Thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đang tập trung thực hiện tiêm phòng đợt 2 cho đàn gia súc, gia cầm nhằm phòng chống hiệu quả các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi, ổn định việc chăn nuôi. Tuy nhiên, đợt tiêm phòng lần này đang gặp nhiều khó khăn, nên tiến độ tiêm phòng tại các địa phương chậm hơn so với kế hoạch đề ra.
Người dân xã Cát Vân (Như Xuân) tiêm phòng cho đàn lợn.
Trước khi triển khai công tác tiêm phòng đợt 2 cho đàn gia súc, gia cầm, huyện Như Thanh đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện rà soát, thống kê tổng đàn, chủng loại, độ tuổi của các đối tượng con nuôi, trên cơ sở đó, huyện giao chỉ tiêu tiêm phòng cho các địa phương. Để hoàn thành chỉ tiêu được giao, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tuyên truyền cho các hộ dân thực hiện nghiêm công tác tiêm phòng, phân công cán bộ phụ trách vận động, đôn đốc các hộ dân tiến hành tiêm phòng cho con nuôi; chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, vật tư, hóa chất phục vụ công tác tiêm phòng. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, lực lượng thú y mỏng, lại bị ảnh hưởng của dịch bệnh, điều kiện thời tiết bất thuận, nên công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi trên địa bàn huyện đến nay vẫn chưa hoàn thành. Tính đến ngày 8-11, toàn huyện mới tiêm vắc-xin H5N1 cho 118.140 con gia cầm, đạt 85,4% diện tiêm; tiêm vắc-xin phòng dại cho 21.000 con chó, mèo, đạt 88,9% diện tiêm; tiêm vắc-xin lở mồm long móng cho 21.599 con trâu, bò, đạt 76,6% diện tiêm; tiêm vắc-xin tụ huyết trùng cho 20.690 con trâu, bò, đạt 73,4% diện tiêm; tiêm vắc-xin tụ dấu lợn cho 8.330 con, đạt 58% diện tiêm và tiêm vắc-xin dịch tả cho 12.346 con, đạt 86,2% diện tiêm.
Ở huyện Như Xuân, tuy đã thoát khỏi huyện nghèo, xong đợt tiêm phòng lần này, người dân trên địa bàn huyện vẫn được nhận hỗ trợ nguồn vắc-xin và chi phí tiêm phòng. Tuy nhiên, công tác tiêm phòng tại địa phương năm nay vẫn gặp không ít khó khăn, ngoài yếu tố về địa hình, nhân lực, người dân còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, nên vẫn chưa chủ động phối hợp với chính quyền địa phương để triển khai tiêm phòng cho đàn vật nuôi của gia đình. Vì vậy, để khắc phục những khó khăn đó, ngoài việc tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêm phòng, huyện còn lấy kinh phí từ nguồn ngân sách huyện để hỗ trợ thêm kinh phí tiêm phòng cho đội ngũ thú y; tuy nhiên, đến nay mới chỉ đạt khoảng 80% diện tiêm.
Công tác tiêm phòng đợt 2 năm 2019 cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện từ tháng 9. Theo kế hoạch, hết ngày 30-9, công tác tiêm phòng đợt 2 cho đàn gia súc, gia cầm sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, tính đến ngày 7-11, tiến độ tiêm phòng của toàn tỉnh mới đạt khoảng 85%, chậm hơn so với cùng kỳ các năm, cụ thể như: Vắc-xin cúm gia cầm H5N1 được 6.356.700 con, đạt 91,09% diện tiêm; vắc-xin dại cho chó mèo được 665.290 con, đạt 92,15% diện tiêm; vắc-xin tụ huyết trùng trâu bò được 459.625 con, đạt 81,25% diện tiêm; vắc-xin lở mồm long móng gia súc được 456.850 con, đạt 80,06% diện tiêm; vắc-xin tụ dấu lợn được 625.865 con, đạt 71,62% diện tiêm; vắc-xin dịch tả lợn được 629.725 con, đạt 76,37% diện tiêm.
Theo phân tích, đánh giá của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa, sở dĩ công tác tiêm phòng đợt 2 năm nay đạt thấp hơn so với mọi năm là do thời điểm triển khai tháng cao điểm tiêm phòng trùng với thời điểm bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh bùng phát mạnh trở lại với cường độ lây lan nhanh, diễn biến phức tạp. Do đó đội ngũ cán bộ thú y các cấp phải tập trung cao, dồn lực cho công tác chống dịch, nên thiếu lực lượng triển khai tiêm phòng tập trung. Cũng do bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, các trang trại, hộ chăn nuôi lợn sợ bị lây chéo các loại bệnh dịch, làm giảm sức đề kháng của lợn, nên không muốn tiêm phòng. Ngoài ra, trong tháng 9 trên địa bàn tỉnh còn xảy ra mưa lũ, nên ảnh hưởng lớn đến tiến độ tiêm phòng.
Để bảo đảm đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh được tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đề nghị chính quyền địa phương các cấp tiếp tục tăng cường tổ chức thực hiện tiêm phòng và tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm để đạt kế hoạch đề ra.
Bài Và Ảnh: Tiến Xuân
Nguồn: Báo Thanh Hóa
- tiêm phòng gia súc li>
- tiêm phòng li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất