi thế nhất để thực hiện chương trình hiện đại hóa một số cửa khẩu trong trao đổi mậu dịch của Trung Quốc với các nước láng giềng, trong đó sẽ chuyển mạnh việc trao đổi các mặt hàng nông sản thực phẩm từ tiểu ngạnh sang chính ngạnh nhằm kiểm soát tốt hơn vấn đề dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

     

    Kính đề nghị Đảng và Nhà nước đưa các nội dung trao đổi nông sản vào chương trình làm việc với Tổng Bí thư Tập Cận Bình trong chuyên thăm nước ta tới đây.

     

    P.V

    Xem toàn bộ công văn TẠI ĐÂY

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.