Hướng dẫn giải pháp xử lý PED cho trại đang có dịch PED - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Hướng dẫn giải pháp xử lý PED cho trại đang có dịch PED

    Hướng dẫn giải pháp xử lý PED cho trại đang có dịch PED

     

    Bước 1: Chẩn đoán xác định bệnh

     

    Khi phát hiện heo con theo mẹ có dấu hiệu nghi ngờ PED, ngay lập tức thực hiện các bước chẩn đoán như sau:

     

    • Dựa vào lâm sàng: Tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ mắc bệnh cao trên heo nhỏ tuổi đặc biệt heo dưới 7 ngày tuổi. Mổ khám: dạ dày chứa sữa đông vón, không tiêu; thành ruột mỏng, có thể nhìn thầy chất chứa dịch lỏng, màu vàng bên trong.
    • Chẩn đoán nhanh bằng test Kit PED Ag: 2 vạch là dương tính.
    • Lưu ý một số trường hợp nhẹ, kết quả test nhanh có thể không rõ, mờ dễ gây chẩn đoán sai lúc này cần tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y.
    • Các lấy mẫu phân PED để chẩn đoán nhanh:
      • Lây ngay khi phát hiện xuất hiện heo con theo mẹ tiêu chảy và lây lan nhanh.
      • Đeo găng tay y tế: đưa ngón trỏ vào hậu môn heo kích thích để heo thải phân, dùng xilanh hút mẫu hoặc mổ khám heo bệnh: lấy dịch chứa ở tá tràng để làm test nhanh.

     

    Bước 2: Thực hiện An toàn sinh học

     

    Quản lý nhân sự

     

    • Người lao động chăm sóc chuồng đẻ có heo bệnh phải được cách ly bằng cách tổ chức lại thời gian nghỉ phép (tăng cường nhân lực để đảm bảo vận hành các công việc), đi lại trong các khu vực chăn nuôi.
    • Biên chế nhân sự: Kỹ thuật phụ trách và công nhân thực hiện riêng biệt cho chuồng heo PED. Tuyệt đối không sang khu vực khác và ngược lại.
    • Dán và treo biển khu vực cách ly ở tất cả các vị trí có thể ra, vào khu vực bị bệnh và yêu cầu toàn bộ nhân sự của trại tuyệt đối tuân thủ.

     

    Quản lý dụng cụ, phương tiện và vật tư

     

    • Trang bị cá nhân: Quần áo bảo hộ, giày, ủng của người lao động làm việc tại khu vực PED phải được kiểm soát bằng cách: giặt rửa sạch sẽ, sát trùng trước và sau khi làm việc hàng ngày. Các vật dụng này sử dụng riêng và để ở khu vực riêng.
    • Dụng cụ chăn nuôi:
    • Đảm bảo cấp đủ các dụng cụ như cào phân, chổi, xô, chậu, ca, bao cám, …phải được vệ sinh, sát trùng hàng ngày và gom lại tại 1 vị trí cố định trong chuồng cách ly. Tuyệt đối không mang ra ngoài và đến các khu vực khác.
    • Máng ăn cho heo nái, heo con phải được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo hàng ngày và để trong chuồng cách ly tại vị trí cố định.
    • Dụng cụ thú y: Cấp đủ các dụng cụ thú y dùng riêng cho chuồng PED, thực hiện vệ sinh, khử trùng trước và sau khi sử dụng và để cố định tại chuồng cách ly, tuyệt đối không chuyển ra các khu vực khác.
    • Cám và thuốc: Kỹ thuật phụ trách dự trù vật tư cám, thuốc thú y đủ dùng cho cả ngày, cấp đầu tiên và 1 lần duy nhất cho chuông cách ly. Khi cần cấp phát sinh: Kế toán hoặc công nhân vòng ngoài nhận và bàn giao tại chuồng cách ly.

     

    Quản lý sát trùng, tiêu độc

     

    • Hành lang, đường liền kề dùng vôi (CaO) pha với tỷ lệ 1/10 (1kg vôi pha với 10 lít nước) phun, xịt bề mặt.
    • Những chuồng đẻ trống dùng xút (Sodium hydrocide) tỷ lệ 2% tạt, để trong vòng 30 phút sau đó rửa sạch lại bằng vòi áp lực, quét nước vôi hành lang, lối đi, tường, tấm đan và xịt sát trùng bằng các thuốc sát trùng như: Virkon, Vinadin, Benkocid, Han Indine…
    • Phun sát trùng ngày 1 lần bằng các thuốc sát trùng chuồng trại bên trong và ngoài chuồng nuôi..
    • Cửa chuồng cách ly bố trí chậu thuốc sát trùng để nhúng ủng trước và sau khi ra vào chuồng

     

    Thực hiện an toàn sinh học đối với vật nuôi

     

    • Đối với khu nái đẻ và heo con theo mẹ.
    • Thực hiện cai sữa chuyển về khu chờ phối những heo nái đang nuôi con mà heo con có lâm sàng PED. Cần chuyển về khu vực riêng gần quạt gió, sử dụng hoocmon Altrenogest cho nái này để ít ảnh hưởng tới sinh sản của chu kỳ sau.
    • Sau khi chuyển nái về khu vực riêng cần phun sát trùng và tạt vôi đường di chuyển heo. Dụng cụ vận chuyển, dùng trong vận chuyển phát được sát trùng ngay sau khi sử dụng
    • Heo con the mẹ từ 3 – 5 ngày tuổi có triệu chứng lâm sàng PED gom lại lấy ruột (phần ruột non: Tá tràng, không tràng, hồi tràng). Gom 3 bộ ruột vào 1 bịch nilon buộc kín đem trữ lạnh 2 – 8 độ C dùng trong 1 tuần.
    • Heo mẹ chết nên gom lại và xử lý: chôn lấp kèm vôi và thuốc sát trùng, tốt nhất là thiêu đốt. xe vận chuyển và các vật dụng sau khi vận chuyển xác heo chết phải được rửa sạch và sát trùng kỹ.

     

    – Đối với nái và hậu bị:

     

    • Ngưng nhập hậu bị mới trong vòng 3 tháng tính từ khi trại nổ dịch PED
    • Hậu bị đã nhập cần kiểm tra có triệu chứng lâm sàng hay không? Nếu không phải cho tiếp xúc với nái đã bị nhiễm PED ở chuồng thích nghi.

     

    Đối với phương tiện vận chuyển

     

    • Hạn chế vạn chuyển heo ra vào trại trong thời điểm trại đang xảy ra dịch PED
    • Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc sát trùng phương tiện vận chuyển khi ra vào trại.

     

    Đối với nước uống và vệ sinh chuồng trại

     

    • Xử lý bằng chlorine nồng độ 5% nước uống cho heo mẹ và heo con.
    • Vệ sinh chuồng trại bằng nước phải nhanh (nên pha thêm thuốc sát trung) để xịt rửa, tránh dùng máy áp lực cao phun, xịt làm ướt sàn đẻ.
    • Lau khô sàn chuồng và dùng bột lăn mistran rắc làm khô.

     

    Bước 3: Thực hiện chương trình Autovacxin

     

    Việc quyết định thực hiện chương trình Autovacxin ở 1 trại xảy ra PED cần có sự tham khảo tư vấn của bác sỹ thú y

     

    Các bước làm Autovacxin cần thực hiện như sau:

     

    • Chọn heo có biểu hiện lâm sàng 3 – 5 ngày tuổi, còn sống có triệu chứng lâm sàng của PED.
    • Mổ lấy ruột heo cho vào túi nilon sạch, 3 bộ 1 túi, đem trữ ở ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 2 – 8 độ C, trong 12 tiếng.
    • Sau 12 tiếng lấy 3 bộ ra xay nhỏ bằng máy xay sinh tố.
    • Thêm kháng sinh vào ruột xay nhỏ bằng Gentamycin 10 – 15ml thuốc tiêm hoặc Ampiclolis bột 10 – 15g.
    • Thêm 500ml nước muối sinh lý, sau đó cho bảo quản lạnh trong 2 giờ .
    • Lấy dung dịch này kiểm tra virus PED bằng test kit Ag và lưu mẫu kiểm tra PCR nếu cần thiết.
    • Cho nái ăn 1 lần 10ml/ngày và cho ăn liên tục 3 – 5 ngày.
    • Cho ăn các đối tượng: nái chờ phối, mang thai từ tuần 1 đến tuần 16 và heo nái chờ đẻ.
    • Nái có biểu hiện lâm sàng không cho ăn
    • Đối với nái đẻ có heo con biểu hiện lâm sàng không cho ăn
    • Khi cho ăn đảm bảo đủ vòng, kín đàn à tránh tái lại lần sau.

     

    Lưu ý: Cần tính toán lượng nái cần cho ăn đẻ tính toán đủ lượng ruột heo PED dự trữ. Nếu không đủ tiến hành gây nhiễm cho những heo mới đẻ ra để cung cấp ruột đủ làm Autovacxin cho đủ vòng.

     

    • Đánh giá hiệu quả Autovacxin là khoảng 30% nái ăn huyễn dịch ruột PED có triệu chứng lâm sàng như bỏ ăn, tiêu chảy là hiệu quả.

     

    Bước 4: Thực hiện điều trị phụ nhiễm và chăm sóc nuôi dưỡng

     

    • Đối với nái mang thai tiêu chảy sử dụng Amoxcolis 10% trộn cám liều 300ppm (3kg/tấn thức ăn) trong 3 ngày và trộn ADE trong 5 ngày.
    • Đối với nái nuôi con, heo nọc và hậu bị tiêu chảy sử dụng Ampicolis trộn cám liều 200ppm (2kg/tấn thức ăn) trong 3 ngày và trộn ADE trong 5 ngày.
    • Đối với heo nái nuôi con khi bị PED thường có hiện tượng viêm vú, mất sứa do kế phát vi khuẩn sử dụng Amoxgen LA để điều trị, tiêm Oxytoxin để tăng cường co bóp tuyến vú (2ml/con), Catosal hoặc Mekosal đẻ tăng cường sức khoẻ. Liệu trình 2 – 3 mũi.
    • Đối với heo con theo mẹ trên 7 ngày tuổi bị tiêu chảy cần điều trị chống mất nước, loạn khuẩn đường ruột và phụ nhiễm.
    • Truyền phúc mạc bằng dung dịch nước muối sinh lý và uống điện giải (pha đúng hướng dẫn).

    – Pha dung dịch Men TH nhỏ 3ml/con, 3-4 lần/ngày.

    – Nút toàn bộ núm uống của heo con: cho heo con uống tự do nước 10g Orezol + 100 gam men tiêu hoá + 1 lít nước cho uống.

     

    • Cho ăn hoặc hoà nước sản phẩm có chứa IgY (kháng thể lòng đỏ trứng gà) đẻ tăng cường miễn dịch và sức khoẻ đường tiêu hoá.
    • Tiêm Catosal hoặc Mekosal 1ml/con để tăng sức đề kháng.
    • Cho uống Amoxcoli 50 – 100g/lít nhỏ 3ml/con hoặc Ampicolis phòng tiêu chảy. Liệu trình 5 ngày.
    • Nếu chưa cho uống cầu trùng thì cho uống Anticoc, Mekococ hoặc Vinacoc 1 lần duy nhất.
    • Pha cám liếm tập ăn sớm cho heo 3-5 ngày tuổi: 1 cám tập ăn + 2 Lít nước nóng làm cho cám chín, sau đó cho thêm 50 gam Amoxcoli. Châm cho heo con ăn 4-6 bữa/ngày.

     

    Lưu ý chăm sóc nái sốt + kém sữa

     

    • Nái trước đẻ 3 ngày và sau đẻ 5 ngày cho ăn hỗn hợp (A) sau: 10 gam Paracetamol + 50 gam đường + 250-500 gam cám heo con tập ăn + 10 – 20 gam ADE.complex + 20-40 gam Men TH + 10 gam B.Complex. (Nếu trộn Amoxcoli thì không trộn Men TH cùng).
    • Nái đang đẻ: đỡ đẻ chăm sóc heo con sơ sinh, lăn bột mistrall, giữ ấm và cho bú sữa đầu ngay. Để hạn chế sát nhau và kích thích tiết sữa nhiều chích thêm 2ml Oxytoxin vào gốc bướm cho nái ngay khi đẻ xong.
    • Nái đẻ xong: chích Amoxgen 20ml/con, truyền 2-3 chai Gluco 5% + 15- 20 mlCatosal hoặc Mekosal. Nếu nái sốt tiêm Ketopen hoặc Flunixine
    • Làm cám ướt cho nái với hỗn hợp (A) để ăn tăng khẩu phần ngay sau khi sinh để đủ dinh dưỡng tiết sữa nuôi con và hạn chế mất sữa.

     

    Giải pháp lâu dài cho trại PED

     

    • Nhập hậu bị theo kế hoạch để đảm bảo cơ cấu 1 tuần phối 17 – 20% hậu bị, đưa cơ cấu đàn về chuẩn trong vòng 4 – 6 tháng.
    • Nuôi thích nghi tối thiểu 2 – 2.5 tháng: Tiếp xúc nái già, ăn phân nái từ 7 – 10 ngày mỗi tháng. Tiến hành ngay và xây dựng kế hoạch luân chuyển đàn cho phù hợp
    • Tuyệt đối tuân thủ All in – All out ở chuồng đẻ, chuồng cai. Cần có chuồng cách ly nái có vấn đề và PED ít nhất 21 ngày trước khi chuyển về chuồng bầu.
    • Làm Autovacxin càng đủ vòng càng tốt, sau khi làm Autovacxin tiến hành tiêm Vacxin PED vô hoạt cho nái từ 2 – 3 mũi.
    • Thực hiện quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và an toàn sinh học ở cấp độ chống dịch

     

    Nguyễn Văn Minh

    Trung tâm Đào tạo và tư vấn KHKT Vet24h

    2 Comments

    1. Lê Hưng

      Xin chào.
      Mình thấy rất nhiều chuyên gia và trại làm Auto vaccine, hiệu quả thì cũng có. Vậy cho mình hỏi về cơ chế của auto vaccine tác động như thế nào? Trên thế giới các nước có làm auto vaccine không?
      Trân trọng

    2. Minh

      Có kháng thể IgY (Globigen) sản xuất từ trứng, giúp phòng, tăng sức khỏe GUT (đường ruột)!

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Phạm văn hiệp
  • 0379889599

  • Minh Nguyễn
  • Bài viết rất hay. Tham khảo thêm Bột đá Amico là nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm khoáng sản như: Bột đá CaCO3 bột đá thô Bột đá mịn Bột đá siêu mịn . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.